Điểm nhấn chính:
- Rủi ro hệ thống là rủi ro vốn có của toàn bộ thị trường hoặc từng phân khúc thị trường thị trường, bởi nó phản ánh tác động của các yếu tố kinh tế, địa chính trị và tài chính lên toàn bộ thị trường.
- Rủi ro hệ thống phần lớn rất khó lường trước và khó có thể tránh khỏi.
Rủi ro hệ thống là gì?
Rủi ro hệ thống (Systematic risk) đề cập đến rủi ro vốn có của toàn bộ thị trường hoặc từng phân khúc thị trường. Rủi ro hệ thống, còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá, rủi ro biến động hoặc rủi ro thị trường, ảnh hưởng đến thị trường chung, chứ không chỉ là một cổ phiếu hoặc ngành nhất định.
Các loại rủi ro hệ thống
Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường (Market risk) được gây ra bởi tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư, tức là các nhà đầu tư có xu hướng chạy theo quyết định của đám đông. Do đó, rủi ro thị trường là xu hướng giá chứng khoán di chuyển cùng nhau. Nếu thị trường đang giảm, thì ngay cả giá cổ phiếu của các công ty hoạt động tốt cũng giảm theo. Trong trường hợp xấu, một sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán có thể quét sạch phần lãi vốn đã được tạo ra bởi các nhà quản lý quỹ và ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.
Rủi ro thị trường chiếm gần hai phần ba tỷ trọng trong tổng rủi ro hệ thống. Do đó, đôi khi rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro thị trường.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất (Interest rate risk) phát sinh do thay đổi lãi suất thị trường. Trên thị trường chứng khoán, điều này chủ yếu ảnh hưởng đến chứng khoán có thu nhập cố định (thường là trái phiếu. Vì giá trị trái phiếu có tỉ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Việc Chính phủ tăng/giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến việc định giá chứng khoán.
Trên thực tế, rủi ro lãi suất bao gồm hai thành phần trái ngược nhau: Rủi ro giá và Rủi ro tái đầu tư. Ví dụ, khi lãi suất tăng, rủi ro giá nhiều khả năng sẽ là âm (tức là giá chứng khoán giảm) và rủi ro tái đầu tư sẽ là dương (tức là thu nhập từ tiền tái đầu tư tăng).
Thay đổi lãi suất là nguồn rủi ro chính đối với chứng khoán có thu nhập cố định như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.
Rủi ro sức mua (hoặc rủi ro lạm phát)
Rủi ro sức mua phát sinh do lạm phát (Inflation risk). Lạm phát là sự gia tăng liên tục và bền vững trong mặt bằng giá cả chung. Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền, tức là, cùng một lượng tiền nhưng chỉ có thể mua ít hàng hóa và dịch vụ hơn do giá tăng. Do đó, nếu thu nhập của nhà đầu tư không tăng trong thời kỳ lạm phát gia tăng, thì nhà đầu tư sẽ phải nhận được thu nhập thực tế thấp hơn.
Chứng khoán có thu nhập cố định phải chịu mức độ rủi ro sức mua cao vì thu nhập từ các chứng khoán đó được cố định. Mặt khác, cổ phiếu phổ thông được cho là hàng rào tốt chống lại lạm phát và do đó ít chịu rủi ro sức mua hơn.
Rủi ro tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, hầu hết các công ty đều tiếp xúc với ngoại tệ. Rủi ro tỷ giá hối đoái (Exchange rate risk) là sự không chắc chắn về những thay đổi của giá trị của ngoại tệ. Do đó, loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến chứng khoán của các công ty có giao dịch hoặc tiếp xúc ngoại hối như công ty xuất khẩu, công ty đa quốc gia hoặc các công ty sử dụng nguyên liệu hoặc sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ, sự mất giá tiền tệ của các quốc gia khác sẽ làm cho hàng nhập khẩu vào nước họ đắt hơn.
Đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình về rủi ro hệ thống bởi nó không thể lường trước được và tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu. Đại dịch đã gây ra sự gián đoạn trên diện rộng, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến suy thoái kinh tế và biến động trên thị trường tài chính trên toàn thế giới. Biến đổi liên quan đến lãi suất, lạm phát, tình hình kinh tế và tâm lý thị trường đã thách thức các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính trong việc quản lý rủi ro. Bởi lẽ những thách thức này vượt ra ngoài khả năng đa dạng hóa hoặc phân bổ tài sản phù hợp mà một danh mục đầu tư có thể thực hiện để bảo toàn vốn.
Trong tháng 2/2020, khi Đại dịch bắt đầu bùng phát, thị trường tài chính toàn cầu đã gần như sụp đổ và xoá sổ lên tới khoảng 5 nghìn tỷ đô la, và được cho là tháng tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.
Chiến lược quản lý rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống là không thể đoán trước và không thể tránh hoàn toàn. Nó có liên quan đến việc thay đổi lãi suất, lạm phát, suy thoái và chiến tranh, trong hàng loạt những thay đổi lớn khác. Sự thay đổi ở các khía cạnh này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Chúng khó có thể được giảm thiểu thông qua đa dạng hóa, và chỉ có thể thông qua việc phòng ngừa rủi ro hoặc bằng cách sử dụng chiến lược phân bổ tài sản phù hợp.
Rủi ro hệ thống là nền móng cho các rủi ro đầu tư khác, chẳng hạn như rủi ro ngành. Ví dụ: nếu một nhà đầu tư quá chú trọng vào loại cổ phiếu về an ninh mạng, họ có thể đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào một loạt các cổ phiếu trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nên đảm bảo rằng danh mục đầu tư của mình bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như tài sản có thu nhập cố định, tiền mặt và bất động sản, mỗi loại sẽ phản ứng khác nhau trong trường hợp có thay đổi lớn trên toàn thị trường. Ví dụ, việc tăng lãi suất sẽ làm cho một số trái phiếu mới phát hành có giá trị hơn, đồng thời khiến cổ phiếu của một số công ty giảm giá khi các nhà đầu tư nhận thấy đội ngũ điều hành đang cắt giảm chi tiêu.
Tại sao phân tích rủi ro hệ thống là cần thiết?
Quan điểm toàn diện: Nó xem xét các khía cạnh và cung cấp một cái nhìn toàn diện về toàn bộ nền kinh tế. Nó đóng vai trò như một đại diện cho rủi ro của toàn bộ nền kinh tế thay vì ta phải đi tìm rủi ro vốn có trong từng lĩnh vực.
Giúp hiểu được những rủi ro thể không đa dạng hoá: Hiểu được những ảnh hưởng của rủi ro hệ thống đến nền kinh tế có thể giúp nhà đầu tư hình dung và nắm bắt được những rủi ro không thể đa dạng hoá ảnh hưởng như thế nào đến danh mục đầu tư của họ.
Giúp xác định rủi ro: Phương pháp tiếp cận xác suất về tác động của rủi ro hệ thống đối với lược đồ rủi ro trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm sẽ giúp hiểu và xác định rủi ro tốt hơn. Mặc dù rủi ro hệ thống không thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa, nhưng nó sẽ có ích trong việc hiểu và xác định rủi ro.
Giúp hiểu được hậu quả: Vì rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, nó giúp người ta hiểu được mối liên kết và hậu quả. Ví dụ, khi vay thế chấp nhà ở bùng nổ vào năm 2007, rủi ro hệ thống đã trở thành một hiện tượng trên toàn nước Mỹ. Cuộc khủng hoảng thanh khoản này đã ảnh hưởng đến thị trường tài chính, ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác và dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong thương mại và đầu tư trên toàn cầu.
Khó khăn
Tác động hàng loạt: Rủi ro thị trường ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể phát triển chậm lại, cắt giảm chi tiêu và việc làm. Những rủi ro như vậy sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu nếu rủi ro này lan sang các quốc gia khác.
Khó nghiên cứu rủi ro cụ thể theo ngành: Sẽ rất khó để đánh giá tác động đối với từng lĩnh vực, cổ phiếu hoặc doanh nghiệp khác nhau một cách riêng biệt. Nghiên cứu những rủi ro cụ thể theo lĩnh vực thay vì xem xét quan điểm toàn diện là điều cần thiết để hiểu rõ hơn về rủi ro mà từng doanh nghiệp có thể đối mặt.
Quy mô tác động khác nhau: Quy mô và cường độ của cùng một loại rủi ro có thể khác nhau giữa các ngành, do đó, cần nghiên cứu chúng một cách riêng biệt. Rủi ro hệ thống có thể sẽ không cung cấp cho nhà phân tích một bức tranh hoàn chỉnh như vậy.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.