Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Tại sao thuế tài sản bị bãi bỏ trên toàn thế giới?

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Thuế tài sản là thuế đánh vào giá trị tài sản ròng của một cá nhân. 

    - Thuế tài sản được ban hành với mục đích thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở các quốc gia.

    Tìm hiểu cùng Tititada! 

    Thuế luôn là chủ đề được tranh luận sôi nổi nhất trên toàn thế giới. Khi thế giới ngày càng phát triển, người giàu ngày càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo hơn, chênh lệch mức sống giữa hai tầng lớp đã làm cho bất bình đẳng xã hội gia tăng. Thuế tài sản từ đó được ra đời với mục đích thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở mỗi quốc gia, ngoài ra số tiền này sau đó có thể được dùng cho các chương trình phúc lợi như chăm sóc trẻ em, xóa nợ cho sinh viên hay các dự án năng lượng xanh.  

    Kể từ khi ra đời, thuế tài sản đã mắc phải cuộc tranh luận gay gắt. Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng người giàu đang bị đánh thuế quá nhiều. Mặt khác, có những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội cho rằng sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng và người giàu nên bị đánh thuế nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, các nền kinh tế phải chịu những tác động tiêu cực của loại thuế này, và việc áp dụng chính sách trên không giúp các quốc gia gia tăng ngân sách thu thuế.  

    Hãy cùng Tititada tìm hiểu lý do tại sao các nước đã bãi bỏ loại thuế này nhé!

    Thuế tài sản là gì? 

    Thuế tài sản là thuế đánh vào tài sản, tức giá trị tài sản ròng (Net worth) của một cá nhân. Điều này trái ngược với thuế thu nhập thông thường được đánh vào thu nhập cá nhân trong một năm. Để tính thuế tài sản phải nộp, chính phủ cần có hồ sơ về tất cả tài sản mà một người có, như tiền mặt, xe cộ, tài sản, cổ phiếu, trái phiếu, v.v. Nếu tổng tài sản này vượt quá một ngưỡng nhất định thì chủ sở hữu phải chịu thuế tài sản.

    Các vấn đề thường gặp khi đánh thuế tài sản 

    1. Đánh thuế kép 

    Thuế tài sản rất bất công theo định nghĩa. Chúng chỉ là phương tiện để những người giàu có lọt vào tay của các chính trị gia. Sự giàu có là kết quả của việc tích lũy thu nhập trong nhiều năm. Do chính phủ đã đánh thuế thu nhập cá nhân qua nhiều năm thì chính phủ không thực sự có quyền đánh thuế tài sản tích lũy sau thuế. Thuế tài sản về cơ bản là một khoản thuế của chính phủ nhằm ngăn cản người dân làm giàu! Người dân làm việc chăm chỉ để tạo ra một mức độ giàu có nhất định. Ngay khi họ đạt được việc đó, chính phủ muốn thực hiện một đợt cắt giảm khác, khá bất công và không xứng đáng.

    2. Tháo chạy vốn

    Đương nhiên, chẳng ai muốn tài sản tích lũy qua nhiều năm lao động của mình bị thất thoát một cách vô nghĩa! Trong trường hợp đó, để tránh bị đánh thuế, những người giàu có sẽ giải cứu cho khối tài sản của họ bằng cách dịch chuyển chúng ra nước ngoài. Sự kiện này sẽ gây ra tình trạng tháo chạy vốn ở các quốc gia đánh thuế tài sản. Thực tế đã chứng minh điều đó. Pháp, Thụy Điển hay thậm chí cả các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ đã chịu thiệt hại nặng nề khi áp dụng thuế tài sản. 

    Ví dụ, tỷ phú sáng lập công ty Thụy Điển Ikea đang quản lý phần lớn tiền của mình từ các công ty và tài khoản ở nước ngoài. Khi Chính phủ Thụy Điển đánh thuế tài sản, nhà tỷ phú này đã chuyển một lượng lớn tài sản của mình ra nước ngoài để tránh bị đánh thuế. Đây cũng chính là lúc Chính phủ Thụy Điển nhận ra rằng lợi nhuận thu được từ thuế tài sản rất nhỏ nhưng họ đã phải trả giá đắt vì khi số vốn rời khỏi đất nước, thuế thu nhập từ khoản vốn đó cũng vậy.  

    Nếu Thụy Điển chỉ cho phép vốn ở lại trong nước mà không bị đánh thuế, nước này có thể đánh thuế thu nhập lãi vào năm tới! Hoặc nếu vốn được triển khai vào một loại ngành nào đó, Chính phủ có thể đánh thuế thu nhập được tạo ra từ việc đầu tư kinh doanh trong ngành đó. Ngoài ra, việc tạo việc làm cũng có hiệu quả hơn nhiều trong việc giảm bất bình đẳng về thu nhập so với thuế tài sản. 

    Trong thế giới toàn cầu hóa, vốn có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác chỉ trong vài giây. Do đó, việc giữ lại một khái niệm lỗi thời như thuế tài sản có thể nói là ngu ngốc.

    3. Khó thực hiện

    Một vấn đề thường gặp đối với thuế tài sản là cách thực hiện loại thuế này. Trong khi thuế thu nhập có thể được đánh thuế dễ dàng vì thu nhập là một con số thực tế, trong khi giá trị của tài sản lại thay đổi liên tục khiến cho việc định giá trở nên khó khăn. 

    Để đánh thuế tài sản, Chính phủ phải chắc chắn trong việc định giá tài sản đó, còn phức tạp hơn cả việc xác định khấu hao. Tài sản có thể được định giá dựa trên giá trị thị trường hoặc giá trị lịch sử của chúng. Cả hai giá trị này đều không thể được sử dụng làm cơ sở tính thuế, vì giá trị lịch sử có thể đã quá lỗi thời và giá trị thị trường có thể bị thổi phồng quá mức tại thời điểm tính thuế. 

    Việc đánh thuế theo giá trị thị trường rõ ràng sẽ không công bằng cho người nộp thuế vì nếu tính thuế vào ngày hôm nay, mà ngày mai giá trị của tài sản giảm xuống, người nộp thuế chắc chắn đã trả nhiều hơn giá trị họ thực sự phải trả nếu tính thuế vào ngày mai. Và chắc chắn rằng Chính phủ sẽ không hoàn trả phần dư này cho người nộp thuế! 

    Nhiều Chính phủ đã cố gắng tạo ra các giá trị chỉ số lạm phát cho tài sản để sử dụng làm cơ sở tính thuế. Tuy nhiên, hệ thống đó cũng không hoạt động nhiều vì có nhiều người sở hữu tài sản như đất đai nhưng không có thu nhập khả dụng để đóng thuế.

    4. Không khuyến khích hình thành vốn 

    Nếu tài sản bị đánh thuế, chắc chắn các tỷ phú sẽ mang tài sản của họ sang nơi khác để bảo toàn giá trị. Điều đó đồng nghĩa với việc vốn ở các quốc gia đó sẽ thu hẹp dần. Lấy ví dụ đơn giản, thuế tài sản đánh vào giá trị tài sản ròng của các cá nhân, bao gồm các khoản tiết kiệm. Trường hợp quốc gia áp dụng thuế tài sản, tức là các khoản tiết kiệm của người gửi sẽ phải chịu thuế, các tỷ phú có thể sẽ gửi tiền của họ ra nước ngoài thay vì trong nước. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm lại là nguồn cung cấp vốn vay quan trọng cho các dự án đầu tư, tiền gửi tiết kiệm ở các ngân hàng vơi dần sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng, hoạt động đầu tư cũng vì thế mà giảm dần. Trong thời gian dài, chúng ta sẽ thấy sự đình trệ trong kinh tế và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và người nghèo càng nhiều hơn.

    Ngoài ra, quy mô vốn trong nước sẽ giảm mạnh trong khi tỷ trọng vốn nước ngoài trong nền kinh tế lại tăng lên. Việc có thêm vốn nước ngoài vốn đã rất nguy hiểm vì không ổn định và có thể rời bỏ nền kinh tế bất cứ lúc nào. Kết quả, thuế tài sản đã được gỡ bỏ khi tiền tiết kiệm của người dân được chuyển sang các nền kinh tế khác thay vì mang lại lợi ích cho nền kinh tế nơi chúng được tạo ra.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán