Điểm nhấn chính:
- Từ một thị trường cạnh tranh sôi đổi, thị trường xe công nghệ nay chỉ còn 1 doanh nghiệp ngoại và 2 doanh nghiệp nội.
- Sự hợp tác với Xanh SM và chiến lược đầu tư mạnh mẽ đưa Be trở thành ứng cử viên tiềm năng cho danh hiệu kỳ lân công nghệ tiếp theo tại Việt Nam.
Be - Cạnh tranh trên đất nhà
Theo báo cáo KPMG 2023, Be là nền tảng xe công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam. Be ghi điểm mạnh về tiêu chí Thời gian & Công sức, một trong những tiêu chí quan trọng khi người sử dụng lựa chọn app gọi xe.
Nhìn chung, BE có lợi thế lớn khi tập trung vào thị trường Việt Nam và phát triển dựa trên sự thấu hiểu người tiêu dùng trong nước. Nhân sự chủ chốt của Be là người Việt thay vì là người Indonesia như Gojek hay người Hàn như Baemin, sự am hiểu nhu cầu người dùng địa phương giúp Be có lợi thế tốt hơn trong việc áp dụng công nghệ và cơ sở dữ liệu lớn để cung cấp dịch vụ phù hợp. Chính thế mạnh này là nền tảng để Be áp dụng công nghệ và liên tục tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa cho mọi đối tượng người dùng của Be. Đó không chỉ là khách hàng, mà còn là tài xế, đối tác và chủ nhà hàng, quán ăn.
Tháng 3/2023, Be Group và GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Người VN rất quan tâm đến tiêu dùng bền vững, cao hơn mức trung bình trên thế giới. Be đã nhanh chóng cập nhật xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh thông qua hợp tác với xanh SM. Theo đó, BE là nền tảng xe công nghệ đầu tiên trên thị trường đưa trải nghiệm taxi điện/xe ôm điện đến gần hơn với cộng đồng Việt.
Là một doanh nghiệp VN nhưng lại sở hữu nguồn vốn phía sau vững chắc. Ban đầu Be Group là CTCP Dịch vụ Công nghệ VEEP với vốn điều lệ ban đầu 200tr đồng. Danh sách cổ đông sáng lập ban đầu là Nguyễn Ngọc Bảo Lâm nắm 50%, Bùi Huy Hướng 25%, Hà Anh Tuấn 25%. Sau đó, nhóm cổ đông này thoái vốn và ông Trần Thanh Hải tham gia vào CEO, VEEP tăng vốn lên 100 tỷ đồng và đổi tên thành Be Group, sau đó tăng vốn mạnh lên 515.75 tỷ đồng với T4 và T8/2019.
T9/2022, Be nhận được khoản vay vốn trị giá 60tr USD từ Deutsche Bank, với tùy chọn tăng tài chính lên đến 100 triệu USD mặc dù giai đoạn 2019-2021 thì BE lỗ lũy kế 4,500 tỷ, doanh thu 2023 đạt gần 1,600 tỷ đồng. Năm 2021, tổng nợ phải trả đạt 882 tỷ, âm VCSH 373 tỷ.
Tháng 1/2024, Be công bố nhận được hơn 739 tỷ đồng từ Công ty Chứng khoán VPBank. Khi thỏa thuận hoàn thành, VPBankS sẽ là nhà đầu tư tổ chức đầu tiên tham gia vào Be Group, sở hữu cổ phần riêng lẻ. Với việc “được bơm một núi tiền”, Be đã lên kế hoạch đạt được lợi nhuận với EBITDA dương trong năm tài chính 2024. Doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng lên 20 triệu người dùng tại Việt Nam và đạt mục tiêu doanh thu gộp hàng năm 200 triệu USD vào năm 2026, cung cấp 1 tỷ chuyến đi trên nền tảng của mình.
Gọi xe công nghệ: Đốt tiền là chưa đủ
Các công ty tham gia đến giờ vẫn trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp dù lỗ vẫn phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng để nâng cấp dịch vụ.Tuy nhiên, sau khi đạt đến quy mô đủ lớn thì cuộc đua đốt tiền này cũng dần chậm lại. Đương nhiên, đến bây giờ thì hình ảnh đã có, thói quen cũng đã hình thành, thị trường chỉ còn 3 ông lớn.
Bằng chứng là Grab ngày càng ít tung voucher hơn, thay vào đó, Grab quan tâm đến làm sao nâng chất lượng xe, thái độ phục vụ của tài xế hay các dịch vụ tiện ích kèm theo. Grab còn ứng dụng AI để tối ưu bản đồ để tìm ra quãng đường nhanh nhất và cũng ít tắc đường nhất, hay quản lý tài xế gắt gao hơn để khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng.
Xanh SM là một tân binh nổi bật, nhanh chóng chiếm được 20% thị phần sau 1 năm ra mắt bởi tập trung vào trải nghiệm di chuyển, chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng.Theo kết quả từ một thử nghiệm thực tế, Xanh SM Bike đã cung cấp cước phí thấp nhất, chỉ với 30,000 đồng cho một cung đường tiêu chuẩn, thấp hơn so với các đối thủ trên thị trường.
Be Group cũng không kém cạnh khi nói về đầu tư. Be Group sẽ sử dụng nguồn vốn được bổ sung để tiếp tục mở rộng và nâng cao toàn diện các dịch vụ gọi xe, giao hàng, dịch vụ số, dịch vụ tài chính cũng như mở rộng các thị trường, dịch vụ mới thuộc lĩnh vực tiêu dùng, giao thông vận tải với tầm nhìn phục vụ 20 triệu người dùng Việt Nam.
Doanh nghiệp nội và người tiêu dùng liệu có lợi thế trong thị trường cạnh tranh?
Sự rút lui của Gojek là một tín hiệu cho thấy thị trường gọi xe công nghệ tại VN không chỉ là cuộc đua về giá mà còn là cuộc đua về chất lượng dịch vụ và sự thấu hiểu người tiêu dùng, có thể mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nội như nền tảng xe công nghệ Be.
Tuy nhiên, mấu chốt vấn đề của doanh nghiệp nội cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại không phải là sự đón nhận của thị trường, mà là vốn. Nếu doanh nghiệp nội đầu tư 1,000-2,000 tỷ thì Grab có thể “vứt ra” tới 3,000 tỷ. Theo một chuyên gia trong thị trường này, các app thường sẽ tiêu tốn khoảng 1 USD cho mỗi giao dịch. Hiện Grab đang khống chế chi phí loanh quanh con số này nhưng là sau một thời gian rất dài gồng mình. Để tăng tốc, Be phải tiêu tốn con số nhiều hơn định mức trên gấp 2-3 lần. Có lẽ vì nhận ra điều đó nên Be và Xanh SM mới hợp tác với nhau, tích hợp gọi xe Vinfast ngay trên app Be. Mối quan hệ vừa cộng sinh vừa kháng sinh có lợi cho cả hai bên để cạnh tranh với Grab. Sự hợp tác cũng sẽ được mở rộng sang các dịch vụ giao hàng.
Khoảng 3 năm trước, nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp Việt rất khó có chỗ đứng trong thị trường gọi xe công nghệ, vì tài chính doanh nghiệp Việt vừa yếu hơn, vừa đi sau nên thị phần khó thể đấu lại được. Nhưng giờ thì khác, Be và Xanh SM đang dần lấy lại vị thế chủ nhà. Tổng cộng thị phần của Be và Xanh SM đang chiếm hơn một nửa thị trường.
Gần đây, Be đã cung cấp thêm dịch vụ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân của người dùng. Trước đây, gọi xe máy thì chỉ có Be Bike, app sẽ phân bổ bất kỳ tài xế nào cùng khu vực. Tuy nhiên, sau này, nhiều người lại muốn đi xe “sang” hơn, tươm tất hơn, thì Be và Grab cho ra mắt BeBike Plus, Be Car Plus và Grab Bike Plus, đương nhiên là giá cũng nhỉnh hơn. Nhưng người Việt sẵn sàng bỏ ra mức giá cao hơn cho dịch vụ tốt hơn.
Có một điều chắc chắn vào lúc này đó là, càng nhiều lựa chọn hơn rõ ràng là tốt hơn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp
11/12/24
Temu – Team Up Price Down
14/11/24
Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới
06/11/24
Thực trạng áp dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam
29/09/24
Xe tự lái là gì và có sức ảnh hưởng ra sao?
15/09/24
Cách mà nhà Glazer thâu tóm Manchester United
25/12/24
Tỷ lệ hấp thụ là gì?
23/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 2
15/12/24
Thời kỳ BE giành lại vị trí chủ nhà_Phần 1
13/12/24
Xu hướng phát triển khu đô thị tích hợp
11/12/24
Temu – Team Up Price Down
14/11/24
Ngân hàng số toàn cầu: Xu hướng phát triển và đổi mới
06/11/24
Góc nhìn phân tích Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam
17/10/24