Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Giới thiệu về cổ phiếu ngành Bảo hiểm

Lĩnh vực bảo hiểm gồm các công ty cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro dưới hình thức hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, công ty bảo hiểm sẽ đảm bảo thanh toán cho một sự kiện bất ngờ trong tương lai.

Trong khi đó, người được bảo hiểm hoặc chủ hợp đồng phải thanh toán một khoản phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo vệ khi sự kiện không mong muốn nào xảy ra.

Ngành bảo hiểm về cơ bản bắt nguồn từ việc quản lý rủi ro. Tất cả các chính sách bảo hiểm được nghiên cứu dựa trên việc xem xét các rủi ro khác nhau, và phân tích chúng để hiểu rõ hơn về khả năng xảy ra của một số kết quả nhất định.

Dựa trên sự khác biệt giữa kết quả xảy ra và dự báo được đưa ra trước đó, các khoản phí bảo hiểm và các quyền lợi của một hợp đồng bảo hiểm sẽ được đánh giá lại và điều chỉnh tương xứng.

Hiểu đơn giản là, khoản phí bảo hiểm phải trả là một hàm số đã bao gồm các rủi ro liên quan đến cá nhân chủ bảo hiểm, tài sản hoặc các khoản mục được bảo hiểm tương ứng.

Một trong những đặc điểm thú vị của các công ty bảo hiểm là họ được phép sử dụng tiền của khách hàng để đầu tư cho riêng mình, có thể hiểu tương tự như các hoạt động đầu tư của ngân hàng trên tiền gửi của khách hàng. Điều này đôi khi được gọi là “float”.

Float đề cập đến số tiền mà các công ty bảo hiểm nhận được dưới hình thức phí bảo hiểm từ các chủ hợp đồng trước khi một sự kiện đặc biệt xảy ra và yêu cầu bồi thường được thanh toán.

Nó có nghĩa là công ty bảo hiểm có chi phí vốn dương. Bởi vì, trong khoảng thời gian từ khi nhận phí bảo hiểm đến khi thanh toán yêu cầu bồi thường, công ty bảo hiểm nắm giữ các khoản tiền này như một khoản vay không lãi suất.

Họ có thể đầu tư khoản tiền đó trong khoảng thời gian “float”, hay thời gian thả nổi, và kiếm tiền lãi từ đó. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm phải kiếm được lợi nhuận dương từ các khoản đầu tư của họ để bù đắp cho chi phí nắm giữ vốn trong thời gian thả nổi.

Tại Việt Nam, ngành bảo hiểm được chia thành ba nhóm nghiệp vụ cụ thể:  

- Bảo hiểm nhân thọ, bao gồm bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ,... 

- Bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm cháy, nổ,...

- Bảo hiểm sức khỏe, bao gồm bảo hiểm sức khỏe, thân thể và bảo hiểm chi phí y tế

Các công ty bảo hiểm thường kết hợp các nghiệp vụ trên để đem lại nhiều sản phẩm bảo hiểm đa dạng tới khách hàng của họ. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một trong những loại bảo hiểm này, trong đó, bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Pháp luật Việt Nam cung cấp khá đầy đủ và chi tiết các quy định, điều luật nhằm hỗ trợ và đáp ứng các nhu cầu trong lĩnh vực bảo hiểm. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam phải:

- Tuân thủ luật pháp và các quy định của các cơ quan quản lý và chính phủ. 

- Có đầy dủ giấy phép, hồ sơ liên quan đến việc thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh.

- Tuân thủ yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 750 - 1,300 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 400 - 500 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 400 tỷ đồng, và doanh nghiệp tái bảo hiểm là 500 - 1,400 tỷ đồng tùy vào loại hình cụ thể.  

- Duy trì nguồn vốn chủ sở hữu nhằm bảo đảm khả năng thanh toán cao hơn khả năng thanh toán tối thiểu.  

- Tuân thủ quy định về quản lý và đầu tư đối với vốn chủ sở hữu cũng như doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực hiện.  

- Thành viên hoạt động trong doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuần về các khía cạnh (trình độ học vấn, chứng chỉ học thuật, kinh nghiệm làm việc,.v.v.).

Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá khá tiềm năng. Năm 2022, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các chỉ tiêu quan trọng của thị trường bảo hiểm đều duy trì mức tăng trưởng khả quan.

Theo đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 245,877 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với năm 2021, trong đó, doanh thu lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ lần lượt tăng 16.8% và 11.8%. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 811,312 tỷ đồng, tăng 14.5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam còn ở mức thấp, khi tỷ lệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ khoảng 10% - 11% dân số. Trong khi đó, tỷ lệ tham gia này tại Malaysia là 50%, Singapore là 80% hay Mỹ là khoảng 90%.

Những năm tới, nhu cầu bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện và nhận thức của mọi người về vai trò của bảo hiểm được nâng cao. Theo đó, Bộ Tài chính cũng dự báo thị trường này năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022, và hướng đến năm 2025, sẽ có khoảng 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán