Các bước lập kế hoạch hưu trí
03/11/22
Trong chương trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong chương này, hãy cùng Tititada tìm hiểu về việc lập kế hoạch hưu trí nhé.
Lập kế hoạch hưu trí là một quá trình bao gồm nhiều 6 bước chính sau đây:
Tuổi hiện tại và tuổi nghỉ hưu dự kiến của bạn sẽ là hai yêu tố quan trọng trong kế hoạch nghỉ hưu. Nó xác định thời gian bạn làm việc và có thu nhập để tích lũy, đầu tư.
Thời gian cho đến khi nghỉ hưu càng dài, thì mức độ chịu rủi ro của danh mục đầu tư của bạn sẽ càng cao, và bạn sẽ có thể đầu tư vào tài sản rủi ro hơn, như cổ phiếu, để đạt được lợi nhuận tốt hơn.
Ví dụ, nếu bạn đang 25 tuổi và dự định nghỉ hưu lúc 60 tuổi, bạn đang còn 35 năm nữa cho đến khi nghỉ hưu.
Mặc dù có nhiều biến động, nhưng lịch sử cho thấy cổ phiếu thường hoạt động tốt hơn các loại chứng khoán khác, như trái phiếu, trong dài hạn (ít nhất hơn 10 năm).
Bạn có thể nghĩ rằng tiết kiệm một vài đồng ở độ tuổi 20-25 chẳng đáng bao nhiêu, nhưng sức mạnh của lãi kép sẽ làm cho vài đồng đó tăng rất nhiều sau 30 năm.
Một kế hoạch hưu trí sẽ có nhiều giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn trong cuộc đời mỗi người và các mục tiêu tài chính trong giai đoạn đó, để phân bổ tối ưu tiền lương mà bạn kiếm được.
Xác định bạn cần bao nhiêu tiền cho một cuộc sống thoải mái sau khi về hưu là bước thứ hai.
Giả sử bạn dự đoạn mức chi tiêu của bạn trước khi về hưu là 50 triệu, sau khi nghỉ hưu, chi tiêu hàng tháng của bạn có thể sẽ chỉ bằng 70% đến 80% so với trước khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, nếu bệnh tật dẫn đến phát sinh các chi phí y tế không lường trước được, ngoài ra, chi phí sinh hoạt có xu hướng tăng lên hàng năm, đặc biệt là chi phí chăm sóc sức khỏe trong khi tuổi thọ trung bình đang tăng cao hơn.
Do đó, có thể là bạn có nhu cầu chi tiêu ít hơn trước, những chi phí đắt đỏ hơn làm cho số tuyệt đối bạn cần chi tiêu hàng tháng cũng có thể không giảm, vẫn là 50 triệu thay vì là 35-40 triệu như bạn dự đoán.
Những chi phi y tế, hay lạm phát đều cần phải được tính vào kế hoạch hưu trí tổng thể.
Hãy nhớ cập nhật kế hoạch của bạn mỗi năm một lần để đánh gia đúng nhu cầu chi tiêu khi về hưu để lên kế hoạch cho chính xác.
Bạn cần tính toán số tiền mà bạn sẽ nhận được trong những năm đầu tiên khi nghỉ hưu. Các nguồn thu này có thể bao gồm:
- Tiền lương hưu từ bảo hiểm xã hội, đối với người về hưu đủ điều kiện
- Khoản chi trả từ bảo hiểm hưu trí tự nguyện
- Tiền lãi từ tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư mà bạn tích lũy trong nhiều năm đi làm
- Các nguồn thu nhập thụ động từ cho thuê nhà hay các tài sản khác
- Trợ cấp định kỳ từ con cái (nếu có).
Ví dụ, nếu bạn tính toán được rằng bạn sẽ nhận được khoản tiền lương hưu trí hàng tháng là 10 triệu đồng, và tiền lãi từ khoản tiết kiệm 5 triệu một tháng, thì mỗi tháng bạn có thể chi tiêu trong khoản 15 triệu đồng này.
Tuy nhiên, nếu số tiền này không đủ để bạn duy trì cuộc sống thoải mái hoặc bạn muốn chi tiêu nhiều hơn, bạn cần tính toán các nguồn thu nhập khác để đảm bảo rằng bạn có đủ tiền cho cuộc sống hưu trí của mình.
Lập kế hoạch đầu tư cho hưu trí là một phần quan trọng trong kế hoạch hưu trí.
Vì nếu đầu tư hiệu quả, bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính khi về hưu và đảm bảo rằng bạn sẽ có đủ tiền để chi tiêu và duy trì cuộc sống thoải mái sau này.
Để lập kế hoạch đầu tư hưu trí, bạn cần đặt mục tiêu tài chính cụ thể và xác định số tiền cần để đáp ứng các mục tiêu đó.
Ví dụ, nếu bạn muốn có 50 triệu/ tháng, trong đó 20 triệu từ bảo hiểm xã hội và 30 triệu từ thu nhập tài chính. Với lãi suất ngân hàng 6%/năm, thì khi bạn 60 tuổi, bạn cần một khối tài sản có giá trị 6 tỷ đồng.
6 tỷ đồng này ở mức lãi suất 6%/năm, hay 0.5%/tháng, sẽ đem lại cho bạn 30 triệu đồng một tháng. Và, cùng với 20 triệu tiền lương hưu, bạn sẽ có 50 triệu đồng một tháng mình mong muốn.
Nhưng để có 6 tỷ đồng khi bạn 60 tuổi, và hiện giờ bạn đang 30 tuổi, thì mỗi tháng sẽ cần phải tiết kiệm bao nhiêu, và đầu tư như thế nào?
6 tỷ đồng có thể là một số tiền rất lớn.
Từ giờ cho đến năm 60 tuổi, mỗi tháng bạn cần tiết kiệm bao nhiêu một tháng mới có đủ số tiền này?
Số tiền bạn cần tiết kiệm phụ thuộc vào hiệu quả đầu tư của bạn.
Giả sử bạn chỉ tiết kiệm hàng tháng và gửi ngân hàng với lãi suất 6%, thì bạn sẽ cần tiết kiệm 6 triệu đồng/tháng, trong suốt 30 năm từ lúc 30 tuổi đến 60 tuổi.
Nhưng giả sử bạn đầu tư một danh mục đa dang cho lợi nhuận 8%/năm trong 30 năm, bạn chỉ cần tiết kiệm khoảng 4 triệu đồng/tháng, trong suốt 30 năm từ lúc 30 tuổi đến 60 tuổi.
Lãi suất càng cao thì số tiền bạn cần phải đầu tư hàng tháng sẽ ít đi.
Bạn có thể xác định số tiền cần tiết kiệm hàng tháng bằng công thức lãi kép đơn giản trong Excel: PMT (lãi suất tháng, số tháng tiết kiệm, 0, và giá trị bạn mong muốn có tại thời điểm về hưu).
Giả sử bạn muốn khi về hưu 60 tuổi có 5 tỷ, với lãi suất đầu tư là 9%/năm, hay ~0.75% tháng, và số tháng tiết kiệm là 20 năm*12 = 240 tháng, thì bạn cần tiết kiệm mỗi tháng 7.486 triệu đồng.
Trong bài này, bạn đã cùng Tititada tìm hiểu các bước lập kế hoạch hưu trí, bao gồm xác định thời gian, ước tính chi phí cần chi tiêu khi nghỉ hưu, tính toán số tiền bạn cần có khi về hưu và xác định mỗi tháng cần phải tiết kiệm/ đầu tư bao nhiêu để đạt được kế hoạch của mình.Hãy bắt đầu lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt để tận dụng sức mạnh của lãi kép.
Cùng Tititada tìm hiểu thêm về các chiến lược xây dựng danh mục đầu tư cho kế hoạch hưu trí của bạn nhé!
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.