Điểm nhấn chính:
- “Nhà riêng” dùng để chỉ những ngôi nhà biệt lập và không gắn liền với những ngôi nhà thuộc sở hữu của các cá nhân khác.
- Hiện có khoảng 55% người Việt Nam đang sở hữu Nhà đất.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Ngoài “chung cư”, “nhà riêng” (Single-family home) là một thuật ngữ bạn cũng có thể đã nghe thấy thường xuyên. Điều này có vẻ dễ hiểu, nhưng chính xác nhà riêng, hay nhà ở dành cho một gia đình, là gì và nó khác với các loại nhà ở khác như thế nào?
Nhà riêng là gì?
“Nhà riêng” đề cập đến những ngôi nhà biệt lập dành cho một gia đình, không gắn liền với những ngôi nhà thuộc sở hữu của các cá nhân khác, và nó cũng được biết đến như một loại bất động sản đầu tư. Nó là một cấu trúc dân cư độc lập nằm trên mảnh đất riêng của nó và được thiết kế để sử dụng như một đơn vị nhà ở đơn lẻ, thường chỉ có một nhà bếp, các bức tường riêng biệt và không sử dụng chung các tiện ích nhưn điện, nước, internet...
Nếu bạn mua Nhà riêng, bạn sẽ sở hữu cả ngôi nhà cũng như tài sản nằm trên mảnh đất đó. Điều này khác với các loại tài sản khác như chung cư, nơi bạn chỉ sở hữu nội thất của căn hộ riêng lẻ của mình và phải chia sẻ quyền sở hữu các khu vực chung với các chủ nhà khác trong khu phức hợp.
Những cân nhắc của việc đầu tư vào Nhà riêng
Không có ngôi nhà nào thực sự hoàn hảo và phù hợp với sở thích của tất cả mọi người. Phần lớn, những ngôi nhà dành cho một gia đình được xem là lựa chọn tốt nhất cho những gia đình có đủ khả năng chi trả cho không gian sang trọng và sự riêng tư hơn.
Ưu điểm
- Sự riêng tư và không gian sống: Bạn không phải chia sẻ bất cứ thứ gì với những hộ gia đình khác và ít bị ảnh hưởng bởi những ồn ào xung quanh, do đó bạn có thể đảm bảo mức độ riêng tư cao. Những ngôi nhà riêng cũng có xu hướng có không gian sống rộng hơn những ngôi nhà trong khu căn hộ cho thuê.
- Tạo nguồn thu nhập: Nhà riêng thường thu hút người thuê dài hạn – những người thích sự riêng tư và không gian thoải mái, có thể giúp mang lại cho chủ nhà thu nhập cho thuê ổn định.
- Kiểm soát: Là chủ sở hữu, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tài sản và việc quản lý tài sản đó. Bạn có thể đưa ra quyết định liên quan đến việc nâng cấp, bảo trì và lựa chọn đối tượng thuê.
- Sự tăng giá: Theo thời gian, những ngôi nhà riêng có tiềm năng tăng giá trị cao hơn các loại bất động sản khác, cho phép các nhà đầu tư được hưởng lợi từ việc tăng vốn khi bán tài sản trong tương lai.
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn: Chi phí để chi trả cho một căn nhà riêng, cũng như chi phí trả trước nếu có vay thế chấp, là cao hơn rất nhiều so với nhà chung cư. Trở ngại này làm giảm cơ hội sở hữu một căn nhà riêng của khá nhiều người.
- Trách nhiệm: Có nhà riêng và có nhiều không gian riêng tư hơn đồng nghĩa với trách nhiệm cá nhân nhiều hơn. Nếu nhà của bạn có sân riêng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc cắt cỏ hoặc thuê một công ty để bảo trì nó. Tương tự với chi phí nội thất. Hoặc, nếu đường ống hoặc máy điều hòa không khí ngừng hoạt động, bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn để sửa chữa.
- Điều kiện thị trường: Giá trị của khoản đầu tư vào căn nhà riêng của bạn có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các điều kiện thị trường bất động sản địa phương. Suy thoái kinh tế hoặc cung vượt cầu trong thị trường nhà ở có thể ảnh hưởng đến cả giá trị tài sản và nhu cầu thuê.
Ngoài ra, nhìn chung, một ngôi nhà lý tưởng nhất cho bất kỳ ai cũng có thể thay đổi theo thời gian. Khi chúng ta già đi và con cái lớn lên, chúng ta có thể hướng hướng tới hoàn cảnh sống kiểu cộng đồng nhiều hơn. Đó thường là lý do tại sao bạn thấy những người về hưu thường chuyển đến sống trong các căn hộ chung cư, nơi một số công việc nhà đã được lo cho họ.
Thị trường Nhà riêng ở Việt Nam
Hiện ở Việt Nam có khoảng 55% người đang sống nhà đất và 25% sống ở chung cư. Khoảng 80% người Việt Nam đã sở hữu ít nhất 01 bất động sản (BĐS). Những gia đình thu nhập cao sở hữu trên 2 BĐS, theo Batdongsan.com.vn.
Theo thống kê cuối quý I/2023, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn thể hiện sự ảm đạm. Thanh khoản thị trường ở mức thấp khiến các chủ đầu tư phải liên tục dời lịch mở bán các sản phẩm BĐS hoặc buộc phải hạ giá bán.
Nguồn: VnEconomy
Tư duy của cha ông ta là “phải có mảnh đất cắm dùi” khiến căn hộ không được xem trọng bằng đất nền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của các chung cư và đô thị khép kín, tư duy đó giờ đã phải nhường chỗ cho những căn hộ có giá nhiều nghìn USD trên một mét vuông. Người trẻ Việt Nam, là những người có lối sống thích dịch chuyển, thay đổi, đang dần tiếp cận mạnh mẽ tới mô hình nhà chung cư. Sự lựa chọn này được ưa chuộng hơn việc mua Nhà đất vì tiện ích tốt, phù hợp với thói quen sinh hoạt cũng như khả năng kinh tế cá nhân.
Ngoài ra, Việt Nam đang đón nhận một tệp khách hàng mới và được cho là tiềm năng đối với thị trường Nhà ở. Đó là các chuyên gia người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có gần 100,000 lao động nước ngoài thuộc diện được cấp phép lao động làm việc tại Việt Nam. Sự gia tăng tệp khách hàng có thu nhập cao này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các giao dịch Nhà đất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần trong số họ đều lựa chọn phương án thuê ngắn hạn hoặc dài hạn. Bởi họ thường không có ý định mua một tài sản cố định khi không tận dụng được tối đa giá trị của nó.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá giao dịch nhà ở, đất nền tiếp tục có xu hướng giảm so với 6 tháng cuối năm 2022, trong đó mức độ giảm giá đối với nhà ở riêng lẻ và đất nền cao hơn mức độ giảm giá của căn hộ chung cư. Theo đó, lượng giao dịch thứ cấp đất nền dự án tại Hà Nội giảm 32.9%, tại TP.HCM giảm 51.1%, tại Bình Dương giảm 46.8%, tại Đà Nẵng giảm 42.8%. Điều này có thể thể lý giải bởi sự sụt giảm nhu cầu đối với Nhà đất nền, khi có tới 60% người Việt Nam cho biết mua BĐS để đầu tư, trong khi chỉ có 20% mua để sống gần các tiện ích dịch vụ và 20% cải thiện thêm không gian cá nhân, theo báo cáo tâm lý người tiêu dùng BĐS 2023 của Batdongsan.com.vn.
Những thách thức của thị trường Nhà đất
Sở hữu hoặc đầu tư vào những ngôi nhà riêng ở Việt Nam đi kèm với những thách thức cụ thể cùng với những quy định liên quan. Những yếu tố này cũng góp phần hạn chế sự tăng trưởng và mở rộng của thị trường nhà đất, chẳng hạn như:
Quy trình phức tạp: Các vấn đề nhưu tranh chấp quyền sở hữu đất đai, thu hồi đất hoặc giải phóng mặt bằng có những quy trình pháp lý rất phức tạp, tốn thời gian, chi phí có thể rất cao và dẫn đến việc bị chậm trễ. Nó thường đòi hỏi phải làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương có liên quan, do tại Việt Nam, Nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai, trong khi cá nhân và tổ chức chỉ được nhận quyền sử dụng đất.
Đô thị hóa và khan hiếm đất đai: Khi Việt Nam trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhiều người đang di cư từ nông thôn ra thành thị. Việc này dẫn đến tình trạng khan hiếm đất đai ở nhiều khu vực đô thị, đẩy giá bất động sản lên cao và khiến việc tìm kiếm những ngôi nhà riêng có giá cả phải chăng ở những vị trí mong muốn trở nên khó khăn.
Tài trợ mua nhà: Phương thức cho vay và lãi suất có thể ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo tài chính tài sản của chủ sở hữu nhà. Giống như các quốc gia khác, Việt Nam cũng cung cấp các gói cho vay mua nhà được trả dần trong 15-20 năm, với lãi suất có thể thay đổi, được điều chỉnh lên hoặc xuống bởi các ngân hàng, thay vì lãi suất cố định. Việc không có các chính sách ưu đãi cho vay hoặc lãi suất cho vay biến động mạnh sẽ gây áp lực trả lãi cho người mua nhà, và từ đó giảm nhu cầu, đặc biệt đối với phân khúc nhà đất thường có giá trị mua/bán rất cao.
Đầu cơ: Thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến tình trạng đầu cơ và biến động giá đáng kể có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư, thậm chí có thể dẫn tới bong bóng bất động sản. Năm 2021, chính phủ đã thực hiện các biện pháp kiểm soát giá bất động sản, chẳng hạn như các quy định cho vay chặt chẽ hơn và thuế đối với các giao dịch tài sản.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Thị trường bất động sản: Cơ hội nào cho thế hệ trẻ
13/09/24
Thị trường condotel sắp vỡ trận
28/06/24
Mỹ - Lãi suất cao nhưng giá nhà vẫn tăng mạnh
20/06/24
Công nghệ bất động sản – Proptech là gì?
28/03/24
Bất động sản – Mô hình cộng đồng dân cư khép kín
21/09/23
Bất động sản đầu tư – Nhà phố liền kề
20/09/23
8 lý do mà bạn cần thiết lập một quỹ khẩn cấp
21/12/24
Phát triển hệ thống lương hưu hiện đại ở Việt Nam
28/11/24
Điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai sửa đổi
10/11/24
Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
05/11/24
Có nên đầu tư căn hộ trong bối cảnh lãi suất thấp?
29/10/24
Toàn cảnh tình hình quỹ đầu tư tư nhân tại Việt Nam
19/10/24
Công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính thay đổi cách đầu tư chứng khoán
16/09/24
Thị trường bất động sản: Cơ hội nào cho thế hệ trẻ
13/09/24