Checklist kế hoạch tài chính hàng năm - Phần 1
26/10/22
Nếu bạn đã từng tự lập ra kế hoạch tài chính hàng năm, bạn có thể tự hào rằng đang đi đúng hướng trên hành trình quản lý tài chính của mình. Việc bao gồm tất cả kế hoạch tài chính cần thiết của một năm trong bản kế hoạch tài chính cá nhân rất quan trọng, giống như việc lập ngân sách chi tiêu hàng năm của công ty.
Theo dõi tiến độ bản kế hoạch tài chính hàng năm của mình thường xuyên có thể giúp bạn dễ dàng biết được mục tiêu nào đã được hoàn thành và mục tiêu nào được ưu tiên trong thời gian cuối cùng của năm.
Checklist kế hoạch tài chính cá nhân rất quan trọng vì nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình tiền bạc của bạn.
Trước tiên bạn cần xem xét lại tài sản của mình:
-Danh sách các tài sản: bao gồm các khoản như quỹ khẩn cấp, tài khoản hưu trí, tài khoản tiết kiệm và đầu tư khác, bất động sản, đồ trang sức nào có giá trị…
- Danh sách các khoản nợ: bao gồm các khoản vay mua nhà, vay mua ô tô, và nợ thẻ tín dụng, nợ người nhà, bạn bè…
- Hạn mức tín dụng của bạn ở ngân hàng
- Mục tiêu tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính hàng năm là việc xác định các mục tiêu tài chính của bạn trong năm là gì và các bước để đạt được những mục tiêu đó.
Các mục tiêu của bạn nên được chia thành ngắn hạn, và trung, dài hạn.
Đặt mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm các việc như sau:
- Thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng bao gồm thanh toán các khoản nợ thẻ tín dụng
- Tạo quỹ khẩn cấp từ số tiền dư hàng tháng
- Tạo quỹ cho việc đầu tư tích lũy cho các mục tiêu dài hạn như về hưu hay cho con cái đi học đại học
- Số tiền còn dư lại để lên kế hoạch các khoản chi tiêu trong năm như đi du lịch, chuyển nhà mới, hoặc là tiết kiệm tiền để lập gia đình
Đặt mục tiêu trung, dài hạn có thể bao gồm các việc như sau:
- Mua và đóng góp vào bảo hiểm nhân thọ
- Nếu bạn đã kết hôn, có một số điều mà vợ chồng bạn cần nên xem xét và lưu ý tới như xác định số tiền bạn cần tiết kiệm cho chi phí giáo dục của con bạn trong tương lai
- Nếu bạn đang chăm sóc cha mẹ già, hãy tìm hiểu xem bảo hiểm chăm sóc dài hạn hay bảo hiểm nhân thọ có thể giúp ích gì không, và cũng có thể xem xét mua cho cả hai vợ chồng bạn
- Suy xét về những ước mơ lâu nay của bạn, chẳng hạn như mua một ngôi nhà
- Tiền tiết kiệm để nghỉ hưu thoải mái, không âu lo về tài chính
Mục đích chính ở đây là đảm bảo rằng bạn nhìn nhận các vấn đề liên quan tới kế hoạch tài chính một cách trọn vẹn nhất.
Sau khi đã có checklist, thì mỗi khi việc nào làm xong, chúng ta sẽ gạch đi và theo dõi các việc chưa hoàn thành, và lên kế hoạch để tiếp tục thực hiện chúng.
Các khoản trợ cấp từ bảo hiểm xã hội đều có thể là nguồn thu nhập tiềm năng khi bạn về hưu, nhưng không phải là lựa chọn duy nhất hoặc là lựa chọn an toàn vì chính sách có thể thay đổi.
Sau đây là những phương pháp khác để duy trì dòng tiền vào của bạn:
- Đầu tư vào một bất động sản cho thuê và trở thành chủ nhà có thể mang về dòng tiền thu nhập ổn định.
- Tìm kiếm một công việc bán thời gian. Vì tính chất thời gian linh hoạt của việc này, bạn vẫn có thể tập trung vào công việc chính của mình.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là quản lý thời gian và quan trọng hơn hết là sức khoẻ, vì vậy hãy dung hòa thời gian riêng tư của bạn và tất cả công việc tạo ra thu nhập một cách hợp lý nhất.
- Tạo một trang web hay kinh doanh mặt hàng nào đó phù hợp với mức độ thời gian, tiền bạc của bạn và không ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
- Hãy nghĩ đến việc mua cổ phiếu trả cổ tức
Những lựa chọn này yêu cầu mức độ thời gian và tiền bạc khác nhau để bắt đầu, nhưng tất cả đều cung cấp những con đường để tăng thu nhập khi nghỉ hưu.
Hi vọng qua bài này, bạn đã hiểu được một checklist kiểm tra ngân sách cá nhân cần gồm những gì, và những việc có thể làm để củng cố tình trạng tài chính lành mạnh của bạn. Nhưng sau đó, bạn cũng cần nên cập nhật và đánh giá lại checklist theo định kỳ. Hãy cùng tìm hiểu việc này ở phần tiếp theo với Tititada nhé.
Dù là những việc chưa thực sự cần thiết tới như là tìm thêm cách để tăng khoản tiết kiệm hưu trí của mình, nhưng hãy viết nó xuống. Biết đâu, nếu bạn có khoản dư tiền nào không cần tới thì cân nhắc dành chúng vào các mục này trong danh sách.
Nói chung, điều quan trọng là phải kiểm tra mọi mục trong danh sách, ngay cả khi bạn không có ý định thực hiện hoặc ưu tiên chúng.
Bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã xem xét tới mọi khía cạnh của bản kế hoạch tài chính để sau này không bị rơi vào tình cảnh tài chính eo hẹp do những trường hợp không lường trước được xảy ra.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.