Điểm nhấn chính:
- Việc có nhiều tài khoản nghe có vẻ khó khăn và nhiều trách nhiệm hơn là chỉ có một tài khoản, nhưng thực cách lập ngân sách chi tiêu sử dụng nhiều tài khoản s hiệu quả hơn.
- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu của mình, hãy xem các tài khoản ngân hàng bạn có và tự hỏi bản thân xem chúng có đang giúp bạn bám sát ngân sách không.
- Các tài khoản ngân hàng phổ biến có thể giúp bạn quản lý tiền của mình gồm tài khoản kinh doanh, tài khoản tiết kiệm dự phòng, tài khoản thanh toán, tài khoản chi tiêu dự phòng và thẻ tín dụng.
Cách lập ngân sách chi tiêu và đầu tư tích lũy sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng sẻ rất hưu ích để kiểm soát ngân sách, tuy nhiên cần luyện tập thành thói quen và thực hiện chúng một cách bài bản. Với các tài khoản phù hợp, bạn sẽ dễ dàng quản lý dòng tiền hơn và kiểm soát chi tiêu của mình, cùng lúc tối đa hóa mọi lợi ích của từng tài khoản ngân hàng.
Bạn cần bao nhiêu tài khoản ngân hàng? Bạn có thể theo tìm hiểu thêm trong bài viết Bao nhiêu tài khoản ngân hàng là phù hợp.
Nhiều người cho rằng có nhiều hơn một tài khoản ngân hàng sẽ hỗ trợ việc lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách một cách hiệu quả, giúp bạn theo dõi tiền và kế hoạch chi tiêu của mình một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Bởi bạn có thể phân bổ tiền của mình cho các mục tiêu khác nhau ở mỗi tài khoản khác nhau một cách dễ dàng và rõ ràng hơn.
Nói chung, số lượng tài khoản và cách mà bạn kết hợp chúng sao cho phù hợp thì đó là quyết định cá nhân của bạn. Nhưng sau đây là một số cách khác nhau để quản lý nhiều tài khoản ngân hàng, để bạn có thể tự động hóa hệ thống tài chính của bạn, bám sát ngân sách và tiết kiệm.
Lợi ích của việc sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng
Khi bạn chỉ có một tài khoản, bạn có trách nhiệm giữ cho ngân sách của mình ổn định và phải tự biết tách biệt giữa các thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và mọi thứ khác trên tài khoản đó. Nhưng điều này thực sự khó khăn đối với một số người, và nó cũng tốn thời gian, nếu ngân hàng của bạn không có tính năng phân loại các chi tiêu và thu nhập.
Ngược lại, khi sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng thì bạn có thể tổng hợp và bám sát ngân sách, theo dõi chi tiêu và tiết kiệm tài chính của mình một cách dễ dàng và tiện lợi hơn. Nếu bạn đang làm đúng, hệ thống quản lý tiền với nhiều tài khoản có thể giúp bạn:
- Đi đúng hướng với ngân sách đã lập ra
- Theo dõi chi tiêu
- Tiết kiệm tiền nhanh hơn
Vậy làm thế nào để bạn bắt đầu? Sau đây là một vài cách tiếp cận mà bạn có thể thử:
Phân bổ tiền ra nhiều loại tài khoản khác nhau khi lập mục tiêu tài chính cá nhân
Làm thế nào để sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để lập ngân sách một cách hiệu quả nhất cho việc quản lý tài chính của bạn? Dù câu trả lời là gì nó vẫn phụ thuộc phần lớn vào thói quen và mục tiêu chi tiêu của bạn.
Bạn có thể chia tài chính tổng thể của mình vào các tài khoản như sau:
1. Tài khoản kinh doanh
Nếu bạn đang tự làm chủ, kể cả toàn thời gian hay bán thời gian, bạn có thể cân nhắc gửi tất cả thu nhập của mình vào một tài khoản kinh doanh cụ thể. Giữ các khoản thu và chi phí kinh doanh của bạn trong một tài khoản riêng biệt là một cách tốt vì hai lý do chính:
- Tính thuế thu nhập dễ dàng hơn
- Nó bảo vệ trách nhiệm pháp lý nếu bạn có một công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)
Mỗi tháng, bạn có thể xem lại tổng lợi nhuận từ kinh doanh của mình trong tài khoản này. Sau đó có thể chia nó ra để dành cho việc tái đầu tư hoặc chuyển vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản đầu tư.
2. Tài khoản tiết kiệm dự phòng
Tài khoản tiết kiệm dự phòng có thể là tài khoản chứa số tiền mà bạn đang tiết kiệm cho những mục tiêu lớn như kỳ nghỉ nhưng cũng là số tiền mà để dành cho các mục tiêu tương lai khác nói chung.
Thay vì chỉ tiêu tiền lương của mình, bạn có thể chuyển tiền tự động từ tài khoản tiết kiệm dự phòng này vào tài khoản thanh toán để có thểm nguồn chi tiêu mỗi tháng.
Khoản tiết kiệm dự phòng này được xem như là số tiền mà bạn còn dư ra để tiết kiệm tiếp nữa, sau khi đã để dành vào tài khoản tiết kiệm chính của mình. Khoản dự phòng này có thể được sử dụng trong những tháng mà chi tiêu của bạn tăng lên ngoài dự kiến.
3. Quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp nên được đặt vào một tài khoản riêng tại một ngân hàng tách biệt với các tài khoản còn lại. Đây là một trong những tài khoản đầu tiên bạn nên có, và phải được đóng góp đầy đủ, thường là từ 3-6 tháng chi phí sinh hoạt, trước khi sở hữu những tài khoản tiết kiệm khác.
Bạn có thể sử dụng quỹ này trong những trường hợp khẩn cấp, bằng cách chuyển chúng vào tài khoản chi tiêu chính của mình. Sau đó, bổ sung chúng lại bằng tài khoản tiết kiệm dự trữ của mình nếu còn.
4. Tài khoản chi tiêu chính
Tài khoản chi tiêu là các tài khoản thanh toán cơ bản, hay được biết đến là tài khoản ghi nợ. tài khoản này thường được sử dụng để thay thế tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày.
Do vậy, bạn có thể cân nhắc giữ càng ít tiền càng tốt trong tài khoản thanh toán chính của mình để không bị cám dỗ vào việc chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Ngoài ra, lưu ý rằng nếu tài khoản của bạn yêu cầu về số dư tối thiểu, hãy đảm bảo bạn đáp ứng yêu cầu đó, nếu không, bạn có thể bị tính phí quản lý hàng tháng hoặc hàng năm.
5. Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một phương thức giao dịch không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho hầu hết mọi thứ, từ cà phê đến ô tô. Nhưng vì đây là nguồn tiền tín dụng được cấp vay bởi một tổ chức, mà không phải là tiền của bạn, nên nó rất có thể kéo bạn vào vòng xoáy chi tiêu quá mức, luôn chạm ngưỡng hạn mức tối đa của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới điểm tín dụng của bạn.
Nhưng ngoài việc đó ra, nếu bạn đảm bảo luôn thanh toán đúng hạn và không sử dụng hết hạn mức tín dụng thường xuyên, thì thẻ tín dụng là một nguồn tiền đáng để tiếp cận cho các chi tiêu hàng ngày của bạn. Ngoài ra, thẻ tín dụng thường đem lại nhiều ưu đãi cho người dùng như là hoàn tiền chi tiêu, điểm thưởng đổi quà,... hãy đảm bảo rằng bạn đang tận dụng các danh mục phần thưởng khác nhau để hưởng được nhiều lợi ích nhất có thể.
Sử dụng các tài khoản riêng biệt cho từng mục tiêu tài chính cá nhân
Một phương pháp khác để quản lý nhiều tài khoản ngân hàng nhằm tuân thủ ngân sách là tách từng tài khoản theo mục đích phục vụ và lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống của bạn. Đưa tâm lý học vào việc lập mục tiêu tài chính cá nhân và quản lý tài chính của bạn có thể giúp quản lý hiệu quả ngân sách của mình.
Nó bắt đầu với năm danh mục cơ bản: Đầu tư, Chi tiêu, Dự trữ, Giải trí và Tự do. Hệ thống này tương tự như cách trên nhưng hoạt động hơi khác một chút.
- Tài khoản tích lũy và đầu tư: thu nhập của bạn sẽ được chuyển đến đây trước khi bạn tách chúng ra trên các tài khoản khác.
- Tài khoản chi tiêu: giống như tài khoản chi tiêu chính ở trên, tài khoản chi tiêu được sử dụng cho các chi tiêu hàng tháng.
- Tài khoản dự trữ khẩn cấp: được sử dụng để tích trữ số tiền phòng trường hợp có những tháng chi tiêu vượt mức kế hoạch, hoặc để bổ sung lại vào tài khoản khẩn cấp đã có.
- Tài khoản giải trí: được sử dụng để tiết kiệm cho các mục tiêu “vui vẻ” như kỳ nghỉ, trải nghiệm và tiêu xài hoang phí, nếu muốn. Trong hệ thống này, điều quan trọng về mặt tâm lý là thực sự giữ số tiền thú vị này trong tài khoản của chính nó, tách biệt khỏi những tài khoản còn lại để tránh dùng tiền quá tay. Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn trong việc “thưởng” cho bản thân vì quá tập trung vào việc tiết kiệm, thì một tài khoản giải trí có thể giúp ích rất nhiều. Hãy nhớ rằng, chi tiêu một số tiền của bạn ngày hôm nay cho những thứ bạn thích là lành mạnh!
- Tài khoản tự do: là tất cả số tiền còn lại mà bạn tiết kiệm được thêm cho quỹ khẩn cấp, hưu trí, tiền học đại học cho con cái, hoặc dùng để làm những gì mình thíc, theo đuổi đam mê của mình v.v. Số tiền bạn tiết kiệm được trong tài khoản này có thể “mua được một ít sự tự do và an nhàn” trong tương lai; bạn sẽ bớt gánh nặng kiếm tiền hơn trong tương lai.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.