Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

6 cách để TỰ LỪA MÌNH tiết kiệm nhiều hơn

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Có 6 cách có thể lừa mình để tiết kiệm hơn bao gồm (i) Nhắc nhở mình về các mục tiêu tài chính, (ii) Luôn tìm hiểu các khoản chi phí trước khi chi tiền, (iii) Đừng bị lôi cuốn với những bản nâng cấp, (iv) Hãy chờ 24 giờ để tránh mua hàng không cần thiết, (v) Sử dụng tiền mặt cho các giao dịch nhỏ và (vi)  Sử dụng các công cụ và ứng dụng lập ngân sách.

    - Đây là những cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm từ đó giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn. 

    Hãy suy nghĩ theo cách này, nếu bạn thực hiện đủ các động tác gập bụng và nhảy dây, cơ thể của bạn sẽ trở nên khỏe khoắn hơn và bạn sẽ giảm được một vài cân. Theo các chuyên gia tâm lý học, tâm trí của con người cũng chỉ là một phần cơ khác của cơ thể và hoạt động theo cùng một cách. Nếu não bộ của bạn thường xuyên, bạn có thể tăng cường ý chí của mình hơn để khiến bản thân chi tiêu ít đi, qua đó củng cố sức khỏe tài chính của mình và giảm được bớt một phần lo lắng liên quan đến tiền bạc.

    Nhắc nhở chính mình về các mục tiêu tài chính

    Bạn đang cần tiết kiệm cho một mục tiêu lớn nào đó, như một kỳ nghỉ chẳng hạn? Hay đang cố gắng giảm số dư thẻ tín dụng của mình xuống mức 0 đồng?

    Hãy viết chúng xuống và đặt chúng ở những nơi bạn hay để mắt tới. Ví dụ như là dán nó lên cánh cửa tủ lạnh, đầu giường ngủ hoặc kể cả dán nó lên mặt sau của thẻ ghi nợ, để chắc rằng mình đang chi tiêu ở mức tối thiếu và hướng tới một hoặc vài mục tiêu lớn nào đó.

    Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ cảm xúc phấn khích khi mua hàng và biến nó thành một quá trình nhận thức có cân nhắc. Nghe có chút hơi căng thẳng khi phải nhìn nhắc nhở khắp nơi, tuy nhiên hãy tin rằng nếu bạn có thể nhắc mình một vài lần và hình thành thói quen, thì khả năng cao là bạn không cần phải nhắc mình trong tương lai và đây là cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. 


    Luôn tìm hiểu kỹ các khoản chi phí trước khi chi tiền

    Bạn có tin không, cùng một mặt hàng ở mỗi một điểm bán, mỗi nhà cung cấp có thể có giá khác nhau. Giá trong siêu thị lớn có khả năng thấp hơn giá trong cửa hàng tiện lợi. Hoặc là vào trong cửa hàng lớn thì sẽ đắt hơn của hàng nhỏ (vì chi phí thường cao hơn).

    Khi bạn cần mua một món đồ nào, đặc biêt là món hàng có giá trị cao, hãy kiểm tra giá trên mạng trước khi đặt mua.  Bạn sẽ ngạc nhiên là giá món đồ có thể chênh nhau rất nhiều ở cửa hàng khác nhau. Ví dụ một cái máy lạnh có thể chênh lệch 1-2 triệu đồng nếu bạn mua từ đại lý lớn thay vì những cửa hàng phân phối nhỏ. Và thậm chị là trong qua trình kiểm tra nghiên cứu, cũng có thể suy nghĩ xem bạn thực sự cần món đồ đó không. 

    Đừng bị lôi cuốn với những bản nâng cấp

    Ngày nay, các nhà bán lẻ cung cấp các bản nâng cấp cho hầu hết mọi thứ, từ điện thoại, laptop cho tới những ứng dụng nghe nhạc, xem phim. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, việc nâng cấp là không thực sự đáng với chi phí mà chúng ta bỏ ra.

    Hãy nghĩ về một cuốn truyện hay một bộ 10 cuốn truyện. Hay là có sự khác biệt nào giữa một phiên bản thường và phiên bản pro và thật sự bạn có cần phiên bản pro hay không? Trừ khi bạn thật sự cần bản nâng cấp cho công việc, hoặc làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn tiết kiệm thời gian nhiều hơn, không thì hãy biết cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và đừng mua bản nâng cấp. 

    Hãy chờ 24 giờ để mua bất kỳ mặt hàng không cần thiết nào

    Việc mua sắm được xem như là liệu pháp giúp giảm stress và có thể khiến bạn trở nên vui vẻ hơn. Nhưng việc này cũng có thể phá huỷ ngân sách của bạn một cách rất chóng vánh.

    Nếu bạn đang lang thang trong một trung tâm mua sắm không chủ đích, và đang cảm thấy tồi tệ về công việc của mình hoặc điều gì đó khác, và bạn nhìn thấy một chiếc điện thoại mới sáng bóng, bạn có thể nghĩ, 'Điều đó sẽ làm tôi vui hơn'.

    Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng niềm vui khi mua hàng mới thường biến mất rất nhanh, chỉ trong vài ngày, thậm chí vài giờ. Và tất cả những gì bạn còn lại sẽ là khoản nợ từ những lần mua sắm này, hoặc số dư tiền tiết kiệm của mình bị giảm đi đáng kể. Và khi bạn càng có ít tiền hơn, và không hoàn thành mục tiêu tài chính của năm, bạn sẽ càng cảm thấy căng thẳng hơn.

    Tuy là vậy, đôi khi bạn vẫn có thể cần một chiếc điện thoại mới hoặc quần áo mới. Vậy khi nào thì có thể thực hiện các giao dịch mua này? Hãy dành ra ít nhất 1 ngày, 24 giờ, để cân nhắc kĩ lại. Vì sau 24 giờ, có thể bạn sẽ không còn mua hàng theo cảm xúc nữa, 

    Hãy sử dụng tiền mặt đối với những giao dịch nhỏ

    Theo chuyên gia tâm lý, bộ não của bạn sẽ phát ra nhiều tín hiệu “đừng làm điều đó” khi bạn biết mình chỉ có tiền mặt trong túi. Nghiên cứu cho thấy việc thanh toán bằng tiền mặt gặp nhiều khó khăn hơn là việc quẹt thẻ thanh toán. Bạn thực sự hiểu mức độ từ bỏ của bạn là bao nhiêu khi sử dụng tiền mặt.

    Bạn không nên mang theo quá nhiều tiền mặt bên mình, có thể chỉ cần 500 ngàn – 1 triệu đồng thôi. Và hãy thanh toán những chi tiêu nhỏ dưới 200 hay 500 ngàn đồng bằng tiền mặt với số tiền mang theo. Việc này sẽ giúp bạn có nhận thức hơn về những khoản chi tiêu của mình và sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài cho tài chính cá nhân của bạn.

    Cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm: sử dụng các công cụ và ứng dụng lập ngân sách

    Sử dụng các ứng dụng lập trình dành riêng cho việc lập ngân sách sẽ khiến việc quản lý tài chính của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Có thể bản cảm thấy chán nản khi phải nhập các con số về chi tiêu và các hoá đơn, hoặc nhìn thấy những biểu đồ tóm tắt tình hình tài chính của mình và nhận ra là mình đã vượt xa ngân sách của mình như thế nào.  Tuy nhiên đây là một cách lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm tốt nhất, vì trong quá trình nhập số liệu, bạn cũng sẽ biết mình đang chi tiêu từng khoản như thế nào, và sẽ thấy rất nhiều khoản chi tiêu là không cần thiết, nhận ra những khoản nợ trong thẻ tín dụng, từ đó dần dần biết tiết chế hơn.

    Hãy kiên trì với việc lập ngân sách. Nó giống như việc tập thể dục vậy. Lúc đầu, dường như có vẻ nó là điều cực nhọc và mệt mỏi. Nhưng sau đó bạn sẽ bắt đầu thích thú với nó hơn, hoặc ít nhất là nhận ra sự khó chịu đó là đáng giá và là trợ thủ giúp bạn đạt mục tiêu tài chính của năm.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán