Lạm phát (Inflation) là sự gia tăng giá cả và sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng trong khoảng thời gian. Việc giảm sức mua được phản ánh tại mức tăng giá trung bình của một rổ hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian nào đó.
Lạm phát thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm. Đối lập với lạm phát là tình trạng giảm phát, khi giá cả giảm và sức mua tăng lên.
Ví dụ, ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát năm 2022 đang ở mức 9.1%, mức cao nhất trong 40 năm gần đây. Ở Nhật, giảm phát bắt đầu từ năm 1998, với tỷ lệ lạm phát CPI nằm dưới mức 0% trong khoảng 15 năm.
Lạm phát kéo dài ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế nói chung. Vì mọi thứ trở nên quá đắt đỏ điều đó làm giảm sức mua, dẫn đến giảm cầu, và mọi hoạt động kinh doanh sẽ trở nên ngưng trệ.
Để đối phó với lạm phát kéo dài ở mức cao, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những chính sách tiền tệ như tăng lãi suất cơ bản và bán ròng trái phiếu chính phủ để giảm nguồn cung tiền trên thị trường, và đưa lạm phát về mức bình thường.
Khi chính phủ tăng lãi suất cơ bản, thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng do cung tiền đổ vào thị trường sẽ giảm đi.
Xem thêm: Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Độ co giãn chéo của cầu
31/05/24
Tín dụng tiêu dùng
16/12/23
Rủi ro tín dụng
28/11/23
Doanh nghiệp FDI
20/10/23
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
20/10/23
Giả định các yếu tố khác không đổi
07/10/23
Đường cong hình chuông
06/10/23
Giỏ hàng hóa
05/10/23
Hạ cánh mềm
29/08/24
Ngang giá sức mua
29/08/24
Sự can thiệp của chính phủ
29/08/24
Ngân hàng UBS
31/05/24
Khoản bảo lãnh
31/05/24
Thị trường tương lai
31/05/24
Trao đổi tiền tệ
31/05/24
Hiệp định thương mại tự do
31/05/24