Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vĩ mô (Macro-economics) đến việc nghiên cứu, phân tích nền kinh tế tổng thể thông qua một lăng kính rộng bao gồm xem xét các biến số như tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập lao động, mức độ chi tiêu, tăng trưởng GDP và lạm phát, cũng như phát triển các mô hình giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Các mô hình đó và các dự báo do chúng tạo ra, được các cơ quan chính phủ sử dụng để hỗ trợ xây dựng, đánh giá chính sách kinh tế, tiền tệ và tài khóa.

Các DN cũng sử dụng mô hình này để thiết lập chiến lược ở thị trường trong nước và toàn cầu, đồng thời các NĐT sử dụng chúng để dự đoán, lập kế hoạch cho các chuyển động trong các loại tài sản khác nhau.

Kinh tế vĩ mô được phổ biến bởi những triết lý chính sau đây:

- Cổ điền: Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng giá cả, tiền lương và lãi suất là rất linh hoạt và thị trường có xu hướng vận hành tự do, trừ khi có sự can thiệp từ các chính sách của chính phủ; dựa trên lý thuyết của Adam Smith và được Karl Marx áp dụng đầu tiên.

- Keynesian: Những người theo chủ nghĩa Keynes tập trung vào tổng cầu như là yếu tố chính trong các vấn đề như thất nghiệp và chu kỳ kinh doanh của một nền kinh tế.

Họ tin rằng chu kỳ kinh doanh có thể được quản lý bằng sự can thiệp tích cực của chính phủ thông qua chính sách tài khóa.

Trong đó chính phủ chi tiêu nhiều hơn trong suy thoái để kích thích nhu cầu, hoặc chi tiêu ít hơn trong mở rộng để giảm nhu cầu.

Đồng thời, với chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương kích thích cho vay với lãi suất thấp hơn hoặc hạn chế với lãi suất cao hơn.

- Monetarist: Trường phái tiền tệ là một nhánh của kinh tế học Keynes.

Những người theo chủ nghĩa này lập luận rằng chính sách tiền tệ nói chung là một công cụ chính sách hiệu quả và đáng mong muốn hơn để quản lý tổng cầu so với chính sách tài khóa.