Điểm nhấn chính:
- Việc tiết kiệm cho mục đích hưu trí là vô cùng cần thiết vì nó sẽ là một tấm nệm tài chính để bạn có thể có kỳ hưu trí an nhàn.
- Lý tưởng nhất là bạn nên có số tiền tương đương 80% thu nhập trước khi nghỉ hưu để có thể duy trì một lối sống tương tự khi về hưu.
Bạn cần bao nhiêu tiền để có hưu trí an nhàn?
Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng, cần bao nhiêu tiền để bạn có thể tận hưởng nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính? 20 triệu một tháng, 30 triệu một tháng, 50 triệu một tháng. Đương nhiên ai cũng muốn càng nhiều càng tốt, nhưng ở đây ta đang nói đến một con số thực tế vừa phải để có một cuộc sống thoải mái không lo toan về tiền bạc.
Các chuyên gia khuyên bạn nên có số tiền hàng năm sau khi nghỉ hưu tương đương 80% thu nhập hàng năm của bạn trước khi nghỉ hưu để có thể duy trì lối sống bạn đang có trước khi nghỉ hưu. Điều này có nghĩa là, nếu bạn kiếm được 500 triệu đồng mỗi năm, bạn nên hướng đến việc có được khoản thu nhập ít nhất là 400 triệu đồng một năm sau khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, không bắt buộc tất cả thu nhập của bạn đều phải đến từ tiền tiết kiệm.
Với ý nghĩ đó, bài viết dưới đây có thể sẽ giúp bạn tính toán được số tiền bạn cần để nghỉ hưu là bao nhiêu.
Vấn đề không phải là tiền, mà là thu nhập
Một điều quan trọng là xác định được tổng thu nhập hàng năm bạn có thể có từ tổng tài sản của mình, cả chủ động từ lương hay các công việc bán thời gian mà bạn vẫn tham gia khi nghi hưu, hay thụ động từ các tài sản tài chính.
Số dư tiết kiệm 1 – 3 tỷ đồng có thể cho phép bạn tạo đủ thu nhập ổn định và lâu dài không? Có thể có nhưng cũng có thể không. Và đây chính là vấn đề sẽ được giải quyết trong bài viết này.
Vậy thu nhập bạn cần là bao nhiêu để có hưu trí an nhàn?
Lý do bạn không cần phải đạt được số tiền tương đương 100% thu nhập trước nghỉ hưu là, khi bạn nghỉ hưu, bạn thường không phát sinh một số chi phí nhất định. Ví dụ:
- Bạn sẽ không còn phải tiết kiệm cho quỹ hưu trí.
- Bạn có thể chi tiêu ít hơn cho việc di chuyển và các chi phí khác liên quan đến việc đi làm, bao gồm ăn sáng, café, quần áo…
- Bạn có thể đã trả hết khoản vay mua nhà thế chấp của mình khi nghỉ hưu.
- Bạn có thể không cần bảo hiểm nhân thọ nếu bạn không còn người phụ thuộc.
Nhưng nghỉ hưu với số tiền tương đương 80% thu nhập hàng năm không phải là điều hoàn hảo cho tất cả mọi người. Một số người có thể thấp hơn khá nhiều, đặc biết là những người có thu nhập cao. Bạn có thể muốn điều chỉnh mục tiêu của mình dựa trên lối sống hưu trí mà bạn dự định và liệu các khoản chi phí của bạn có khác biệt đáng kể hay không.
Ví dụ: nếu bạn dự định đi du lịch thường xuyên khi nghỉ hưu, bạn có thể muốn hướng tới việc có khoảng 90% đến 100% thu nhập trước khi nghỉ hưu của mình. Mặt khác, nếu bạn có kế hoạch hoàn tất các khoản thanh toán thế chấp trước khi nghỉ hưu hoặc cắt giảm các khoản chi tiêu hàng ngày, bạn có thể tận hưởng khoảng thời gian nghỉ hưu thoải mái với mức thu nhập dưới 80% thu nhập hiện tại.
Giả sử bạn chuẩn bị bước vào giai đoạn nghỉ hưu và thu nhập hàng năm bạn có trước khi nghỉ hưu là 500 triệu đồng. Dựa trên nguyên tắc 80%, bạn có thể mong đợi thu nhập hàng năm sau khi nghỉ hưu khoảng 400 triệu đồng, tức là khoảng 33 triệu mỗi tháng.
Các nguồn thu nhập khác
Ngoài lương hưu từ bảo hiểm xã hội, một số nguồn thu nhập khác bạn có thể cân nhắc từ bây giờ như:
- Lãi suất tiền gửi từ khoản tiết kiêm: giả sử bạn tích lũy được 2 tỷ một năm trước khi nghỉ hưu, và lãi suất tiền gửi là 6% năm, hay 0,5% tháng thì bạn sẽ có 10 triệu đồng lãi suất một tháng. Tuy nhiên cân lưu ý, lãi suất luôn có xu hướng giảm, và thu nhập từ lãi ngân hàng của bạn có thể giảm đáng kể.
- Bất động sản cho thuê: Đầu tư vào bất động sản có thể là một cách khác để tạo thu nhập hưu trí. Sở hữu tài sản cho thuê có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định từ việc cho thuê, trong khi bạn cũng có thể kiếm được lợi nhuận khi bất động sản của bạn tăng giá. Đương nhiên, để có bất động sản cho thuê, trước tiên cũng cần phải có căn nhà đầu tiên mà mình sẽ ở trong đó. Trong nhiều trương hợp, nếu con cái không còn ở chung, bạn hoàn toàn có thể đem căn nhà mình đang ở cho thuê và tim mot can nhà khác nhỏ hơn, xa trung tâm hơn thuê lại với giá rẻ, như vậy bạn cũng có một khoản chênh lệch va tạo ra thu nhập từ việc cho thuê nhà.
- Cổ phiếu chia cổ tức: Đầu tư vào cổ phiếu chia cổ tức có thể mang lại nguồn thu nhập thụ động khi nghỉ hưu. Tại Việt Nam, một số cổ phiếu chia cổ tức phổ biến bao gồm Vinamilk, FPT.v.v.
- Bảo hiểm nhân thọ tự nguyện (niên kim): Loại sản phẩm bảo hiểm này có thể mang lại một nguồn thu nhập đảm bảo khi nghỉ hưu, vì nó sẽ trả tiền theo định kỳ khi bạn nghỉ hưu.
Nhìn chung, bạn có thể ước tính thu nhập hưu trí cần để có hưu trí an nhàn bằng công thức sau:
Thu nhập cần thiết = Chi phí hưu trí – Thu nhập hưu trí
Ví dụ, một cặp vợ chồng khi về hưu ước tính:
- tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng là 28 triệu đồng.
- mỗi người sẽ nhận được 2 triệu mỗi tháng từ bảo hiểm xã hội.
- cả hai có thêm tổng 3 triệu từ bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Điều này có nghĩa là, thu nhập cần thiết (bổ sung) của cặp vợ chồng sẽ là 21 triệu đồng (28tr – 7tr). Như vậy, 28 triệu đồng chi phí hàng tháng sẽ được thỏa mãn bởi 7 triệu đến từ thu nhập được đảm bảo, và 21 triệu thu nhập còn lại sẽ cần đến từ các nguồn khác như đầu tư và tiết kiệm.
Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để có thể nghỉ hưu?
Sau khi xác định được khoản thu nhập bạn cần tạo ra để có hưu trí an nhàn, bước tiếp theo là tính xem bạn nhận được bao nhiêu từ bảo hiểm xã hội và cần phải có bao nhiêu tiền/tài sản tích lũy thêm để duy trì được khoản thu nhập ổn định trong ít nhất 20 năm bạn dự kiến nghỉ hưu.
Khi muốn tính toán con số này, “quy tắc 4%” là một phương án mà bạn có thể áp dụng. Quy tắc này đề cập đến tỷ lệ rút tiền của bạn, bạn có thể rút 4% số tiền từ khoản tiết kiệm hưu trí của mình trong năm nghỉ hưu đầu tiên của mình.
Vì vậy, nếu bạn tiết kiệm được 2 tỷ đồng, bạn sẽ rút được 80 triệu trong năm đầu tiên nghỉ hưu trong một lần hoặc từng lần dưới dạng các khoản thanh toán, cùng với tiền lời của khoản tích lũy còn lại. Trong những năm nghỉ hưu tiếp theo, bạn sẽ điều chỉnh số tiền đó theo lạm phát mỗi năm để phù hợp với chi phí sinh hoạt của mình.
Nếu bạn tuân theo quy tắc này, bạn sẽ không phải lo lắng về việc hết tiền khi nghỉ hưu và sẽ nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính. Bởi quy tắc 4% được đề xuất nhằm đảm bảo số tiền của bạn có thể giúp bạn duy trì cuộc sống ít nhất trong 30 năm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức đơn giản sau để tính mục tiêu tiết kiệm hưu trí:
Số tiền tiết kiệm hưu trí mục tiêu = Thu nhập cần có hàng năm x 25
Ví dụ, một năm bạn cần 180 triệu, hay 15 triệu/tháng. Vậy số tiền bạn cần tiết kiệm để có cuộc sống nghỉ hưu như mong muốn là 4.5 tỷ đồng (180 triệu x 25).
Những điều bạn cần lưu ý về mục tiêu hưu trí an nhàn
Không có một phương pháp tính toán số tiền cần tiết kiệm cho việc hưu trí nào là hoàn hảo. Hiệu suất đầu tư sẽ thay đổi theo thời gian và khó có thể dự đoán chính xác nhu cầu chi tiêu thực tế khi về hưu của bạn.
Ngoài ra thuế có thể làm giảm thu nhập thực nhận của bạn. Theo quy định của Bộ Tài chính, tiền các cá nhân rút từ khoản gửi tiết kiệm trong ngân hàng sẽ không phải đóng thuế. Mặt khác, khoản tiền nào bạn kiếm được từ việc bán chứng khoán, cụ thể là cổ phiếu, sẽ là thu nhập chịu thuế nhưng mức thuế suất được áp dụng cũng khá thấp.
Một điều quan trọng bạn cũng cần phải lưu ý là xem xét tác động của lạm phát đối với kế hoạch nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính của bạn. Các vấn đề về lạm phát đã thu hút đông đảo sự chú ý trong thời gian 1 – 2 năm trở lại đây khi giá cả tăng chóng mặt với tốc độ chưa từng thấy trong suốt 40 năm qua.
Nhưng ngay cả khi chi phí sinh hoạt tăng với tốc độ bình thường, lạm phát cũng có thể có tác động nặng nề hơn đối với các hộ gia đình có người cao tuổi so với các hộ gia đình có người đang trong độ tuổi lao động. Đó là bởi vì người cao tuổi phải chi phần lớn thu nhập của mình cho các khoản chi phí như chăm sóc sức khỏe và nhà ở. Các chi phí này có xu hướng tăng nhanh hơn so với tốc độ lạm phát chung.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Làm sao để nghỉ hưu an nhàn an toàn tài chính?
10/05/24
Chính sách nghỉ hưu mới nhất năm 2024
08/05/24
Đầu tư sớm để độc lập tài chính nghỉ hưu sớm
04/03/24
Chuẩn bị hưu trí phải làm gì?
29/02/24
Kế hoạch phúc lợi xác định vs. đóng góp xác định
11/02/24
Xếp hạng an ninh hệ thống hưu trí trên thế giới
06/12/23
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
05/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Toàn cảnh tình hình quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam
19/10/24
Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính thay đổi cách đầu tư chứng khoán
16/09/24
Thị trường bất động sản: Cơ hội nào cho thế hệ trẻ
13/09/24