Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là bộ công cụ mà ngân hàng trung ương của một quốc gia dùng để kiểm soát tổng nguồn cung tiền có trong các ngân hàng, ở người tiêu dùng và các doanh nghiệp, tổ chức.
Việc kiểm soát này nhằm giữ nền kinh tế phát triển ở quanh mức mục tiêu.
Đồng thời cũng tác động tới những yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát, tổng chi tiêu của người tiêu dùng, thanh khoản chung của thị trường, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, ngân hàng trung ương có thể siết chặt chính sách tiền tệ bằng cách bán ra các tài sản tài chính như trái phiếu. Việc này sẽ giúp hấp thụ vào lại nguồn cung tiền dồi dào trong thị trường.
Hoặc ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất cơ bản để người tiêu dùng và các doanh nghiệp vay mượn ít lại, giảm tiêu thụ, tiết kiệm nhiều hơn. Hai cách này giúp giảm nguồn cung tiền trong thị trường và giúp nền kinh tế dần hạ nhiệt và quay trở lại mức cân bằng.
Còn ngược lại, nếu nền kinh tế lao dốc, do lạm phát, suy thoái hay đại dịch, thì ngân hàng trung ương có thể nới lỏng chính sách và bơm tiền ra thị trường qua việc mua tài sản, như trái phiếu, hoặc thông qua các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.
Đồng thời, hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn và bớt gửi tiết kiệm lại.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.