Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Mỹ áp dụng thuế toàn diện 10% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, và mức thuế đối ứng cao hơn đối với một số quốc gia, từ 11% đến 50%.

    - Chính sách này là một phần trong chương trình nghị sự đầy tham vọng của ông Trump, nhằm phục hồi sản xuất của Mỹ bằng cách khuyến khích sản xuất trong nước.  

    Bản “tuyên ngôn” về thương mại của Mỹ

    Vào ngày 02/04/2025, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra “một cuộc cải tổ” đáng kể đối với chính sách thương mại của Hoa Kỳ với thông báo về mức thuế quan, và được ông gọi là “Ngày giải phóng” của nước Mỹ. Sự can thiệp mang tính sâu rộng này nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của Mỹ bằng cách áp dụng mức thuế toàn diện 10% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, và mức thuế đối ứng cao hơn đối với một số quốc gia, từ 11% đến 50%. Ví dụ, hàng nhập khẩu của Liên minh châu Âu sẽ phải đối mặt với mức thuế 20%; Trung Quốc chịu mức thuế đáng kể là 54% - cộng gộp của mức thuế nhập khẩu bổ sung (34%) và thuế hiện hành (20%); hay Việt Nam và Đài Loan cũng phải đối mặt với mức thuế lần lượt là 46% và 32%.

    Chính sách này là một phần trong chương trình nghị sự đầy tham vọng của ông Trump, nhằm mục đích phục hồi sản xuất của Mỹ bằng cách khuyến khích sản xuất trong nước. Như ông Trump đã tuyên bố, sự thay đổi thuế quan này nhằm mục đích khôi phục ngành công nghiệp của Mỹ và giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại, đặc biệt là với Trung Quốc, Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh toàn cầu khác.

    Phát biểu của Trump

    Trong bài phát biểu của mình, Trump đã mạnh dạn tuyên bố, “Ngày 02/04/2025 sẽ mãi được nhớ tới là ngày mà ngành công nghiệp Mỹ được tái sinh, ngày mà nước Mỹ lấy lại vận mệnh của mình và ngày mà chúng ta khiến nước Mỹ trở nên giàu có trở lại”.

    Ông cũng từng tuyên bố “thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ” đã tới. Mức thuế cao giúp giúp hồi phục và kích thích sản xuất trong nước và cuối cùng là giảm giá tiêu dùng. Thông qua việc áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu, Trump tin rằng các nhà sản xuất Mỹ sẽ có đủ năng lực để cạnh tranh hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

    Ông cũng đã gửi một thông điệp tới các nhà lãnh đạo nước ngoài, nêu rõ, "Tất cả tổng thống, thủ tướng, vua, nữ hoàng và đại sứ sẽ sớm gọi để xin miễn trừ thuế quan, tôi muốn nói rằng hãy chấm dứt thuế quan của các bạn, hãy dỡ bỏ rào cản của các bạn"”.

    Công thức tính thuế đối ứng của Trump

    Theo trang của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), công thức tính thuế đối ứng được tính dựa trên nhiều yếu tố, từ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, mức độ biến động về nhu cầu, biến động giá, đến các yếu tố khác khiến hàng hóa Mỹ bất lợi ở nước ngoài như quy định về chính sách, môi trường, sự khác biệt về thuế tiêu thụ và cả hoạt động thao túng tiền tệ. Công thức tính thuế đối ứng dựa trên số liệu về nhập khẩu và xuất khẩu lấy từ Cục thống kê Mỹ năm 2024, được mô tả như sau: Δτᵢ = (xᵢ - mᵢ) / (ε * φ * mᵢ)

    Trong đó:

    - Δτᵢ: Mức thay đổi thuế quan cần thiết đối với quốc gia i.

    - xᵢ: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang quốc gia i.

    - mᵢ: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ quốc gia i.

    - ε: Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá (giá trị âm).

    - φ: Hệ số truyền giá từ thuế sang giá hàng nhập khẩu (giá trị dương)

    Áp dụng cho Việt Nam, theo số liệu năm 2024 từ USTR:

    - xᵢ = 13.1 tỷ USD

    - mᵢ = 136.6 tỷ USD

    - Các tham số được Nhà Trắng xác định: ε = -4 và φ = 0.25

    Thay các giá trị vào công thức ta được: (13.1 – 136.6) / (4 × 0.25 × 136.6) = -0.9041 = -90.41%

    Mục tiêu của công thức là đưa thâm hụt thương mại song phương về 0. Theo đó, dấu âm cho thấy Mỹ cần tăng thuế một mức dương 90% để giảm nhập khẩu xuống bằng mức nhập khẩu. Nói cách khác, mức thuế áp lên hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 90% để xóa thâm hụt và cân bằng thương mại.

    Nhiều người đang hiểu nhầm rằng Việt Nam đánh thuế 90% lên hàng hóa Mỹ, song thực tế, đây là con số Mỹ tự đánh giá về tổng các rào cản thương mại Việt Nam áp dụng lên hàng hóa Mỹ, không chỉ gồm thuế quan, mà còn có cả các rào cản phi thuế quan và nhiều yếu tố khác.

    Theo đó, nhóm chuyên gia của ông Trump lấy con số "90%" (đại diện cho các mức rào cản thương mại theo đánh giá của Mỹ) và áp dụng nguyên tắc "đối ứng" (có đi có lại), đưa ra mức thuế bằng khoảng một nửa của con số này, tức 46% lên hàng hóa Việt Nam để "đáp trả". Mỹ cũng áp dụng nguyên tắc này với các nước khác như Trung Quốc và EU dựa trên cách tính tương tự.

    Theo giải thích của Nhà Trắng, thuế đối ứng được tính bằng một nửa mức thuế mà các quốc gia đó áp lên hàng hóa Mỹ, dựa trên công thức tính toán của Bộ Tài chính Mỹ. Công thức này không chỉ dựa trên thuế quan, mà còn tính đến các yếu tố như rào cản phi thuế quan, thao túng tiền tệ và thâm hụt thương mại song phương.

    Phản ứng của thị trường sau động thái của Trump

    Thông báo về thuế quan của Trump đã gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu, tạo ra sự sụt giảm mạnh tức thời cho các chỉ số chứng khoán. Theo đó, sự thay đổi trong thuế quan làm dấy lên những lo ngại về lạm phát và bất ổn kinh tế nói chung, có khả năng gây tác dụng ngược đối với mục tiêu “phục hưng” ngàng sản xuất mà ông Trump đang hướng đến.

    Trong vòng 2 ngày sau thông báo, chỉ số VN-Index của Việt Nam đã giảm mạnh 107 điểm, đánh dấu mức giảm 8.9%, mức giảm lớn nhất trong lịch sử. Tương tự, các thị trường chứng khoán châu Âu, bao gồm FTSE 100 và IBEX35, đã giảm mạnh tới 5%.

    Cả ba chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ — bao gồm Dow Jones Industrial Average, S&P 500 và Nasdaq Composite — đều giảm hơn 5% khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu, đánh dấu ngày tồi tệ nhất của thị trường Mỹ kể từ đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, cổ phiếu của các công ty đa quốc gia cũng đồng loạt lao dốc, với Nike (-11%), Appple (-9%), các công ty bán hàng nhập khẩu lớn như Five Below (-25%), Dollar Tree (-9%), Gap (-20%), hay công ty công nghệ như Nvidia (-5%), Tesla (-3.5%), v.v.

    Sự sụt giảm phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư toàn cầu trước làn sóng thuế quan mới và nguy cơ lan rộng sang chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Giá dầu và hàng hóa cũng lao dốc, trong khi nhà đầu tư ồ ạt chuyển sang trái phiếu chính phủ như một kênh trú ẩn an toàn. Kể từ khi Tổng thống Mỹ công bố chính sách áp thuế, các nhà phân tích ước tính giá trị của thị trường chứng khoán toàn cầu đã “bốc hơi” khoảng 4.9 nghìn tỷ USD (tương đương 3.8 nghìn tỷ bảng Anh) —cho thấy mức độ phản ứng mạnh mẽ của thị trường tài chính trước các động thái bảo hộ thương mại mới.  

    Điều Trump mong muốn đằng sau việc áp dụng thuế mới

    Thanh toán nợ và giảm thuế

    Một phân tích của tổ chức Tax Foundation vào năm ngoái cho thấy, nếu Mỹ áp mức thuế toàn diện 10% lên hàng nhập khẩu, khoản thu ngân sách liên bang có thể tăng trung bình khoảng 200 tỷ USD trong vòng 10 năm — tương đương khoảng 1/10 mức thâm hụt ngân sách hiện tại.

    Ngay sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét khả năng thành lập một "Cơ quan Thu thuế Ngoại thương" (External Revenue Service) nhằm thu thuế nhập khẩu với mục tiêu trả nợ công và giảm thuế thu nhập cho người dân Mỹ.

    Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick phát biểu trên Fox News vào cuối tháng 2: “Ông Donald Trump đã công bố thành lập External Revenue Service với mục tiêu rất rõ ràng: loại bỏ IRS (Sở Thuế vụ) và bắt các quốc gia khác trả tiền thay người dân Mỹ”. Nói cách khác, chính quyền Trump tin rằng kế hoạch thuế quan của ông có thể tạo ra đủ doanh thu để xóa bỏ thuế thu nhập cá nhân tại Mỹ.

    Tuy nhiên, vấn đề là hiện nay Mỹ đang thu khoảng 3 nghìn tỷ USD mỗi năm từ thuế thu nhập, trong khi cũng nhập khẩu khoảng 3 nghìn tỷ USD hàng hóa. Điều này có nghĩa là để thay thế hoàn toàn thuế thu nhập, mức thuế nhập khẩu trung bình phải đạt ít nhất 100%, một tỷ lệ phi thực tế sẽ gây ra cú sốc giá lớn cho người tiêu dùng Mỹ. Dù viễn cảnh đó khó xảy ra, nhưng thuế quan cao hơn chắc chắn sẽ làm tăng giá cả, khiến tiêu dùng suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và làm tổn hại chính các nhà sản xuất nội địa mà chính sách này muốn bảo vệ.

    Tăng thu ngân sách

    Tổng thống Trump đưa ra những dự báo đầy tham vọng về số tiền thuế quan có thể mang lại cho ngân sách Hoa Kỳ. Ông tuyên bố “Chúng ta sẽ không để điều đó tiếp diễn nữa”, đồng thời khẳng định rằng thuế quan sẽ mang lại hàng nghìn tỷ USD và tạo ra số lượng việc làm chưa từng có.

    Theo Ủy ban Ngân sách Liên bang Trách nhiệm (Committee for a Responsible Federal Budget), các mức thuế ông Trump áp lên Trung Quốc, Mexico và Canada có thể mang lại khoảng 120 tỷ USD mỗi năm, tương đương 1.3 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm.

    Ông Peter Navarro, Cố vấn cấp cao Nhà Trắng về Thương mại và Sản xuất, thậm chí còn lạc quan hơn khi dự báo rằng kế hoạch áp thuế (không bao gồm ô tô) của Tổng thống Trump có thể tạo ra khoảng 600 tỷ USD mỗi năm, tương đương 6 nghìn tỷ USD trong 1 thập kỷ. Nếu tính thêm thuế ô tô, con số này có thể tăng thêm 100 tỷ USD mỗi năm. Tuy chi tiết cách tính toán chưa được công bố đầy đủ, song ước tính để đạt tới con số 700 tỷ USD mỗi năm, Mỹ sẽ phải áp thuế quan 25% lên hầu như toàn bộ 3.3 nghìn tỷ USD hàng hóa mà nước này nhập khẩu năm 2024, với giả định rằng người tiêu dùng không thay đổi hành vi mua sắm do giá cả tăng.

    Nhìn chung, mặc dù thuế quan có thể mang lại nguồn thu ngân sách đáng kể, chúng hiện được xem là công cụ gây áp lực tạm thời trong chiến lược thương mại của ông Trump, chứ không phải một chính sách tài khóa dài hạn. Chính quyền Trump tuyên bố rằng các mức thuế có thể được “gỡ bỏ” hoặc giảm bớt nếu đàm phán thương mại đạt kết quả tích cực. Thực tế, Kevin Hassett – cố vấn kinh tế thân cận của ông Trump – cho biết chính vì Canada và Mexico thể hiện thiện chí trong việc chống buôn lậu ma túy, Tổng thống Trump đã 2 lần hoãn áp thuế lên hai quốc gia này.

    Gây áp lực lên Mexico và Trung Quốc để ngăn chặn dòng chảy fentanyl và nhập cư bất hợp pháp

    Ngày 01/02/2025, Tổng thống Donald Trump công bố áp thuế bổ sung 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, cùng với thuế 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Mục tiêu của động thái này là gây áp lực buộc các nước này ngăn chặn dòng chảy fentanyl và nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

    Theo Nhà Trắng, tình trạng nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy — đặc biệt là fentanyl — đã gây tình trạng khẩn cấp quốc gia, khiến hàng chục nghìn người Mỹ tử vong mỗi năm. Chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc không kiểm soát được nguồn cung tiền chất fentanyl, và cho rằng Mexico và các băng đảng địa phương đang duy trì một “liên minh nguy hiểm” với chính quyền trong việc sản xuất và vận chuyển ma túy. Với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ an toàn và vĩ đại trở lại” (Make America Safe and Great Again), Tổng thống Trump xem thuế quan là một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ biên giới, an ninh quốc gia và sinh mạng công dân Hoa Kỳ.

    Tăng việc làm trong lĩnh vực sản xuất

    Việc ông Donald Trump áp thuế là một phần trọng tâm của chiến lược “America First”, với mục tiêu tăng cường sản xuất nội địa và tạo thêm việc làm cho người lao động Mỹ. Theo quan điểm của ông Trump, thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ làm sản phầm ngoại đắt đỏ hơn, từ đó khuyến khích doanh nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất về lại Mỹ để tận dụng chi phí cạnh tranh.

    Trong bài phát biểu gần đây, ông Trump nhấn mạnh: “Các nhà máy sẽ quay trở lại Mỹ. Việc làm sẽ quay lại. Chúng ta sẽ tái thiết ngành công nghiệp Mỹ hùng mạnh hơn bao giờ hết”.

    Do đó, các mức thuế mà ông Trump đưa ra không chỉ nhằm giảm thâm hụt thương mại, mà còn được kỳ vọng sẽ tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy nhanh sự phát triển của các ngành công nghiệp then chốt tại Mỹ.  

    Các đối tác thương mại phản ứng ra sao sau động thái của Trump

    Các mức thuế mới sẽ khiến chi phí tiêu dùng tại Mỹ gia tăng, góp phần làm lạm phát trở nên trầm trọng hơn — vốn đã tăng tới 22% trong nhiệm kỳ 4 năm của Tổng thống Joe Biden. Việc áp thuế cao hơn lên hàng hóa từ các quốc gia khác nhiều khả năng sẽ khiến giá của hàng tiêu dùng tăng mạnh, trong bối cảnh ngày càng nhiều người dân Mỹ lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế đang đến gần.

    Đây là đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, không còn gì phải bàn cãi,” Thống đốc bang New York Kathy Hochul phát biểu trong một đoạn video phát sóng trên kênh MSNBC, và gọi động thái này là “thảm họa kinh tế”.

    Ai thực sự trả thuế?

    Ông Trump một lần nữa lặp lại tuyên bố sai lệch quen thuộc rằng việc áp thuế lên Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu đã giúp Mỹ "thu về hàng trăm tỷ USD" mà "Trung Quốc phải trả". Tuy nhiên, thực tế là các nhà nhập khẩu Mỹ — chứ không phải các nhà xuất khẩu Trung Quốc — mới là bên trực tiếp chi trả các khoản thuế này. Nhiều nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng người tiêu dùng Mỹ là bên chịu phần lớn chi phí từ chính sách thuế quan của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu.

    Ví dụ điển hình là trong đợt áp thuế mới nhất, người dân Mỹ sẽ phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng thiết yếu như cà phê và sôcôla, do thuế mới đánh lên các nhà xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia và Việt Nam. Điều này sẽ khiến giá cà phê tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang bị thắt chặt, góp phần làm gia tăng áp lực lạm phát ngay tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.

    Trên thực tế, Mỹ hiện nhập khẩu phần lớn cà phê từ Colombia và Brazil – hai nhà sản xuất hạt cà phê arabica hàng đầu thế giới. Theo chính sách thuế mới, hàng hóa của họ sẽ chịu mức thuế 10%. Trong khi đó, Việt Nam, nước sản xuất chính hạt robusta giá rẻ – thường dùng trong cà phê hòa tan – sẽ phải đối mặt với mức thuế 46%.

    Kona Haque, Giám đốc nghiên cứu tại ED&F Man, nhận định, “khi Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới, người tiêu dùng sẽ là đối tượng chịu tác động hàng đầu”. Bà cho biết mức thuế này sẽ lập tức đẩy giá cà phê xanh mà các nhà rang xay phải mua tăng cao, và chắc chắn sẽ được chuyển áp lực sang cho người tiêu dùng cuối cùng. 

    Phản ứng của các đối tác thương mại

    Sau quyết định thuế của Trump, nhiều quốc gia đã đưa ra biện pháp “trả đũa” nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, như:

    - Trung Quốc: Ngày 04/04/2025, Trung Quốc thông báo áp thuế 34% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, tương ứng với mức thuế mà Hoa Kỳ đã áp đặt trước đó. Chính phủ Trung Quốc lên án động thái của Mỹ là vi phạm quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Hiện tại, khoảng 20% nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu. Nếu Mỹ nâng thuế lên 60% đối với TQ, GDP thực tế của TQ có thể giảm 2 điểm phần trăm, theo Goldman Sach.

    - Liên minh châu Âu (EU): Chủ tịch Ủy ban châu Âu chỉ trích các mức thuế của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu và thông báo rằng EU đang hoàn thiện các biện pháp đối phó, bao gồm việc áp thuế lên khoảng 28 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ.

    - Mexico và Canada, hai đối tác thương mại lớn nhất và cũng là láng giềng của Mỹ, dù không có tên trong danh sách, nhưng vẫn đang đối mặt với mức thuế 25% cho tất cả hàng xuất khẩu sang Mỹ nếu không thuộc diện được miễn theo Hiệp định USMCA. Chia sẻ trong một bài đăng trên mạng xã hội, Thủ tướng Canada Mark Carney viết: “Trong cuộc khủng hoảng này, chúng ta phải hành động quyết liệt. Chính phủ tôi sẽ đấu tranh chống lại thuế quan của Mỹ”.

    - Vào tháng trước, Canada đã quyết định áp thuế 25% lên các phương tiện nhập khẩu từ Mỹ mà không tuân thủ thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Động thái này của Canada là phản ứng trực tiếp việc Mỹ áp thuế 25% đối với hàng hóa không thuộc Hiệp định USMCA vào ngày 06/03. Tiếp đó, vào ngày 12/03, ông Trump lại áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu.

    Những tín hiệu trái chiều từ ông Trump liên quan đến khả năng đàm phán với các quốc gia như Việt Nam cho thấy mức độ phức tạp của tình hình hiện tại. Trong khi ông gợi ý rằng Việt Nam có thể được miễn thuế nếu đạt được một thỏa thuận song phương, thì ở chiều ngược lại, ông chỉ trích mạnh mẽ hành động trả đũa của Trung Quốc, coi đó là một phép thử đối với quyết tâm của cộng đồng quốc tế.

    Dù tình hình thị trường có nhiều biến động, thông điệp của ông Trump vẫn là định hình lại thương mại toàn cầu theo hướng có lợi cho ngành sản xuất Mỹ, ngay cả khi điều đó đòi hỏi phải chấp nhận tổn thất kinh tế ngắn hạn.

      Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

      Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada
      Tải App Ngay
      hoặc truy cập tititada.com

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán

      Bài viết liên quan

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      18/04/25

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      14/04/25

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      13/04/25

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      09/04/25

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      30/03/25

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      08/03/25

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      13/02/25

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      26/01/25

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      14/01/25

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      13/01/25

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

      29/12/24

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?

      19/12/24

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại

      18/04/25

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

      14/04/25

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

      13/04/25

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

      09/04/25

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

      30/03/25

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

      08/03/25

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

      13/02/25

      Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

      Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

      Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

      29/01/25

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

      26/01/25

      Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?

      Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?

      Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?

      20/01/25

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

      14/01/25

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD

      13/01/25