Điểm nhấn chính:
- Trung Quốc triển khai chiến lược ba vòng ứng phó cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.
- Thay vì tìm kiếm thỏa thuận, Trung Quốc chuẩn bị cho kịch bản dài hạn, chấp nhận đối đầu và biến căng thẳng thành động lực tái định vị kinh tế – chính trị toàn diện.
Chiến lược 3 vòng của Trung Quốc
Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch ba vòng: củng cố mặt trận nội địa, gia tăng áp lực lên Mỹ và tái định vị mình trên thị trường quốc tế.
Khi cuộc chiến thuế quan giữa Trung Quốc và Mỹ bước vào một giai đoạn leo thang mới, Trump 2.0 đề xuất những đợt tăng thuế mới đẩy gánh nặng thuế quan hiệu quả của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc lên tới con số kinh hoàng 145% và Trung Quốc đáp trả bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 125%. Các tiêu đề báo chí có thể tập trung vào thuế trả đũa và sự đình trệ trong vận chuyển hàng hóa, nhưng ẩn sâu bên dưới là một chuyển đổi mang tính quyết định của Trung Quốc: đó là điều chỉnh chiến lược dài hạn không nhằm mục đích vượt mặt Mỹ, mà là để chịu đựng và thích nghi với nó.
Bên cạnh việc đối phó từng đòn một với Mỹ, Trung Quốc đang tiến hành một cách thận trọng nhưng có chủ đích nhằm quản lý rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và tái định vị mình trên thị trường quốc tế. Chiến lược mới này được tổ chức thành ba vòng phản ứng đồng tâm. Vòng trung tâm là một nỗ lực toàn diện nhằm ổn định nền kinh tế trong nước. Vòng thứ hai là tập trung vào việc gây áp lực có chọn lọc lên Mỹ, được thực hiện một cách kỹ lưỡng dựa trên các phân tích chi phí và lợi ích. Vòng ngoài cùng cùng hướng tới cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, nơi Trung Quốc đang tìm cách phá thế sự cô lập ngoại giao và tạo dựng vị thế trong một trật tự toàn cầu ngày càng phân cực.
Củng cố nền kinh tế Trung Quốc
Ưu tiên cấp bách nhất hiện nay là tăng cường sức chống chịu nội bộ. Thay vì nghĩ rằng cuộc leo thang thuế quan sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chuyển hướng sang nhu cầu nội địa. Giờ đây, sự chuyển dịch về tiêu dùng nội địa vốn đã được thảo luận và thỉnh thoảng được thực hiện không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành biện pháp phòng ngừa duy nhất có thể chống lại sức ép từ bên ngoài, và hệ thống đang được huy động để đáp ứng yêu cầu này.
Về mặt chính sách, một gói biện pháp rộng lớn đang được triển khai, bao gồm (i) các khoản trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, (ii) nhanh chóng phân phối các phiếu tiêu dùng, (iii) các biện pháp ổn định thị trường bất động sản, (iv) các khoản tín dụng thuế, cũng như (v) hỗ trợ cả về tài khóa và tiền tệ đều đang được chuẩn bị để triển khai nhanh chóng. Chính quyền địa phương đã được chỉ đạo ưu tiên hỗ trợ cho các hộ gia đình. Các hạn chế về vay thế chấp sẽ được nới lỏng tại hàng chục thành phố. Các khoản trợ cấp và tín dụng thuế sẽ được mở rộng cho các dịch vụ chăm sóc trẻ em, giáo dục và chăm sóc người già.
Nói chung, Trung Quốc đang định hướng tăng trưởng sang lĩnh vực dịch vụ, vốn ít bị ảnh hưởng bởi các gián đoạn thương mại và có khả năng tiếp nhận lực lượng lao động cao hơn. Ngành du lịch nhập cảnh đang trở nên cấp bách hơn, được hỗ trợ bởi các chính sách visa nới lỏng, hạ tầng thanh toán kỹ thuật số được cải thiện và các chiến dịch được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm tiếp cận những du khách chi tiêu cao.
Các đòn bẩy tài khóa và tiền tệ cũng đang được vận dụng mạnh mẽ hơn. Ngân hàng Trung ương đã hạ mức lãi suất đối với các khoản cho vay trung hạn và mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về mặt tài khóa, Trung Quốc đã chi tiêu thâm hụt ngay từ đầu và có thể tăng cường hơn nữa, tùy thuộc vào hậu quả của cuộc chiến thương mại.
Sự chuyển đổi trong việc hoạch định chính sách kinh tế, từ khát vọng dài hạn trở thành nhu cầu cấp thiết đã và đang thay đổi không khí của cuộc đối thoại nội bộ. Liệu nó có dẫn đến cải cách bền vững hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Nhiều quan sát viên vẫn hoài về tính hiệu quả của các đề xuất này vì công bố các chính sách là một chuyện, còn việc tài trợ và triển khai chúng ở quy mô lớn lại là chuyện khác. Tuy nhiên, lần này, các động cơ đang được sắp xếp theo những cách có thể cuối cùng sẽ tạo ra sự thay đổi.
Bổ sung cho những nỗ lực chính sách này là một chiến dịch truyền thông được phối hợp chặt chẽ. Trung Quốc đã nhấn mạnh đến tự chủ kinh tế và khả năng chống chịu quốc gia thông qua việc truyền thông về các chủ đề về áp lực từ bên ngoài và cuộc đấu tranh lịch sử, đặt những căng thẳng hiện tại như một phần của một quãng đường dài trong lịch sử thay vì là một sự đứt gãy đột ngột. Mục tiêu rõ ràng là quản lý kỳ vọng của công chúng giữa những biến động trong khi củng cố thông điệp chiến thắng chính trị.
Phản đòn lại Mỹ
Vòng phản ứng thứ hai tập trung vào vị thế của Trung Quốc đối với Mỹ. Sau khi tăng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ lên 125%, Trung Quốc đã báo hiệu rằng sẽ “bỏ qua” những động thái tiếp theo từ Mỹ, không phải vì chúng không có ý nghĩa, mà bởi vì ở mức thuế quan hiện tại, sản phẩm của Mỹ đã không còn khả thi về mặt kinh tế tại Trung Quốc, và ngược lại. Từ đó, việc trả đũa theo hình thức “ăn miếng trả miếng” mất đi giá trị chiến lược của nó.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp trả đũa chính xác hơn. Mặc dù không phải là điều mới mẻ, nhưng những đòn tấn công có mục tiêu này hiện đang được triển khai với tốc độ và quy mô vượt xa các đợt trả đũa trước đây. Cơ quan hải quan đã tăng cường kiểm tra đối với các linh kiện hàng không và bán dẫn của Mỹ. Các mặt hàng nông sản của Mỹ một lần nữa đang phải đối mặt với những rào cản về hậu cần. Các công ty Mỹ đang gặp phải các nút thắt trong quy định mới, ngay khi Mỹ tiến hành loại bỏ miễn trừ De minimis – vốn cho phép hàng hóa có giá trị thấp được miễn thuế và thông qua nhanh chóng đối với các nền tảng thời trang nhanh của Trung Quốc như Shein và Temu, cũng sẽ khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ bị ảnh hưởng do chi phí nhập khẩu tăng và thủ tục hải quan phức tạp hơn.
Hơn nữa, các hạn chế xuất khẩu đối với các khoáng sản quan trọng đã được triển khai theo nhiều đợt, bao gồm cả những đợt nhắm vào xuất khẩu gallium, germanium và graphite sang Mỹ và các thị trường đồng minh. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn triển khai các công cụ gây xáo trộn mạnh mẽ nhất của mình. Các hạn chế xuất khẩu đối với các kim loại đất hiếm, nguyên liệu sản xuất pin và thành phần dược phẩm đã được bàn bạc trong các cuộc thảo luận chính sách và truyền thông nhà nước nhưng vẫn chỉ được thực hiện một cách có chọn lọc. Lý do là vì Trung Quốc muốn tránh làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu theo cách có thể phản tác dụng trong nước. Tuy nhiên, nếu Mỹ không chú ý đến cảnh báo này, các nhà hoạch định chính sách muốn các quan chức Mỹ phải xem xét đến những tác động của việc triển khai trên diện rộng.
Việc gia tăng chi phí của sự leo thang từ phía Mỹ trong khi vẫn giữ cánh cửa mở đối với ngoại giao đã trở thành chế độ mặc định của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn đặt cược vào một bước đột phá trong đàm phán nữa. Những nỗ lực ngoại giao ở cấp độ thấp vẫn tiếp tục thông qua các đại diện doanh nghiệp, các cuộc đối thoại của các tổ chức nghiên cứu và các diễn đàn đa phương, nhưng kết quả mang lại rất ít. Ở cấp cao nhất, sự đàm phán đã bị đình trệ. Trung Quốc coi cách tiếp cận của Trump – nơi các nhà lãnh đạo thế giới được kỳ vọng sẽ đến cầu xin ông giải quyết – là không phù hợp với mong muốn của mình trong việc thể hiện sức mạnh. Trung Quốc thích kiểu ngoại giao từ dưới lên, nơi các vấn đề cơ bản đã được giải quyết trước khi ông Tập Cận Bình tham gia. Một cuộc họp cấp cao mà không có những đảm bảo rõ ràng có thể gây ra phản ứng chính trị dữ dội. Và đó là rủi ro mà Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận, nhất là khi có khả năng bị mất mặt trên trường quốc tế.
Cách tiếp cận mang tính cá nhân của Trump về mặt ngoại giao – dựa trên hình ảnh, đòn bẩy và những cử chỉ phô trương kịch tính khiến Trung Quốc khó tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bền vững. Thậm chí một thỏa thuận được soạn thảo cẩn thận cũng có thể bị phá vỡ bởi một bài đăng trên mạng xã hội vào đêm khuya, một cuộc trò chuyện tình cờ, hay một tâm trạng thoáng qua. Đó không phải là cơ sở để xây dựng niềm tin chiến lược. Vì vậy, Trung Quốc đang chấp nhận sự biến động và lên kế hoạch dài hạn, không phải vì họ ưa thích đối đầu, mà vì họ không tìm được một lối thoát đáng tin cậy. Dù bế tắc hiện tại vẫn chưa được khai thông, vẫn có khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ quay lại bàn đàm phán trong những tháng tới.
Nói thì dễ, làm thì khó
Tất nhiên, chiến lược ba vòng này dễ nói hơn là làm.
Sự chuyển dịch của Trung Quốc về phía nhu cầu nội địa gặp phải những trở ngại sâu sắc, bao gồm bất bình đẳng thu nhập, các mạng lưới an sinh xã hội không đồng đều, chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục, và quan trọng nhất là một hệ thống tài chính do nhà nước lãnh đạo ưu tiên kiểm soát hơn là trao quyền cho người tiêu dùng. Đây là những rào cản có tính cấu trúc chứ không phải bề ngoài. Việc vượt qua chúng đòi hỏi phải nhìn nhận lại những ưu tiên cơ bản, từ việc ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước cho đến xu hướng đầu tư do nhà nước chỉ đạo. Cải cách trong những lĩnh vực này đã được hứa hẹn từ lâu nhưng hiếm khi được thực hiện.
Trong
khi đó, chủ nghĩa dân tộc vừa là sức mạnh vừa là ràng buộc. Trong nước, chính
phủ đã thành công trong việc biến cuộc chiến thương mại thành một phép thử về sức
mạnh quốc gia. Câu chuyện truyền thông về “sự bắt nạt từ bên ngoài” thực sự
vang vọng sâu sắc trong một dân tộc được hình thành bởi ký ức lịch sử và niềm tự
hào dân tộc. Nhiều công dân dường như sẵn sàng chịu đựng khó khăn nếu điều đó
có nghĩa là giữ vững phẩm giá.
Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc
cũng đặt ra những giới hạn. Nó thu hẹp không gian cho sự thỏa hiệp và làm tăng
chi phí chính trị của sự linh hoạt. Nếu tâm lý công chúng trở nên quá cứng rắn,
các nhà lãnh đạo có thể tìm thấy mình bị mắc kẹt trong chính những câu chuyện họ
đã tạo dựng, đặc biệt nếu điều kiện kinh tế xấu đi hoặc các động lực toàn cầu
thay đổi. Vì thế, điều này còn phụ thuộc
vào khả năng của người lãnh đạo trong việc quản lý kỳ vọng, tránh phản ứng tiêu
cực và vạch ra một lộ trình ổn định trong bối cảnh bất ổn.
Trên thị trường quốc tế, Trung Quốc khao khát định vị mình như người bảo vệ của chủ nghĩa toàn cầu hóa. Tuy nhiên, khi tham gia vào những cuộc đối thoại này, Trung Quốc sẽ mang theo gánh nặng của một lịch sử ngoại giao sắc bén. Vì các quốc gia như Australia, Hàn Quốc và Philippines đều đã cảm nhận được mặt ép buộc của Trung Quốc khi đưa ra các lập trường chính trị mâu thuẫn với lợi ích của Trung Quốc.
Nói rộng ra, nhiều quốc gia không lựa chọn gia nhập phe nào cả. Sự trở lại của Trump chỉ càng củng cố xu hướng này. Họ đang phòng ngừa, chứ không phải liên minh. Sự khó lường của Trump mở ra không gian mới cho Trung Quốc, nhưng đi kèm với những điều kiện nhất định. Nếu Trung Quốc muốn nắm bắt thời cơ, họ phải cung cấp nhiều hơn là các dự án cơ sở hạ tầng hay quyền tiếp cận thị trường. Họ phải chứng minh rằng mình có thể là một đối tác ổn định, công bằng ngay cả khi có sự bất đồng, và xây dựng những thỏa thuận thực sự có lợi cho cả đôi bên.
Châu Âu là minh chứng cho thử thách đó. Nhiều quốc gia hoài nghi về các chính sách công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là về các khoản trợ cấp nhà nước, chuyển giao công nghệ một cách cưỡng ép, và thiếu tính minh bạch. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Âu vẫn gắn chặt với hệ sinh thái sản xuất của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể cho thấy sự linh hoạt, đặc biệt là về vấn đề dư thừa sản xuất thì có thể xây dựng lại những mối quan hệ kinh doanh có chức năng hơn.
Điều này cũng đúng với Đông Nam Á. Sức hút kinh tế của Trung Quốc rất mạnh, nhưng cũng không kém phần lo ngại. Không quốc gia nào trong khu vực muốn trở thành nạn nhân trong một cuộc đối đầu giữa các cường quốc. Nếu Trung Quốc muốn trở thành người lãnh đạo, trước tiên họ phải thuyết phục. Và điều đó bắt đầu bằng sự đảm bảo, chứ không phải sức mạnh.
Trung Quốc cũng phải cải tổ hệ thống pháp lý và quy định của mình để giải quyết những mối lo ngại lâu nay về các hành vi thương mại không công bằng, cũng như những lo ngại mới phát sinh từ làn sóng xuất khẩu gia tăng sang các thị trường này, điều đã khiến cả Brussels và Đông Nam Á phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Các khu vực này hiện lo ngại dòng hàng hóa từ Trung Quốc sẽ còn gia tăng mạnh hơn nếu thị trường Mỹ tiếp tục siết chặt.
Tổng kết
Sau cùng, chiến lược ba vòng của Trung Quốc được thiết kế không phải để đánh bại đối thủ một cách nhanh chóng, mà là để trường tồn. Giới chức Trung Quốc không kỳ vọng sẽ quay lại trạng thái bình thường như trước năm 2018, cũng không trông chờ vào một giải pháp ngoại giao toàn diện. Mục tiêu là duy trì sức bền: kéo dài thời gian, kiềm chế điểm yếu, và điều chỉnh kỳ vọng, từ trong nước, quan hệ Hiện tại, Trung Quốc đang hành động theo một logic coi cuộc chiến thương mại không phải là điều bất thường, mà là một đặc điểm cấu thành một trạng thái “bình thường mới” – và đang điều chỉnh chiến lược, cách hành xử và lập trường của mình cho phù hợp.
Nguồn: The Diplomat

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Nghệ thuật không đàm phán: Chiến lược 3 vòng của Trung Quốc
01/05/25
Tầm quan trọng về địa chính trị Việt Nam với Mỹ
19/04/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
"Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam
14/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?
09/04/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
Nghệ thuật không đàm phán: Chiến lược 3 vòng của Trung Quốc
01/05/25
Trump và chính sách thuế đối ứng 46% lên Việt Nam
24/04/25
Tầm quan trọng về địa chính trị Việt Nam với Mỹ
19/04/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
Trump và chính sách thuế quan 25% lên mặt hàng ô tô
16/04/25
"Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam
14/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?
09/04/25