Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Checklist kế hoạch tài chính hàng năm - Phần 2

Sau khi có checklist với các mục tiêu và những điều cần làm, và thực hiện chúng sau một khoảng thời gian, bạn nên cập nhật và đánh giá lại những thành phần trong checklist một cách thực tế để có thể giám sát, duy trì việc cân đối tài chính cá nhân của mình.

Hãy cùng Tititada tìm hiểu xem có những thành phần nào trong ngân sách cần được đánh giá lại theo định kỳ nhé.

Hãy suy nghĩ xem bạn có thể dành ra tối đa bao nhiêu tiền cho quỹ khẩn cấp và tích luỹ  cho tương lai.

Bạn có thể cân nhắc những điều sau đây để có thể tiết kiệm được nhiều hơn nữa:

- Xem xét xem có chi phí nào có thể cắt giảm, như hóa đơn thực phẩm, mua sắm, tiền điện

- Chuyển tiền lương của bạn vào quỹ khẩn cấp và quỹ dài hạn ngay khi lương về


Như cả thế giới đã học được từ đại dịch COVID-19, quỹ khẩn cấp là rất quan trọng và hữu ích khi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng không lường trước được, dù là nhất thời hay kéo dài.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã tích lũy đủ nguồn lực để đối phó với bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào:

- Ưu tiên tiết kiệm một quỹ khẩn cấp dành cho 3-6 tháng với giá trị tương đương chi phí sinh hoạt

- Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ hay thương tật vì đây là các khoản dư tiền có tính thanh khoản cao

Một kế hoạch hưu trí sẽ có nhiều giai đoạn.

Nó cần phải tích hợp các khoảng thời gian khác nhau trong cuộc đời, cùng với nhu cầu thanh khoản tiền tương ứng, để có thể xác định được chiến lược phân bổ tối ưu nhất.

Do đó, khi lập kế hoạch tài chính hàng năm, bạn nên cân nhắc những yếu tố sau để có thể phản ánh những thay đổi của kế hoạch hưu trí của mình:


- Xác định loại tài khoản hưu trí nào phù hợp nhất với bạn, hoặc có nên đổi từ tài khoản này sang một quỹ hưu trí khác

- Xem xét tăng hoặc giảm số tiền đóng góp hàng năm khi thu nhập thay đổi

- Lưu ý tới tỷ suất sinh lời của khoản tiết kiệm hưu trí so với mức lạm phát hoặc biến động của thị trường

- Ghi nhận dòng tiền thu nhập mới và những thay đổi trong mức chi phí sinh hoạt, nếu có

Bạn cần phải kiểm tra xem các khoản đầu tư của mình đang hoạt động ra sao xuyên suốt quá trình lập kế hoạch tài chính hàng năm.


Điều này là đặc biệt cần thiết nếu nền kinh tế chung phải chịu bất kỳ sự biến động lớn nào:

- Kiểm tra việc phân bổ tài sản. Ví dụ: nếu giá trị cổ phiếu của bạn lao dốc, bạn nên cân nhắc thêm các khoản đầu tư khác để bù đắp cho những rủi ro

- Ghi nhận mức lời và lỗ của các khoản đầu tư

- Đánh giá lại các khoản đầu tư đó có còn thích hợp với các mục tiêu tài chính của bạn hay không


Việc cân bằng lại danh mục đầu tư theo định kỳ sẽ đảm bảo rằng bạn không phải chịu quá nhiều rủi ro hoặc không đang lãng phí tiền vào các chứng khoán không tạo ra tỷ suất sinh lợi tốt.

Nó cũng đảm bảo rằng danh mục đầu tư của bạn duy trì được sự đa dạng hóa và phản ánh chiến lược đầu tư dựa vào những thay đổi trên thị trường:

- Hãy xem bạn đang có những loại tài sản nào trong danh mục đầu tư và xem xét nên loại bỏ hay thêm loại tài sản nào khác để đạt được mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng hoặc tỷ lệ phân bổ tài sản tối ưu nhất

- Cân nhắc đến chi phí quản lý danh mục đầu tư và xem liệu có chiến lược nào khác nhằm giảm thiểu chi phí.

Sau khi xem xét danh mục đầu tư của mình và tái cân bằng nó theo định kỳ, đừng quên xác định tình trạng thuế của bạn khi bắt đầu việc bán bớt tài sản và rút tiền.


Nếu bạn bán các khoản đầu tư để thu lợi nhuận, bạn sẽ có nghĩa vụ thanh toán thuế thu nhập lãi trên vốn từ khoản đầu tư đó. Bước này có thể đợi đến cuối năm.

Khi đến thời điểm đó, bạn sẽ muốn xem xét các chiến lược sau:

- Xem xét bán các khoản đầu tư thua lỗ để giảm thiểu thuế bị đánh trên tổng thu nhập của danh mục hoặc kể cả thu nhập cá nhân

- Tìm hiểu xem việc sử dụng chứng khoán để đóng góp từ thiện hoặc hỗ trợ các thành viên trong gia đình có thu nhập thấp có hợp lý hay không, vì việc chuyển nhượng chứng khoán này sẽ không bị đánh thuế


Sử dụng các ứng dụng lập kế hoạch tài chính để theo dõi chi phí và thu nhập có thể đơn giản hóa cuộc sống tài chính của bạn.

Khi hoàn thành xong bản kế hoạch tài chính hàng năm, hãy đánh giá lại xem các ứng dụng lập kế hoạch tài chính của bạn có phù hợp với nhu cầu của bạn, và cân nhắc tìm hiểu tới những phần mềm hữu dụng khác.

Trong thời đại thế giới số hiện nay, việc ứng dụng cách quản lý tiền trên các phần mềm công nghệ hiện đại mang lại tính hiệu quả rất cao và ít tốn kém thời gian nhất. Cùng khám phá chức năng quản lý tài chính cá nhân của Tititada nhé.


Tổng kết chương Kiểm tra ngân sách, bạn đã hiểu được kế hoạch tài chính có thể đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình trạng tài chính cá nhân của bạn.

Bạn nên đánh giá và nhìn lại kế hoạch tài chính của mình hàng năm, cũng như sau bất kỳ sự kiện lớn nào trong cuộc sống xảy đến, chẳng hạn như kết hôn, ly hôn hoặc sinh tử, có thể ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của bạn.

Điều này đặc biệt có giá trị trong việc duy trì sự an tâm về tài chính của bạn ngày hôm nay và trong tương lai.


Bạn nên viết ra một Checklist để tránh quên những điều quan trọng mà bạn cần theo dõi và lưu ý tới.

Dù là những việc chưa thực sự cần thiết như là tìm thêm cách để tăng khoản tiết kiệm hưu trí của mình, nhưng hãy viết nó xuống để biết đâu, nếu bạn có khoản dư tiền nào không cần tới thì cân nhắc dành chúng vào các mục này trong danh sách. Dù là những việc chưa thực sự cần thiết tới như là tìm thêm cách để tăng khoản tiết kiệm hưu trí của mình, nhưng hãy viết nó xuống.

Biết đâu, nếu bạn có khoản dư tiền nào không cần tới thì cân nhắc dành chúng vào các mục này trong danh sách.

Nói chung, điều quan trọng là phải kiểm tra mọi mục trong danh sách, ngay cả khi bạn không có ý định thực hiện hoặc ưu tiên chúng.

Bạn cần phải chắc chắn rằng mình đã xem xét tới mọi khía cạnh của bản kế hoạch tài chính để sau này không bị rơi vào tình cảnh tài chính eo hẹp do những trường hợp không lường trước được xảy ra.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán