Kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò lớn trong sự phát triển nghề nghiệp của mỗi người. Kỹ năng kỹ thuật, hay kỹ năng cứng, và bằng đại học là chưa đủ để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi và giúp phát triển sự nghiệp của bạn. Bạn cũng cần có các kỹ năng mềm, chẳng hạn như biết lắng nghe và giao tiếp tốt.
Có một số kỹ năng lãnh đạo cốt lõi được coi là những đặc điểm quan trọng giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn. Cho dù đó là việc chủ động trong công việc, phát triển kỹ năng tư duy phản biện hay học cách thúc đẩy và trao quyền cho những người xung quanh, bạn phải liên tục thử thách bản thân để nâng cao khả năng lãnh đạo của mình.
- Tư duy sáng tạo
- Kỹ năng lắng nghe
- Truyền cảm hứng, tạo động lực
- Sự kỷ luật
- Có niềm say mê, ham học hỏi
- Sự ủy quyền – phân công
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả
Những kỹ năng lãnh đạo giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến
Bằng cách cho thấy rằng bạn có những kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn có thể thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới hoặc cơ hội thăng chức, thành tích về các thành công với vai trò lãnh đạo trong nghề nghiệp và cá nhân của bạn sẽ là đòn bẩy giúp sức cho bạn.
Có nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau, nhưng rất ít người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Hầu hết chúng ta cần học hỏi, phát triển và cải thiện cách để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Phát triển khả năng lãnh đạo liên quan đến việc xác định và nắm vững các kỹ năng và đặc điểm chính cần có để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Tùy thuộc vào môi trường hay lĩnh vực bạn làm sẽ yêu cầu các kỹ năng khác nhau. Sau đây là các kỹ năng lãnh đạo được nhiều nơi làm việc đánh giá cao.
Hãy chủ động
Hầu hết các ông chủ sẽ chỉ giao cho nhân viên những nhiệm vụ mà họ biết họ có thể làm được. Đó là lý do quan trọng tại sao bạn nên chủ động đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, trong khi vẫn nỗ lực hết mình ở vị trí hiện tại, để có thể phát triển và thăng tiến nhanh hơn. Khi bạn đã làm tốt công việc hiện tại của mình, bạn có thể tập trung vào các năng lực học tập ngoài phạm vi kiến thức chính của bản thân.
Hãy bước ra khỏi vùng an toàn và thử thách bản thân mỗi ngày. Hãy nhớ rằng, càng làm nhiều, bạn càng học được nhiều. Học hỏi nhiều hơn và chủ động đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn cuối cùng sẽ giúp bạn đạt được một chức vị cao hơn tại nơi làm việc.
Tư duy sáng tạo
Để được giao cho một vị trí cấp cao, bạn cần phải là một người có tư duy phản biện sáng tạo. Các nhà lãnh đạo giỏi có thể thấy trước các vấn đề tiềm ẩn, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kế hoạch ứng phó trước khi chúng xảy ra.
Các nhà lãnh đạo giỏi cũng nhận thức được các cơ hội tiềm năng và tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho công ty và nhân viên. Đồng thời, đừng chờ đợi mọi thứ xảy ra; thay vào đó, hãy lường trước các tình huống và giúp công ty sẵn sàng trong trường hợp có sự cố xảy ra. Nếu nhân viên đang gặp phải một vấn đề, hãy giúp họ xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo nó không ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên, công ty và khách hàng.
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, cho dù đó là trình bày trước nhóm, tạo và viết chiến lược kinh doanh hay giao tiếp với nhân viên và khách hàng. Và một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng nhất là lắng nghe. Nếu không có kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ không thể nhận phản hồi từ người khác và hiểu được các thành viên trong nhóm thích gì về các dự án mà họ làm việc.
Hãy tập thói quen lắng nghe người khác. Không chỉ lắng nghe những góp ý từ người khác để sửa đổi bản thân, cải thiện công việc mà còn lắng nghe để hiểu những người đang đồng hành với mình trong công việc. Nó sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu mến, tin tưởng hơn.
Tạo động lực cho người khác
Một nhà lãnh đạo thực sự nên ảnh hưởng tích cực đến mọi người. Khi nhân viên hoặc đồng nghiệp mất đi hoài bão và đam mê, bạn nên tiếp thêm năng lượng và động viên họ. Vậy các nhà lãnh đạo phải làm thế nào để thúc đẩy mọi người?
Thứ nhất, họ biết mọi người cần gì và muốn gì. Ví dụ, nếu một nhân viên mất động lực vì họ nghĩ rằng việc họ làm không được công nhận, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ nói chuyện với người đó và đưa ra sự công nhận xứng đáng.
Đôi khi, mọi người mất động lực vì họ gặp khó khăn, mệt mỏi khi làm những công việc lặp đi lặp lại hoặc thất vọng vì không được yêu cầu tham gia. Một nhà lãnh đạo giỏi nên tìm kiếm các thành viên trong nhóm để xem họ đang làm như thế nào, lắng nghe và trao quyền cho họ tham gia nhiều hơn vào quá trình.
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực cũng là một yếu tố thúc đẩy chính. Thiết lập các phần thưởng khi đạt được các hiệu suất, chẳng hạn như mục tiêu tăng số lượng khách hàng mới hàng tuần. Thưởng cho họ một bữa trưa thứ Sáu để giúp mọi người giải tỏa căng thẳng và biết rằng họ được đánh giá cao.
Có tính kỷ luật cao
Tính kỷ luật là yếu tố cần thiết để đạt tới các mục tiêu. Ngay cả khi bạn có một tầm nhìn hay một ý tưởng tốt, sẽ vô ích nếu không có tính kỷ luật. Trên con đường thành công thì không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đó là câu nói hoàn toàn đúng với tất cả những nhà lãnh đạo. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có kỷ luật bản thân và đảm bảo những người khác trong nhóm của bạn cũng tuân thủ kỷ luật.
Không ngừng học hỏi, trau dồi
John F. Kennedy từng nói: “Lãnh đạo và học hỏi là hai thứ không thể tách rời.” Khi mọi thứ trong cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng, điều quan trọng là không ngừng học hỏi và thử thách bản thân. Học hỏi các nhà lãnh đạo khác về phẩm chất, phong thái và cách họ giao tiếp. Mặc dù bạn không cần phải sao chép hoàn toàn một nhà lãnh đạo khác, nhưng hãy kết hợp một số đặc điểm tốt của họ vào phong cách của bạn.
Biết cách ủy quyền – phân công
Theo Theodore Roosevelt, "Giám đốc điều hành giỏi nhất là người có đủ sáng suốt để chọn những người giỏi làm những gì mình muốn và tự kiềm chế để không can thiệp vào họ khi họ làm việc đó."
Một nhà lãnh đạo thành công sẽ không quản lý vi mô. Hãy giao việc cho nhân viên của bạn và để họ cảm thấy được tham gia nhiều hơn và có nhiều cơ hội hơn để phát triển các kỹ năng mới. Không những thế, ủy quyền công việc còn giúp bạn tránh được lãng phí thời gian và tối ưu hóa năng suất nhất có thể. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm về phần công việc cuối cùng. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải giám sát dự án khi ủy quyền và đảm bảo giao nhiệm vụ cho những người có kỹ năng hoàn thành chúng một cách hợp lý.
Kỹ năng giải quyết xung đột
Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng lãnh đạo tối thiểu mà nhà quản trị cần phải có. Nó là cả một quá trình nhìn nhận, đánh giá, phân tích để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Có thể nói, việc đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề đúng đắn, kịp thời không chỉ giúp ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Trao quyền, tiếp sức cho các thành viên
Các nhà lãnh đạo nên học cách nhận ra giá trị của các thành viên trong nhóm, học hỏi từ họ và khuyến khích các thành viên khác trong nhóm học hỏi lẫn nhau. Học những điều mà bạn không biết từ một người chuyên về một lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, nếu nhân viên có một ý tưởng mới, hãy khuyến khích nó và xem nó sẽ đi đến đâu. Giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn của họ bằng cách tin tưởng vào họ; bạn sẽ “bơm” thêm sự tự tin vào trong. Và hãy công nhận họ khi mà họ chủ động trong công việc giúp tăng năng suất và hiệu quả cho bạn.
Tóm tắt:
- Kỹ năng lãnh đạo tốt là điều cần thiết để phát triển nghề nghiệp.
- Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng lãnh đạo của mình, hãy luôn học hỏi, thử thách và trải nghiệm bản thân để rút ra những bài học đáng giá.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.