Điểm nhấn chính:
- Thuế 25% là bước đi bảo hộ mạnh tay, đẩy giá xe tăng và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Các nước như Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức chịu tác động lớn do phụ thuộc vào xuất khẩu ô tô sang Mỹ.
Tổng quan về chính sách thuế quan cho ô tô
Vào ngày 26/3/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới lên một số mặt hàng nhất định. Cụ thể, tất cả các loại ô tô và một số phụ tùng ô tô nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 25%. Đây là một động thái bất ngờ và cứng rắn, gây chấn động toàn ngành công nghiệp ô tô, vượt xa kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Mục tiêu của chính sách là nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo thêm việc làm cho người lao động Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với các đối tác lớn trên thế giới.
Hiện, giá xe và phụ tùng đắt hơn 20% so với trước đại dịch, trong khi chi phí bảo hiểm tăng hơn 60%. Điều này đã trở thành một nhân tố thúc đẩy lạm phát tiêu dùng, và chính sách trên của Trump đối với xe nhập khẩu có thể khiến tình hình thêm căng thẳng.
Phạm vi áp dụng của thuế quan
- Đối với ô tô nguyên chiếc: Mức thuế 25% được áp dụng cho tất cả các loại xe nhập khẩu, bao gồm xe du lịch (sedan), xe thể thao đa dụng (SUV), xe crossover, xe minivan, xe tải hạng nhẹ (light trucks) và xe van vận tải nhỏ (cargo vans). Biện pháp này sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 sáng ngày 3/4/2025.
- Đối với phụ tùng ô tô: Các loại linh kiện và phụ tùng quan trọng như động cơ, hộp số, bộ truyền động (powertrain parts) và các linh kiện điện tử chính trong xe cũng sẽ chịu mức thuế tương tự là 25%. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế đối với nhóm hàng này sẽ được triển khai chậm hơn, muộn nhất vào ngày 3/5/2025.
Thị trường ô tô Hoa Kỳ
Tỷ trọng gần cân bằng giữa xe nội địa và xe nhập khẩu cho thấy Mỹ vẫn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung từ bên ngoài. Do đó, việc áp thuế nhập khẩu 25% có khả năng tạo ra tác động dây chuyền lên giá xe, chi phí sản xuất và sự ổn định của toàn bộ ngành ô tô trong nước và gây sức ép lên người tiêu dùng.
Theo dữ liệu ngành, trong năm 2024, Mỹ tiêu thụ khoảng 16 triệu xe, gần một nửa số xe tiêu thụ tại Mỹ là xe nhập khẩu. Cụ thể:
- Trong năm 2024, sản lượng xe sản xuất tại Mỹ đạt khoảng 8.32 triệu chiếc, chiếm 52% thị phần.
- Năm 2024, Mỹ nhập khẩu khoảng 7.68 triệu xe ô tô nguyên chiếc chiếm 48% thịphần, với tổng giá trị nhập khẩu đạt 219.5 tỷ USD. Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đức - các đồng minh thân cận của Mỹ - đều là nhà cung cấp lớn cho nước này. Giá trị nhập khẩu ô tô vào Mỹ theo quốc gia năm 2024 Tỷ lệ các lắp ráp tại Hoa Kỳ (Đậm) so với ở nước ngoài (Nhạt), theo nhà sản xuất Nguồn: CNN, US National Highway Traffic Safety Administration
Khi nào thuế quan bắt đầu tác động một cách rõ ràng?
Trong vài tháng đầu sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực, thị trường ô tô Mỹ vẫn sẽ duy trì trạng thái ổn định nhờ lượng xe tồn kho nhập khẩu từ trước. Các loại xe đã có mặt tại Mỹ hoặc cập cảng trước ngày áp thuế sẽ không bị ảnh hưởng, tạo ra một khoảng đệm tạm thời cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Thông thường, các hãng xe duy trì lượng hàng tồn kho đủ phục vụ thị trường trong vòng hai đến ba tháng, tuy nhiên một số thương hiệu như Honda và Toyota có hệ thống phân phối theo mô hình “just-in-time”, khiến nguồn cung tại đại lý có thể mỏng hơn.
Nếu nhu cầu mua xe tăng mạnh trong giai đoạn này – đặc biệt là do tâm lý mua sớm để tránh thuế – lượng tồn kho có thể cạn kiệt nhanh hơn bình thường. Thực tế cho thấy, ngay trong tháng 3/2025, doanh số ô tô tại Mỹ đã tăng trưởng đáng kể, một phần do người tiêu dùng đẩy nhanh kế hoạch mua sắm trước khi thuế quan chính thức được áp dụng.S&P Global Mobility dự báo rằng doanh số bán ô tô tại Mỹ trong tháng 3 năm 2025 sẽ vượt mốc 1.45 triệu xe tăng 18.9% so với tháng hai, khi người tiêu dùng và các hãng xe tranh thủ mua bán trước khi thuế quan có hiệu lực. Khi lượng tồn kho dần cạn và xe mới nhập khẩu bắt đầu bị đánh thuế, thị trường sẽ bước vào giai đoạn biến động về giá và nguồn cung.
Ảnh hưởng đến Mỹ
Tăng doanh thu từ thuế
Chính sách áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách liên bang Mỹ. Theo Thư ký Nhà Trắng Will Scharf, khoản thu dự kiến có thể vượt 100 tỷ USD mỗi năm. Dù con số này đã được nhiều nguồn dẫn lại, cách tính cụ thể vẫn chưa được công bố.
Theo tính toán, để đạt mức thu 100 tỷ USD với thuế suất 25%, tổng giá trị hàng hóa chịu thuế cần vào khoảng 400 tỷ USD. Dữ liệu năm 2024 cho thấy Mỹ đã nhập khẩu 7.68 triệu ô tô, trị giá khoảng 219.5 tỷ USD, tương đương nguồn thu khoảng 55 tỷ USD từ thuế ô tô nguyên chiếc khi áp thuế. Phần còn lại – 45 tỷ USD – được kỳ vọng đến từ thuế đánh vào phụ tùng nhập khẩu. Với tổng giá trị nhập khẩu phụ tùng ở mức 254 tỷ USD năm 2024, Mỹ có thể thu khoảng 63.5 tỷ USD, vượt mức 45 tỷ USD cần thiết để đạt mục tiêu 100 tỷ USD.
Đến người tiêu dùng
Chính sách thuế nhập khẩu 25% đối với ô tô và phụ tùng ô tô gần như chắc chắn sẽ kéo theo đà tăng giá xe tại thị trường Mỹ nếu được duy trì trong thời gian dài. Dù một phần chi phí có thể được các hãng sản xuất hấp thụ, phần còn lại nhiều khả năng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng giá bán cao hơn.
Theo ước tính của các chuyên gia từ Morgan Stanley, giá xe tại Mỹ có thể tăng trung bình từ 11% đến 12%, khiến giá xe tăng thêm từ 10,000 đến 20,000 USD, tùy vào mức độ ảnh hưởng của các loại thuế đánh lên linh kiện nhập khẩu nhằm bù đắp chi phí từ thuế quan mới. Điều này đặt ra thách thức lớn cho người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao và lãi suất vay mua xe vẫn ở mức nhạy cảm.
Bên cạnh giá cả, sự đa dạng về mẫu mã cũng có nguy cơ bị thu hẹp. Với chi phí tăng mạnh do thuế, nhiều hãng xe có thể cân nhắc việc loại bỏ một số dòng xe nhập khẩu khỏi danh mục sản phẩm thay vì chuyển dây chuyền sản xuất sang Mỹ hay chấp nhận mức thuế cao. Điều này có thể dẫn đến việc ít mẫu xe hơn được phân phối tại thị trường Mỹ, khiến người tiêu dùng có ít lựa chọn hơn.
Tesla
Mặc dù Tesla không phải là đối tượng chịu tác động trực tiếp và nặng nề như các hãng xe phụ thuộc vào xe nhập khẩu, công ty này cũng không hoàn toàn miễn nhiễm trước chính sách thuế mới. Theo Giám đốc điều hành Elon Musk, mức thuế 25% sẽ ảnh hưởng đến chi phí linh kiện trong các dòng xe Tesla có nguồn gốc từ nước ngoài. Dù phần lớn xe của Tesla bán tại Mỹ đều được lắp ráp trong nước, tại các nhà máy ở California và Texas, nhưng chuỗi cung ứng vẫn có một số linh kiện đến từ bên ngoài nước Mỹ. Musk nhấn mạnh rằng “tác động chi phí là không hề nhỏ.”
Tuy nhiên, phản ứng của thị trường chứng khoán cho thấy Tesla có khả năng chống chịu tốt hơn so với các đối thủ Mỹ khác. Trong khi cổ phiếu của GM, Ford và Stellantis đều giảm sau khi thông tin về thuế quan được công bố, cổ phiếu của Tesla gần như không biến động. Điều này phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư rằng mô hình sản xuất nội địa hóa cao và chuỗi cung ứng được kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp Tesla giảm thiểu rủi ro từ các rào cản thương mại mới.
Bên cạnh đó, dù là cố vấn thân cận và nhà tài trợ lớn trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, Elon Musk khẳng định ông không có ảnh hưởng đến quyết định áp thuế của chính quyền.
Ảnh hưởng đến thế giới
Khu vực Bắc -Mỹ: Canada và Mexico
Vào năm 2018, Canada và Mexico từng được đảm bảo quyền miễn trừ tạm thời khỏi các mức thuế ô tô mới của Mỹ thông qua các thư phụ lục trong Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA). Theo đó, hai nước được trì hoãn 60 ngày nếu Mỹ áp dụng thuế toàn cầu lên xe nhập khẩu, và sau thời gian ân hạn này, mỗi nước được nhập khẩu miễn thuế 2.6 triệu xe chở khách cùng số lượng không giới hạn xe tải nhẹ.
Tuy nhiên, hiện không có dấu hiệu cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump sẽ tôn trọng các cam kết này. Ông đã tái khởi động kết luận điều tra theo Mục 232 năm 2019 và áp dụng mức thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ ngày 3/4. Nhà Trắng không đề cập đến các cam kết trong USMCA, khiến xe sản xuất tại Canada và Mexico có thể bị áp thuế ngay lập tức.
Canada và Mexico vẫn đang đánh giá khía cạnh pháp lý. Chính phủ Canada khẳng định Mỹ nên tuân thủ thỏa thuận và sẵn sàng trả đũa nếu cần. Mexico cũng đang xem xét phản ứng phù hợp để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Các thư phụ trong USMCA từng được coi là yếu tố then chốt giúp hoàn tất đàm phán, và từng cho phép xuất khẩu linh kiện xe miễn thuế lên tới 108 tỷ USD với Mexico và 34.2 tỷ USD với Canada. Dù vậy, chính quyền Trump hiện chỉ cho biết sẽ trừ giá trị linh kiện có nguồn gốc từ Mỹ khi áp thuế 25%, nhưng chưa có quy trình cụ thể nào được thiết lập.
Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng nhất từ chính sách thuế mới của Mỹ. Tất cả các loại ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đều sẽ bị áp mức thuế 25%, theo danh mục hàng hóa chịu ảnh hưởng từ ngày 3/4/2025.
Đây là bước tiếp theo trong chuỗi các biện pháp thương mại cứng rắn của Washington đối với Bắc Kinh. Trước đó, vào tháng 2/2025, Mỹ đã nâng thuế nhập khẩu đối với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc lên 20%, trong bối cảnh căng thẳng thương mại song phương gia tăng. Do đó, mức thuế 25% lần này là sự bổ sung làm trầm trọng thêm áp lực lên ngành xuất khẩu ô tô Trung Quốc sang Mỹ.
Trước khi chính sách mới được ban hành, ô tô Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ vốn đã chịu mức thuế nhập khẩu cơ bản là 2.5%, cùng với thuế bổ sung 20% từ các chính sách trước đó. Như vậy, tổng mức thuế hiện tại đối với xe Trung Quốc có thể lên tới ít nhất 27.5%, chưa kể đến các mức thuế khác từ các cuộc tranh chấp thương mại trước đây. Điều này khiến chi phí xuất khẩu vào Mỹ tăng vọt, làm giảm khả năng cạnh tranh của xe Trung Quốc trên thị trường lớn nhất thế giới.
Các khu vực khác
Mặc dù có rất nhiều hoạt động sản xuất ô tô diễn ra tại Mỹ, không có mẫu xe nào được sản xuất 100% tại Mỹ, do phần lớn linh kiện vẫn được nhập khẩu từ nước ngoài. Theo phân tích của S&P Global Mobility, ít nhất 60% số xe Volvo, Mazda, Volkswagen và Hyundai bán ra tại Mỹ trong năm ngoái là xe nhập khẩu.
Các thương hiệu như Toyota và Honda sản xuất nhiều mẫu xe phổ biến tại Canada và Mexico, trong đó có Civic sedan và Tacoma pickup, khiến các dòng xe này có nguy cơ bị áp thuế nếu không đáp ứng yêu cầu nội địa hóa mới.
Bên cạnh đó, các hãng xe châu Âu như BMW và Mercedes-Benz, vốn nhập khẩu phần lớn các mẫu xe hạng sang vào thị trường Mỹ, được dự báo sẽ nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. BMW sản xuất phần lớn động cơ tại Đức, sau đó vận chuyển sang South Carolina (Mỹ) để lắp ráp các dòng SUV. Mercedes-Benz cũng vận chuyển động cơ và hộp số từ Đức đến nhà máy tại Alabama (Mỹ), nơi hãng lắp ráp các dòng SUV. Tương tự, các thương hiệu như Volkswagen, Mazda, Hyundai và Kia cũng đối mặt với áp lực lớn về chi phí nếu không nhanh chóng thích ứng.
Trong nỗ lực giảm thiểu tác động từ thuế quan, Hyundai gần đây đã mở một nhà máy mới tại bang Georgia chuyên sản xuất xe điện và hybrid. Đồng thời, hãng cũng công bố kế hoạch xây dựng nhà máy luyện thép tại Louisiana, đẩy mạnh nội địa hóa chuỗi cung ứng nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi các rào cản thương mại ngày càng gia tăng.
Việt Nam
Việt Nam không xuất khẩu ô tô nguyên chiếc
sang Mỹ với số lượng đáng kể, do đó tác động trực tiếp từ chính sách thuế 25%
là tương đối hạn chế. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp vẫn có thể xảy ra, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô.
Nhiều công ty Việt Nam hiện đang xuất khẩu các sản phẩm như săm lốp, bộ phận cơ
khí, linh kiện điện tử sang Mỹ hoặc cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô quốc tế
hoạt động tại Mỹ. Khi chi phí sản xuất tăng và nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ giảm do
giá xe cao hơn, chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị siết chặt, gây áp lực lên các
nhà cung ứng tại Việt Nam.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Trump và chính sách thuế quan 25% lên mặt hàng ô tô
16/04/25
Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động
29/01/25
Ý nghĩa của dòng vốn hóa toàn cầu
31/12/24
Tốc độ lưu thông tiền tệ là gì trong nền kinh tế
26/11/24
Fed sắp giảm lãi suất vì thị trường lao động hạ nhiệt?
01/10/24
Thao túng tiền tệ - Ảnh hưởng thương mại toàn cầu
13/07/24
Đô la hóa là gì và tại sao phải đô la hóa?
04/05/24
Ảnh hưởng của cung tiền lên nền kinh tế
22/04/24
Cung tiền và các loại cung tiền trong nền kinh tế
14/04/24
Chính sách tiền tệ của Fed 2024 ảnh hưởng Việt Nam
19/03/24
Các quốc gia trên thế giới không dự trữ vàng
12/03/24
6 cuộc tranh luận về chính sách kinh tế_Phần 3
18/02/24
Trump và chính sách thuế đối ứng 46% lên Việt Nam
24/04/25
Tầm quan trọng về địa chính trị Việt Nam với Mỹ
19/04/25
Sự chuyển dịch trong Chiến thuật Đàm phán Thương mại
18/04/25
Trump và chính sách thuế quan 25% lên mặt hàng ô tô
16/04/25
"Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam
14/04/25
Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto
13/04/25
Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?
09/04/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động
29/01/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25