Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Nền kinh tế thị trường mới nổi là gì?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Nền kinh tế thị trường mới nổi chỉ các nền kinh tế đang trong quá trình phát triển nhanh chóng và có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao.

    - Nó hướng đến công nghiệp hóa, phát triển công nghệ, đổi mới và tăng hội nhập với thị trường toàn cầu.

    Tổng quan về nền kinh tế thị trường mới nổi

    Các nền kinh tế thị trường mới nổi đã và đang thu hút được sự chú ý đáng kể toàn cầu nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, ảnh hưởng ngày càng gia tăng.

    Các nền kinh tế này di chuyển từ một hệ thống kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp hoặc tài nguyên sang các cấu trúc kinh tế định hướng thị trường và công nghiệp hóa, đồng thời tăng hội nhập với thị trường toàn cầu trong quá trình phát triển.

    Các quốc gia thị trường mới nổi hiện nay chiếm khoảng 80% dân số toàn cầu, gần 70% tăng trưởng GDP của thế giới, và góp phần hơn 50% tăng trưởng kinh tế thế giới.

    Các đặc điểm của một thị trường mới nổi

    Các nền kinh tế thị trường mới nổi có một số đặc điểm giúp phân biệt với các nền kinh tế phát triển. Chúng bao gồm: thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, tăng trưởng kinh tế nhanh, tốc độ tăng dân số cao, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và gia tăng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các nền kinh tế này cũng thường sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nguồn lao động trẻ, năng động và tiềm năng thị trường nội địa chưa được khai thác.

    Việc trở nên hội nhập hơn với nền kinh tế toàn cầu cho phép các nền kinh tế này tăng tính thanh khoản trong thị trường vốn và nợ trong nước của họ, khi khối lượng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng. Đồng thời dẫn tới việc các thể chế tài chính và cơ chế quản lý hiện đại được phát triển bài bản hơn.

    Quan trọng là, trong quá trình phát triển, nền kinh tế mới nổi hướng tới việc chuyển đổi từ nền kinh tế thu nhập thấp, kém phát triển, thường là “tiền công nghiệp”, sang nền kinh tế công nghiệp, hiện đại với mức sống cao hơn.

    Các nhà đầu tư tìm kiếm các thị trường mới nổi với hy vọng sẽ kiếm được lợi nhuận cao vì những thị trường này thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, dễ được nhận thấy qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, lợi nhuận cao hơn thường đồng nghĩa với việc sẽ đối mặt với rủi ro lớn hơn.

    Rủi ro của các thị trường mới nổi

    Rủi ro này có thể bao gồm bất ổn chính trị, các vấn đề về cơ sở hạ tầng trong nước, biến động tiền tệ, và thị trường vốn kém thanh khoản, vì họ vẫn có thể còn bị quản lý bởi nhà nước hoặc tư nhân. Ngoài ra, các sàn giao dịch chứng khoán của họ có thể không cung cấp đủ thanh khoản cho các nhà đầu nước ngoài, chẳng hạn như giới hạn vốn đầu tư nước ngoài.

    Các thị trường mới nổi nhìn chung vẫn chưa phát triển đủ lớn và có các thể chế quản lý chặt chẽ và ổn định. Tính hiệu quả thị trường và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong kế toán và chứng khoán cũng thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến (chẳng hạn như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản).

    Dấu hiệu của sự tiến bộ

    Một khía cạnh quan trọng của các nền kinh tế mới nổi là, theo thời gian, họ thi hành các chính sách cải cách và thể chế giống như các nước phát triển hiện đại. Nhờ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cũng mang lại tiềm năng to lớn cho việc mở rộng thị trường và kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Với thu nhập ngày càng tăng, sự mở rộng của tầng lớp trung lưu ở các nền kinh tế này góp phần gia tăng tiêu dùng và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và thúc đẩy phát triển.

    Bên cạnh đó, các nền kinh tế thị trường mới nổi cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Các quốc gia này có xu hướng chuyển từ các hoạt động tập trung vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên sang các hoạt động công nghiệp và chế tạo, nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa.

    Hơn nữa, các nền kinh tế thị trường mới nổi thường mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Với chi phí lao động và sản xuất thấp hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào các nền kinh tế này, tăng cường công nghiệp hóa, chuyển giao công nghệ và tạo việc làm. Ngoài ra, các nền kinh tế này cũng thường có các nguồn tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, mang lại cơ hội đầu tư và phát triển trong các lĩnh vực như năng lượng, khai khoáng và nông nghiệp.

    Các quốc gia thị trường mới nổi cũng thường chú trọng vào các chính sách trong nước như đầu tư vào hệ thống giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và ban hành các cải cách pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu của nhà đầu tư.

    Các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi

    1. Khối BRICS

    Khối BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Các quốc gia này chiếm 40% dân số thế giới và đóng góp hơn 25% GDP của thế giới. Các nước nằm trong khối BRICS được dự đoán sẽ có tiềm năng kinh tế sánh ngang với các nước G7.

    2. “11 nền kinh tế lớn tiếp theo” (Next Eleven)

    “11 nền kinh tế lớn tiếp theo” (hay N-11) chỉ các quốc gia có khả năng trở thành nền kinh tế lớn giống như các quốc gia trong khối BRICS và có triển vọng tăng trưởng tích cực. Các quốc gia này bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mexico, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam.

    Các tiêu chí được sử dụng để chọn ra nhóm các quốc gia N-11 bao gồm sự ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị, mở cửa thương mại, quy định đầu tư và chất lượng giáo dục của quốc gia đó.

    3. MINT

    MINT là một từ viết tắt để chỉ nhóm các quốc gia Mexico, Indonesia, Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia được đề cử vào nhóm MINT nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và cơ hội đầu tư tiềm năng.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan