Chính sách tài khoá (Fiscal policy) là chính sách thông qua chi tiêu của chính phủ và chế độ thuế để tác động tới nền kinh tế, hướng tới sự phát triển bền vững và giảm thiểu nghèo đói.
Chính sách tài khoá được dùng trực tiếp bởi chính phủ, không như chính sách tiền tệ được sử dụng thông qua ngân hàng trung ương.
Chính phủ có thể trực tiếp và gián tiếp tác động tới cách mà các nguồn lực có thể được sử dụng trong nền kinh tế.
Các nguồn lực này được thể hiện trong GDP qua 4 yếu tố, tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại.
Với chính sách mở rộng, nhà nước có thể trực tiếp gia tăng việc chi tiêu của chính phủ thông qua các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, cắt giảm thuế để kích thích nền kinh tế hoạt động tốt hơn và giúp GDP tăng trưởng ổn định, chống lại tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Ngược lại, chính sách tài khoá thắt chặt được thực hiện khi nền kinh tế có hiện tượng quá nóng và có thể đang ở tình trạng lạm phát.
Chính phủ sẽ ban hành tăng thuế để giảm thiểu chi tiêu bởi người tiêu dùng và đồng thời cắt giảm chi tiêu của mình.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.