Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Cách làm sổ thu chi gia đình hiệu quả

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Chi tiêu trong gia đình là tất cả các khoản chi phí, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình.

    - Lập sổ thi chi chính là cách quản lý chi tiêu gia đình hợp lý và hữu hiệu nhất trong mọi thời đại.

    - Cách làm sổ thu chi gia đình hiệu quả nhất là liệt kê các khoản phải chi của gia đình mình hàng tháng để tránh tình trạng vung tay quá trán cho bất kỳ khoản nào.

    Tại sao phải làm sổ thu chi gia đình?

    Ngày nay, chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ở Việt Nam đang dần được cải thiện, đồng thời mức thu nhập bình quân của người dân cũng tăng đáng kể. Song, việc cân đối chi tiêu gia đình hợp lý vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với các hộ gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ.

    Chi tiêu trong gia đình được hiểu là tất cả các khoản chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình bao gồm chi phí ăn mặc, đi lại, mua sắm, học tập, giải trí,... Tùy vào mỗi gia đình sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau và mức chi phí cũng không giống nhau. Tuy nhiên, chi phí cuộc sống hiện nay đã tăng lên mức khá cao, và có quá nhiều khoản phải chi khiến cho nhiều gia đình phải đau đầu mỗi khi thống kê lại chi tiêu và thấy rằng chi vượt quá thu.

    Để tránh tình trạng vung tay quá trán, hay không biết tiền mình đã đi về đâu, việc lập ngân sách và quản lý thu chi vô cùng quan trong trong việc quản lý tài chính của gia đinh.

    Hàng năm bạn sẽ cần phải lên kế hoạch chi tiêu hay còn gọi là lập ngân sách dự trên thu nhập, cũng như lên kế hoạch các khoản chi tiêu. Bằng cách ghi lại những chi tiêu hàng tháng trong sổ thu chi và kiểm soát, so sánh các chi phí này với ngân sách hàng năm, bạn có thể kiểm soát kế hoạch chi tiêu cho gia đình mình, và thực hiện những điều chỉnh phù hợp mỗi khi số chi đã vượt quá khoản cho phép.

    Vậy bạn có biết  làm thế nào để quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình hiệu quả chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được chi tiêu trong gia đình là gì và cách làm sổ thu chi gia đình.  

    Cách làm sổ thu chi gia đình hiệu quả, khoa học mà bạn có thể tham khảo:

    1. Liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu trong tháng của gia đình

    Bạn có thể dùng file excel đơn giản, hoặc là dùng các app về lập ngân sách để quản lý chi tiêu. 

    Các khoản chi tiêu trong gia đình thường chia thành các nhóm sau: ·    

    - Chi phí thuê nha/trả tiền mua nhà hàng tháng: thường chiếm khoang 25-30% thu nhập của gia đình. 

    - Chi cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu: Thường chiếm tỷ trọng lớn 15-20% trong bảng chi tiêu gia đình, đây là khoản chi cho các nhu cầu thiết yếu tiền ăn, tiển đi lai, đồ gia dụng...

    - Chi cho dịch vụ: Đó là các khoản chi liên quan đến các loại hóa đơn như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền internet,... Các chi tiêu này thường chiếm khoảng 20%  trong bảng biểu chi tiêu của gia đình.

    - Chi tiêu cho con cái: Nuôi dưỡng một đứa con vô cùng tốn kém và đôi lúc khoản chi cho con cái sẽ vượt quá mức chi mà bạn đặt ra. Vì có nhiều khoản phải chi cho chúng, chẳng hạn như tiền bỉm sữa, đồ chơi, thuốc men, tiền học phí, đồ dùng học tập,…

    - Chi cho các hoạt động giải trí: Mỗi gia đình sẽ có những khoản chi khác nhau cho các hoạt động giải trí, ví dụ tiền đi du lịch, nghỉ dưỡng, cafe, nhà hàng, tập thể dục thể thao,….

    - Chi cho các hoạt động xã giao: Những sự kiện như tiệc cưới, sinh nhật, lễ tết,... thường tốn kha khá chi phí. Nhiều người khi tính toán thu chi trong gia đình thường bỏ qua các khoản này, tuy nhiên đây là một thiếu sót nghiêm trọng, bởi các khoản này thường tiêu tốn một khá nhiều tiền và đôi lúc, nó sẽ ăn mòn tiền tiết kiệm của bạn nếu  bạn không lập một khoản riêng cho nó.

    2. Hiểu rõ thu nhập của gia đình mình

    Bởi khi hiểu rõ tình hình tài chính gia đình mình, bạn mới có thể đưa ra quyết định chi tiêu gia đình hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính gia đình. Thường, các nguồn thu nhập chính trong gia đình thường đến từ tiền lương, hoặc các khoản thu nhập thụ động hàng tháng (nếu có). Nếu vợ chồng bạn có làm thêm, thì tiền lương bạn nhận được từ công việc làm thêm đó cũng sẽ được tính vào trong thu nhập của gia đình. Ngoài ra, các khoản tiền lương hưu của bố mẹ, tiền trợ cấp xã hội, tiền thưởng,… cũng được xem là các nguồn thu nhập.

    Tốt nhất là hai vợ chồng lập một tài khoản chung rồi tổng hợp các nguồn thu nhập vào tài khoản này, để tránh thất thoát bất kỳ nguồn thu nào mà ảnh hưởng đến chi tiêu của gia đình nhé.

    3 . Hình thành thói quen ghi sổ các loại chi phí

    Thật ra, việc ghi sổ chi tiêu rất đơn giản, bạn chỉ cần phân bổ các khoản mình đã chi hôm nay vào các mục chi tiêu sao cho phù hợp, rồi đến cuối tháng thì bạn tổng kết lại, so sánh nó với kế hoạch của mình và thực hiện điều chỉnh. Tuy nhiên, việc ghi chép chi tiêu hàng tháng cần rất nhiều kiên nhẫn và tính kỷ luật.

    Đôi lúc có những khoản chi ra quá nhỏ và bạn bỏ qua nó vì nghĩ rằng nó chẳng chiếm bao nhiêu trong thu nhập của bạn. Đây là một sai lầm mà nhiều gia đình thường mắc phải. Bởi nếu cộng toàn bộ các khoản chi nhỏ lẻ đó lại, thì con số chi tiêu tổng nó sẽ khác, thậm chí là rất lớn. Vì thế, một khi đã quyết định làm sổ chi tiêu, thì bạn cần phải lưu lại mọi chi khoản ra tiền dù là lớn hay nhỏ, để việc ghi sổ thu chi trở nên hiệu quả hơn nhé.

    4. Lưu ý khi quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình

    Khi quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình, bạn cần lưu ý:

    - Đặt mục tiêu tài chính: Việc thiết lập mục tiêu tài chính cho gia đình sẽ giúp các thành viên cùng cố gắng để đạt được điều đó. Khi biết cần đạt được mục tiêu tài chính nào, chúng ta sẽ chủ động tiết kiệm trong chi tiêu hơn. Ngoài ra, bạn nên đưa ra một mục tiêu tài chính cụ thể cho từng mốc thời gian cố định từng tuần, từng tháng. Từ đó tạo nên “vòng tròn an toàn” cho các chi tiêu của gia đình.

    - Giới hạn chi tiêu: Việc thiết lập giới hạn chi tiêu và phân chia trách nhiệm cho từng cá nhân là điều rất cần thiết. Điều này nhằm giúp các thành viên trong gia đình có ý thức tiết kiệm hơn, đặc biệt hữu ích đối với những gia đình có thu nhập thấp.

    - Kiểm tra, theo dõi mỗi ngày: Cuối ngày, bạn nên kiểm tra lại sổ thu chi gia đình xem mình ghi chép có đúng không, còn thiếu khoản chi nào không. Cách này sẽ giúp bạn biết được mình đã chi cho những mục gì, có hợp lý hay không, có khoản nào cần phải cắt giảm hay không.

    - Áp dụng các quy tắc tài chính: Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng các quy tắc tài chính như: quy tắc 6 chiếc lọ, phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo hay quy tắc 50/20/30,…

    5. Áp dụng công nghệ vào quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình

    Ngoài cách làm sổ thu chi gia đình truyền thống, bạn còn có thể thực hiện ghi chép chi tiêu của mình qua các app Zalopay, ngân hàng số Timo,... để theo dõi thu chi hợp lý và cập nhật các thông tin nhanh chóng hơn.

    Trên đây là hướng dẫn cách làm sổ thu chi gia đình hiệu quả và khoa học. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình hợp lý để đạt đến trạng thái tự do tài chính.     

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán