Điểm nhấn chính
- Đài Loan chịu sức ép thuế quan từ cả Mỹ và Trung Quốc, khiến chi phí chuỗi cung ứng bán dẫn tăng và buộc phải tái cấu trúc sản xuất.
- Việt Nam nổi lên như điểm đến thay thế nhờ FDI tăng, chính sách hỗ trợ mạnh và tiềm năng phát triển ngành bán dẫn nội địa.
TSMC và Đài Loan giữa tâm bão thuế quan Mỹ - Trung
Ngành bán dẫn Đài Loan, với trụ cột là TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company), đã xây dựng nền tảng công nghệ vượt trội suốt hơn bốn thập kỷ, trở thành nơi sản xuất hơn 90% các chip tiên tiến nhất của thế giới (≤5 nm) và chiếm trên 50% thị phần foundry toàn cầu.
Trong khi đó, vào ngày 2/4/2025, Tổng thống Donald Trump bất ngờ ban hành sắc lệnh theo Đạo luật IEEPA, áp mức thuế cơ bản 10% trên hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ tất cả đối tác, đồng thời triển khai thuế đối ứng 1%–40% với gần 60 quốc gia, trong đó Đài Loan chịu mức 32%.
Chỉ sau một tuần, Trung Quốc đáp trả thuế đối ứng 125% lên hàng Mỹ nhưng ngay sau đó lại âm thầm miễn trừ một số HS code liên quan đến chip logic.
Trên thực tế, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu trải khắp các nước Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Malaysia, Trung Quốc… khiến mỗi động thái thuế quan mang tính chiến lược của Washington hay Bắc Kinh đều
dây chuyền, đẩy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm điện tử tăng cao, với nguy cơ làm chậm đà phát triển AI và công nghệ cao.
Giữa những “đòn xoáy” thuế quan này, Đài Loan đứng ở giao điểm, vừa phải đối phó với áp lực chính trị – kinh tế, vừa tìm cách chuyển hoá thách thức thành cơ hội để bảo vệ vị thế dẫn đầu.
Chính sách của Mỹ đối với thiết bị bán dẫn
Mặc dù thiết bị bán dẫn ban đầu được “miễn trừ” khỏi sắc lệnh thuế của Trump, nhưng đây chỉ là miễn trừ ở khâu nhập khẩu cuối cùng, khi chip đã hoàn thiện và đóng gói. Trong khi bản chất chuỗi cung ứng bán dẫn lại siêu phân tán: thiết kế tại Mỹ, wafer mua từ Nhật, khắc mạch tại Đài Loan, thử nghiệm tại Malaysia/Trung Quốc, lắp ráp tại Mexico/Trung Quốc…
Chỉ có 5% chip là do Đài Loan đóng gói trực tiếp rồi xuất thẳng sang Mỹ, phần lớn vẫn qua các nước thứ ba trước khi đến tay người dùng. Mỗi lần qua biên giới, nếu không được miễn trừ, chip có thể chịu thuế quan mới. Do đó, miễn trừ thuế quan của Mỹ chỉ ở giai đoạn cuối không ngăn được “thuế chồng thuế” trên toàn bộ quy trình.
Hệ quả là các công ty thiết kế chip Mỹ (Apple, Qualcomm, Nvidia, AMD) phải điều chỉnh chiến lược sản xuất lẫn chi phí. Kể cả TSMC cũng đã cam kết đầu tư 100 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Mỹ, nhằm thu gọn chuỗi sản xuất, xuất trực tiếp wafer hoặc chip đã đóng gói sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, các công ty sẽ đối mặt với thách thức chi phí vốn lớn, thời gian xây dựng lâu và rủi ro chính sách đổi chiều.
Ngoài ra, trong tháng 4, Washington đã mở rộng lệnh cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc, bổ sung nhiều sản phẩm AI của các công ty sản xuất trong nước. Điều này có thể dẫn đến áp thuế bổ sung trên linh kiện AI. Ví dụ, Nvidia phải xin giấy phép mới mỗi lần xuất chip AI sang Trung Quốc, làm tăng độ phức tạp thủ tục và chi phí vận hành.
Phản ứng của Trung Quốc và “chiến lược xuất xứ khai báo”
Sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 32% lên Đài Loan và tới 145% lên Trung Quốc ngày 11/4/2025. Thì liền ngày hôm sau, Trung Quốc ban hành thuế đối ứng 125% với hàng Mỹ, trong đó có chip Intel sản xuất tại Arizona.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 4, Bắc Kinh đã âm thầm miễn trừ ít nhất 08 mã HS liên quan đến đến chip logic (những chip xử lý dữ liệu do các công ty Mỹ như Nvidia, Qualcomm thiết kế nhưng đi gia công tại TSMC, Đài Loan).
Cơ chế ở đây là áp dụng nguyên tắc “tuyên bố xuất xứ” (declared origin): Trung Quốc công nhận nơi khắc mạch (etching) chip, chủ yếu ở Đài Loan với TSMC, là xuất xứ chứ không phải nơi đăng ký thương hiệu (như “Made in USA”). Nhờ vậy, các chip logic do TSMC sản xuất tuy thiết kế bởi hãng Mỹ vẫn được xem là hàng “Đài Loan” và hưởng miễn trừ 125% thuế đối ứng. Điều này giúp Mỹ vẫn có thể cung cấp chip AI cho Trung Quốc qua đường dây sản xuất Đài Loan và giảm thiểu tổn thất cho Huawei, SMIC, các OEM Trung Quốc. Ngược lại, chip nhớ (memory) do Samsung, SK Hynix cung cấp vẫn chịu thuế vì không được nằm trong danh sách miễn trừ.
Việc thay đổi cách phân nhóm xuất xứ của Trung Quốc có thể nhằm ba mục tiêu:
• Lách vòng trừng phạt: cho phép Trung Quốc tiếp tục nhập chip cần thiết mà không phải chịu thuế quá nặng. Năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 26.9 tỷ USD thiết bị bán dẫn, trong đó nguồn nhập khẩu lớn nhất gồm Malaysia (3.49 tỷ USD), Nhật Bản (3.21 tỷ USD), Đài Loan (2.7 tỷ USD) và Mỹ (1.21 tỷ USD, tăng thêm tới 647 triệu USD so với 2023).
• Phá thế Mỹ kiểm soát Đài Loan như một căn cứ công nghệ: Mỹ nhiều lần mô tả hòn đảo này như một “căn cứ công nghệ” (technology base) chiến lược nhằm phong tỏa nguồn cung chip cao cấp cho Trung Quốc, từ đó kiềm chế khả năng phát triển AI và các hệ thống quân sự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng nguyên tắc xác định nơi xuất xứ, tuyên bố chip gia công tại TSMC là “Made in Taiwan” thay vì “Made in USA”, Bắc Kinh không chỉ giảm nhẹ hiệu lực của lệnh cấm mà còn bóp méo thông điệp tuyên truyền của Washington.
• Gây áp lực lên Đài Loan: buộc TSMC và các công ty Đài Loan phải “chọn phe” – nếu muốn tiếp tục xuất chip vào Trung Quốc, họ buộc phải chấp nhận nguyên tắc khai báo xuất xứ mới và phụ thuộc sâu hơn vào thị trường và chính sách Bắc Kinh. Nghĩa là đầu tư mở thêm cơ sở đóng gói, thử nghiệm hoặc thậm chí là fab ở Trung Quốc để được ghi nhận là “Made in China” và hưởng ưu đãi thuế quan nội địa.
Áp lực đối với Đài Loan và tổng quan thương mại với Mỹ
Đài Loan hiện đứng thứ 7 trong top các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu Đài Loan sang Mỹ đạt 116.26 tỷ USD, tăng 32.5% so với 2023, chiếm 24.4% tổng kim ngạch xuất khẩu của hòn đảo này. Đặc biệt, máy chủ và linh kiện máy tính là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, đạt 51.49 tỷ USD, tăng 140.29% so với 2023.
Tuy nhiên, sắc lệnh thuế quan của Mỹ với mức cơ bản 10% lên tất cả các nước và 32% lên hầu hết hàng nhập khẩu từ Đài Loan đã đẩy toàn bộ chuỗi xuất khẩu, từ wafer, đóng gói, thử nghiệm đến lắp ráp, vào tình trạng căng thẳng. Các con số từ Bộ Tài chính Đài Loan chỉ rõ sáu cụm SMEs chuyên xuất khẩu sang Mỹ với tổng giá trị 1.3 nghìn tỷ Tân Đài Tệ (~42 tỷ USD năm 2024) sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, đe dọa việc làm của hàng chục ngàn lao động trong tổng 200,000 lao động ở các cụm này.
Tháng 4/2025, xuất khẩu của Đài Loan đã tăng vọt gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, kéo dài chuỗi tăng trưởng lên 18 tháng liên tiếp, khi người mua vội vã tích trữ hàng tồn kho trong thời gian tạm dừng áp thuế trong 90 ngày theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong đó, xuất khẩu chip tăng 28.2% và linh kiện điện tử tăng 26.8%. Xuất sang Mỹ tăng 29.5% lên 13.1 tỷ USD và xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 22.3% lên 13.8 tỷ USD (sau khi đã tăng gần 13% trong tháng 3).
Song đây chỉ được xem là hiệu ứng “giải phóng hàng tồn” tạm thời, không bền vững nếu thuế quan kéo dài. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu thua lỗ biên lợi nhuận co hẹp, phải tính đến phương án chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam, Malaysia hay Ấn Độ, nhưng lại vướng rào cản về vốn, công nghệ và thói quen chuỗi cung ứng lâu năm.
Ngoài ra, các cảnh báo gần đây cũng cho thấy rằng xung đột thương mại có thể lan sang tiền tệ và chính sách tiền tệ, tạo thêm tác động mới cho các doanh nghiệp Đài Loan. Chủ yếu do gần đây xuất khẩu tăng nên đồng đô la Đài Loan cũng đã tăng khá mạnh. Tính đến ngày 12/5, USD/TWD đạt mức 30.315, với đồng USD đã mất giá 10% so với đồng đô Đài Loan kể từ ngày Trump công bố thuế quan, ngày 4/4.
Mặt khác, Bộ Tài chính Đài Loan cho biết căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, quay trở lại Đài Loan, điều này đã giúp thúc đẩy các lô hàng thiết bị công nghệ.
Tác động lên chi phí chuỗi sản xuất bán dẫn
Nhìn chung, trong bối cảnh áp lực thuế quan từ cả Washington và Bắc Kinh, chi phí cho chuỗi sản xuất bán dẫn của Đài Loan, và đặc biệt là cho khối lượng xuất khẩu sang Mỹ có thể bị đội lên đáng kể nếu các cuộc đàm phán trong 90 ngày không đem lại kết quả tích cực.
Theo Techcet, mỗi khâu nhập khẩu nguyên liệu và hóa chất bán dẫn chịu thêm 10%–32% thuế tùy giai đoạn sản xuất và điểm hải quan; điều này không chỉ ảnh hưởng đến TSMC mà còn kéo theo tăng giá ở các công đoạn đóng gói, thử nghiệm tại Malaysia hay Trung Quốc trước khi chip quay trở lại Mỹ.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra một số miễn trừ thuế cho chip logic hay thiết bị bán dẫn, song thực tế một con chip Đài Loan thường phải trải qua 3–5 lần qua các biên giới để đến tay khách hàng cuối cùng, phát sinh chi phí vô hình và rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, các sự kiện địa chính trị, như cuộc tập trận phong tỏa eo biển Đài Loan tháng 4/2025, càng làm tăng nguy cơ gián đoạn, buộc doanh nghiệp dự trữ thêm linh kiện và đẩy chi phí vốn lưu động tăng mạnh.
Chiến lược của Đài Loan
Nhằm đối phó, chính phủ Đài Loan đã công bố gói hỗ trợ 2.7 tỷ USD cho các ngành công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời áp 0% thuế nhập khẩu hàng Mỹ để giảm áp lực trả đũa.
Chủ tịch Lai Ching-te cũng thúc đẩy chiến lược “Taiwan plus one”, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất tại Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ – nơi FDI ngành công nghệ tăng trưởng 10%/năm, có Foxconn, Intel, Samsung đầu tư. Tuy nhiên, việc dịch chuyển đòi hỏi chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và đào tạo lực lượng lao động, đặt gánh nặng lên SMEs. Đồng thời còn gặp rủi ro Trump có thể bất ngời thay đổi chính sách thuế quan dựa trên hành vi của các quốc gia cụ thể.
Trong khi, TSMC cam kết đầu tư 100 tỷ USD tại Mỹ để giảm rủi ro thuế quan. Các ngành công nghiệp quy mô lớn khác (ví dụ như điện tử, hóa dầu) cũng có thể buộc phải làm theo như vậy. Nhưng việc này đồng thời đặt ra thách thức với Đài Loan: nếu quá ưu tiên ra nước ngoài, có nguy cơ mất dần chuỗi giá trị nội địa.
Bên cạnh đó, “Taiwan plus one” cần được phối hợp với Chính sách Phương Nam Mới, gia tăng quan hệ song phương–đa phương (FTA với Mỹ, EU, CPTPP) để đảm bảo nguyên tắc thương mại ổn định.
Cơ hội – thách thức cho các đối tác thứ ba, đặc biệt Việt Nam
Việt Nam đang nổi lên như “điểm đến vàng” trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, với FDI duy trì mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Foxconn, Intel và Samsung đã xây dựng các nhà máy tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc, chủ yếu phục vụ gia công bo mạch chủ, module AI và linh kiện điện tử. Apple cũng đã chuyển 11 dây chuyền lắp đặt thiết bị nghe–nhìn về Việt Nam, trong khi Luxshare và Goertek liên tục mở rộng đầu tư.
Năm 2025, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Quyết định 1018/QĐ-TTg (21/9/2024), phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Giai đoạn 2025–2030, thị trường bán dẫn nội địa dự kiến đạt 25 tỷ USD mỗi năm với tốc độ tăng 10–20%/năm, cùng với các cơ chế ưu đãi thuế nhập thiết bị, hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật cao và phát triển các khu công nghệ cao. Ngoài ra, với trữ lượng đất hiếm 22 triệu tấn (lớn thứ hai thế giới), Việt Nam có dư địa phát triển công nghiệp vật liệu bán dẫn, giảm phụ thuộc nhập khẩu.
Theo số liệu 2024, Mỹ nhập 22.6 tỷ USD thiết bị bán dẫn, trong đó Việt Nam chiếm 5.64 tỷ USD, dẫn đầu các nguồn cung chính vào Mỹ ở sản phẩm này. Theo sau là Thái Lan (3.5 tỷ USD), Malaysia (3.26 tỷ USD), Ấn Độ (1.62 tỷ USD), and Cambodia (1.35 tỷ USD). Điều này càng khẳng định khả năng cạnh tranh trong đóng gói và thử nghiệm chip, đồng thời nhấn mạnh vị thế của Việt Nam trong một khu vực chiếm 70% công suất sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không phải lựa chọn duy nhất. Malaysia, với sự hiện diện của Amkor, Samsung và Intel, vẫn chiếm vị thế trọng yếu nhờ chính sách FDI ưu đãi và cơ sở hạ tầng khoáng sản, logistics sẵn có. Ấn Độ, hưởng lợi từ chiến dịch “Make in India”, đã thu hút Micron và nhiều tập đoàn chip Mỹ mở xưởng, nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất mới.
Để cạnh tranh, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào
R&D chip, phát triển chuỗi cung ứng phụ trợ (vật liệu bán dẫn, hoá chất,
thiết bị thử nghiệm) và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Cùng với
đó, tận dụng lợi thế khoáng sản đất hiếm và vị trí địa lý trung tâm Đông Nam Á,
đồng thời tham gia sâu hơn vào các FTA, CPTPP, sẽ giúp Việt Nam vừa thu hút
thêm đơn hàng, vừa bảo đảm phát triển bền vững trước những biến động địa chính
trị.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Công nghiệp bán dẫn Đài Loan bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung
19/05/25
Khi ngành “xa xỉ” trở thành vũ khí chính trị cho Trung Quốc
05/05/25
Phần bù rủi ro “ngu ngốc” trong điều hành chính sách
03/05/25
Nghệ thuật không đàm phán: Chiến lược 3 vòng của Trung Quốc
01/05/25
Trump và chính sách thuế đối ứng 46% lên Việt Nam
24/04/25
Tầm quan trọng về địa chính trị Việt Nam với Mỹ
19/04/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
Trump và chính sách thuế quan 25% lên mặt hàng ô tô
16/04/25
Công nghiệp bán dẫn Đài Loan bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung
19/05/25
Tầm quan trọng về địa chính trị Việt Nam với Mỹ
19/04/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25