Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Giao dịch ngoại hối và tác động của tỷ giá hối đoái

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Tỷ giá hối đoái là tỷ giá niêm yết được dùng để trao đổi tiền tệ giữa 2 quốc gia.

    - Thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất thế giới, vốn hóa cao và tính thanh khoản cao hơn so với thị trường nợ và vốn cổ phần truyền thống.

    - Với tính chất biến động nhanh của tỷ giá hối đoái, nhà đầu tư cần phải nhận thức được các động lực ngắn hạn và dài hạn để có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng.

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một đồng tiền có thể mạnh hơn so với một đồng tiền khác? Điều gì làm nền sự biến động không thể dự đoán của thị trường ngoại hối?

    Tỷ giá hối đoái là gì?

    Tỷ giá hối đoái (Exchange rate), hay tỷ giá trao đổi ngoại tệ, là tỷ lệ mà một người có thể đổi một đơn vị tiền tệ này lấy một đơn vị tiền tệ khác. Ví dụ, tỷ giá hối đoái USD/VND = 23,640, đây là tỷ giá niêm yết để đổi 1 USD lấy 23,640 VND.

    Tỷ lệ này được xác định theo quy luật cung – cầu trên thị trường của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác.

    Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại toàn cầu, nhu cầu đổi nội tệ lấy ngoại tệ để thanh toán cho các giao dịch mua hàng qua Internet từ nước ngoài hoặc khi đi du lịch nước ngoài ngày càng gia tăng. Hành động này được gọi là trao đổi ngoại hối (Forex hay FX).

    Giao dịch ngoại hối

    Giao dịch ngoại hối rủi ro cao và không phù hợp với những nhà đầu tư cá nhân. Để đầu tư tốt, cần hiểu những rủi ro liên quan đến thị trường ngoại hối cũng như các sự kiện kinh tế làm tỷ giá thay đổi.

    Là một nhà đầu tư mới, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên vì thị trường ngoại hối là thị trường lớn nhất thế giới, tạo ra hơn 6.6 nghìn tỷ USD giao dịch hàng ngày trong năm 2022 (gấp hơn 5 lần giá trị của 20 năm trước). Đây cũng là một thị trường có tính thanh khoản cao, hơn hẳn so với thị trường vốn và nợ. Và không giống như các thị trường khác, chi phí giao dịch rất thấp do chênh lệch giá mua/bán rất chặt chẽ và nhỏ trên thị trường ngoại hối.

    Giao dịch ngoại hối xoay quanh giữa các cặp tiền tệ, chẳng hạn như Đô la Mỹ và Euro (USD/EUR) hoặc Đô la Mỹ và Yên Nhật (USD/JPY). Và vì cặp tiền tệ hoạt động theo cả hai hướng, nên nhà giao dịch có thể mua hoặc bán đồng tiền yết giá (Base currency) đổi lấy đồng tiền định giá (Quote currency). Khi giá trị của các loại tiền tệ thay đổi so với nhau, các nhà đầu tư có thể kiếm lợi từ chuyển động tương đối của chúng.

    Lấy một ví dụ như sau:

    Vào ngày 20/5, bạn mua vào $1,000 với tỷ giá USD/VND = 23,660, bạn sẽ phải trả 23,660,000đ (giả sử không tính đến các phí và hoa hồng). Vào ngày 25/05, đồng đô la tăng mạnh lên so với đồng Việt Nam, tỷ giá USD/VND = 24,450, khoản đầu tư của bạn lúc đó có giá trị là 24,450,000. Sau 5 ngày, bạn đang lãi 3.3% nếu nắm giữ đồng đô la.

    Ngoài ra, thị trường ngoại hối cũng cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận tiềm năng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tổn thất gia tăng nếu giao dịch không đi theo dự kiến.

    Các nền tảng giao dịch ngoại hối phổ biến hiện nay như Interactive Brokers, Forex.com và OANDA; những nền tảng này đều tính phí, lãi đối với việc sử dụng ký quỹ.

    Thị trường ngoại hối thay đổi rất nhanh và được giao dịch 24 giờ/ngày, được thúc đẩy bởi các sàn giao dịch ở New York, London, Tokyo và Sydney. Vì vậy, các nhà đầu tư ngoại hối cần theo dõi liên tục sự chuyển động của thị trường và các yếu tố thúc đẩy giá tiềm năng.

    Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

    Tương tự các sản phẩm đầu tư khác, sự biến động tiền tệ là khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

    1. Ngang giá sức mua (PPP)

    Từ lâu đời, tỷ giá hối đoái được giải thích bởi lý thuyết ngang giá sức mua (PPP). PPP là một lý thuyết kinh tế chung, cung cấp một điểm khởi đầu hữu ích để hiểu thị trường tiền tệ, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tiền tệ mới.

    Theo lý thuyết PPP, tỷ giá hối đoái nên di chuyển sao cho sức mua đối với các sản phẩm tương tự là như nhau ở mọi quốc gia. Độ lệch giữa sức mua, nếu có, sẽ cung cấp cho nhà đầu tư biết liệu đồng tiền đó đang bị định giá quá cao hay quá thấp, đồng thời gợi ý hướng di chuyển tiếp theo của tỷ giá.

    Tạp chí Economist đã đơn giản hóa lý thuyết này bằng cách tung ra “Chỉ số Big Mac”. Vào tháng 7/2022, giá trung bình của một bánh hăm-bơ-gơ Big Mac tại Hoa Kỳ là 5.15 USD. Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Big Mac có giá €4.65. Tỷ giá hối đoái USD/EUR niêm yết là 0.98. Nhưng theo PPP, tỷ giá hối đoái USD/EUR là 0.9, cho thấy đồng Euro bị định giá thấp so với đồng đô la.

    2. Tin tức và dữ liệu kinh tế

    Tương tự như thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ cũng bị tác động bởi tin tức và dữ liệu kinh tế. Tin tức kinh tế chính trong năm 2022 đa phần là lạm phát và lãi suất. Cả hai đều tăng đáng kể trên toàn thế giới.

    Khi lãi suất tăng, các khoản đầu tư vào một quốc gia nhất định trở nên hấp dẫn hơn, dẫn đến nhiều tiền chảy vào quốc gia đó hơn. Do đó, nhu cầu đối với đồng nội tệ cũng tăng lên, khiến giá trị của nó tăng lên so với các loại tiền tệ khác.

    Nhiều sự kiện kinh tế khác cũng có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như chính sách zero-COVID của Trung Quốc đối với ngành sản xuất của nước này và chuỗi cung ứng thế giới, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi loại thị trường trên thế giới, bao gồm cả thị trường Forex.

    3. Thương mại quốc tế và dòng vốn

    Cán cân thương mại cũng có thể thúc đẩy tỷ giá hối đoái theo chiều hướng thuận lợi cho các đối tác thương mại có thặng dư.

    Nhu cầu cao đối với hàng hóa từ một quốc gia, cùng với việc thanh toán cho những hàng hóa đó bằng đồng tiền tệ của quốc gia đó (ví dụ như thanh toán cho hàng hóa của Hoa Kỳ bằng đô la), có thể làm tăng giá trị của đồng tiền tệ đó.

    Như vậy, ngược lại, các quốc gia chủ yếu nhập khẩu hàng hóa sẽ có giá trị tiền tệ thấp hơn so với các đối tác xuất khẩu của họ.

    Ngoài cán cân thương mại, dòng vốn lưu thông vào và ra khỏi một quốc gia cũng là một động lực thị trường cho tỷ giá. Ví dụ, vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào một quốc gia có thể làm tăng giá trị tiền tệ của quốc gia đó. Hoặc, các công ty Nhật Bản, ở nước ngoài, tìm cách chuyển lợi nhuận của họ về Nhật Bản hàng năm, bằng cách chuyển đổi đồng ngoại tệ sang đồng yên Nhật, sẽ dẫn đến sức mạnh tăng giá cho đồng tiền tệ của nước này.

    4. Đầu cơ

    Một động cơ tiềm ẩn khác của tỷ giá hối đoái là đầu cơ tiền tệ. Nếu có đủ tiền chảy vào một cặp tiền tệ, thì việc đặt cược vào giá trị tương lai có thể ảnh hưởng đến tỷ giá thực tế trong tương lai. Tuy nhiên, những tác động này thường là ngắn hạn và các yếu tố khác có xu hướng quan trọng hơn trong thời gian dài.

    Các nhà đầu cơ có thể đặt cược vào (mua) hoặc chống lại (bán) một đồng tiền tệ dựa vào các sự kiện cụ thể, chẳng hạn như công bố chỉ số kinh tế hoặc hành động của ngân hàng trung ương.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán