Trái phiếu là gì?
27/08/22
Trước tiên, trái phiếu nổi tiếng là một kênh đầu tư an toàn, đem lại cho nhà đầu tư một nguồn thu nhập cố định và hoàn trả lại số vốn gốc của mình vào ngày đáo hạn; thường phù hợp với những nhà đầu tư e ngại rủi ro.
Trái phiếu là một chứng khoán nợ có lãi suất cố định, đại diện cho khoản vay tiền từ nhà đầu tư của một tổ chức phát hành. Theo đó, tổ chức phát hành sẽ phải thanh toán cho nhà đầu tư một khoản tiền lãi định kỳ, theo mức lãi suất cố định cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
Hầu hết trái phiếu đều có thể được bán lại cho một nhà đầu tư khác sau khi chúng đã được phát hành cho một nhà đầu tư ban đầu.
Nói cách khác, một nhà đầu tư trái phiếu có thể chọn giữ một trái phiếu cho đến ngày đáo hạn hoặc bán trên thị trường thứ cấp.
Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là chính phủ, các thành phố, và các doanh nghiệp theo luật quy định.
Chính phủ bán trái phiếu nhằm tài trợ cho hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng hoặc bổ sung nguồn thu từ thuế. Trái phiếu do chính phủ phát hành gọi là trái phiếu chính phủ.
Các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu với mục đích phát triển kinh doanh, mua tài sản thiết bị, nghiên cứu và phát triển hoặc tăng qui mô hoạt động. Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành gọi là trái phiếu doanh nghiệp.
Một vấn đề về vốn mà các tổ chức thường đối diện, là họ thường cần nhiều vốn hơn hạn mức mà các ngân hàng có thể cho vay.
Do vậy, phát hành trái phiếu cho phép các tổ chức vay tiền từ nhiều nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, tuy với một mức lãi suất thường cao hơn lãi vay ngân hàng.
Mệnh giá: giá trị trái phiếu mà nhà đầu tư được hoàn trả khi trái phiếu đáo hạn; và là giá trị mà tổ chức phát hành sử dụng để tính toán các khoản lãi suất vào kỳ trả lãi.
Ở Việt Nam, mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là 100,000đ và các mệnh giá khác là bội số của 100,000đ.
Giá phát hành: là giá trái phiếu được bán ra vào thời điểm phát hành, có thể là cao hơn mệnh giá, thấp hơn mệnh giá, hoặc bằng mệnh giá.
Ví dụ: trái phiếu có mệnh giá 100,000 đồng bán giá 120,000đ là mức giá premium, bán giá 80,000đ, thì đó được gọi là trái phiếu chiết khấu, có giá thấp hơn mệnh giá.
Lãi suất trái phiếu (coupon): là mức lãi suất mà các tổ chức phát hành cam kết thanh toán cho trái chủ theo định kỳ trả lãi. Lãi suất có thể cố định, hoặc thả nổi theo một chỉ số của thị trường.
Ví dụ, lãi suất trái phiếu cố định là 10%. Trái chủ sẽ nhận được lãi = 10% x 100,000đ = 10,000đ /năm.
Một vài trái phiếu có mức lãi suất là 3.5% + lãi suất cơ bản, được xác định là lãi suất tiền gửi 1 năm của ngân hàng, ví dụ 7.5%, thì lãi suất của trái phiếu sẽ là 3.5% + 7.5% = 11%. Đây là lãi suất thả nổi.
Kỳ trả lãi: bạn sẽ nhận được tiền lãi từ trái phiếu theo định kỳ, vào các kỳ trả lãi; thường có thể là theo tháng, theo quý, theo nửa năm hoặc một năm một lần. Kỳ trả lãi phổ biến nhất là một năm một lần.
Ngày đáo hạn: là ngày trái phiếu hết hạn và tổ chức phát hành trái phiếu sẽ thanh toán cho trái chủ số tiền bằng với mệnh giá của trái phiếu.
Trái phiếu được giao dịch thông qua tài khoản chứng khoán trên sàn HoSE hoặc HNX, các công ty môi giới chứng khoán hoặc ngân hàng.
Hiện nay, theo Nghị định 53, chỉ có nhà đầu chuyên nghiệp mới được phép mua trái phiếu.
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được xác định là:
- Nhà đầu tư cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán.
- Hoặc, là công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.
Ngày nay hầu hết các tổ chức phát hành có hình thức trực tuyến cung cấp quyền truy cập vào thị trường trái phiếu thông qua các nền tảng giao dịch chứng khoán, và bạn có thể mua chúng giống như cổ phiếu.
Bạn cũng có thể đầu tư trái phiếu gián tiếp thông qua các quỹ trái phiếu có thu nhập cố định hoặc quỹ tương hỗ đầu tư vào danh mục trái phiếu.
Phương án này phù hợp với các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm cũng như thời gian tìm tòi nghiên cứu các trái phiếu riêng lẻ hạn hẹp.
Sau đây là những gì Tititada đã mang lại cho bạn trong bài này:
- Trái phiếu là gì? Các đặc điểm của trái phiếu
- Trái phiếu do ai phát hành
- Làm cách nào để mua trái phiếu?
Cùng tới bài tiếp theo để tìm hiểu các khái niệm đặc thù khác của trái phiếu nhé!
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.
Bài viết liên quan
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Bảo hiểm
15/09/23
Một số cổ phiếu Nông nghiệp nổi bật
15/09/23
Giới thiệu phân tích kỹ thuật cơ bản
20/05/23
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Nông nghiệp
19/05/23
Những điều cần cân nhắc về cổ phiếu Dầu khí
19/05/23
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Dầu khí
19/05/23
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Năng lượng
19/05/23
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Vật liệu cơ bản
19/05/23
Đánh giá cổ phiếu bán lẻ
19/05/23
Một số cổ phiếu Bảo hiểm nổi bật
14/01/23
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Ngân hàng
16/11/22
Giới thiệu về cổ phiếu ngành Bán lẻ
12/11/22
Có nên đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng?
11/11/22
Các khía cạnh khác của hưu trí
06/11/22
Đánh giá lại kế hoạch hưu trí
05/11/22
Xây dựng danh mục đầu tư hưu trí
04/11/22
Các bước lập kế hoạch hưu trí
03/11/22
Các sản phẩm hưu trí
02/11/22
Kế hoạch hưu trí
01/11/22
Checklist kế hoạch tài chính hàng năm - Phần 2
26/10/22
Checklist kế hoạch tài chính hàng năm - Phần 1
26/10/22
Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Phần 1
18/10/22
Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Phần 2
18/10/22
Phương pháp định giá EV/EBITDA
17/10/22