Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu

Xếp hạng tín nhiệm được hiểu là sự đánh giá “chất lượng tín dụng”, hay chính là khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Việc xếp hạng tín nhiệm được tiến hành dựa trên việc phân tích các yếu tố liên quan đến các chỉ số tài chính, hoạt động kinh doanh, lịch sử đi vay và trả nợ…

Việc này được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Đây là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay của doanh nghiệp.

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu được hiểu là một hình thức đánh giá chất lượng và xếp hạng tín nhiệm công cụ nợ và doanh nghiệp phát hành. Những xếp hạng này ảnh hưởng lớn đến lãi suất, nhu cầu đầu tư và giá trái phiếu.

Ở các nước phát triển, xếp hạng tín dụng của một doanh nghiệp và trái phiếu của họ thường được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới như Standard and Poor’s, Moody’s và Fitch Ratings. Mỗi công ty đều có hệ thống xếp hạng riêng.

Những trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng thấp hơn sẽ có lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro mà trái chủ có thể phải gánh chịu. 

Việc xếp hạng thường bao gồm việc đánh giá các điều khoản của trái phiếu, tài sản thế chấp và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán (ví dụ như bảo lãnh của bên thứ ba) của doanh nghiệp phát hành.

Rủi ro của trái phiếu nằm ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phụ thuộc vào triển vọng về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.

Do vậy, xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu rất quan trọng để các nhà đầu tư đánh giá khoản đầu tư đồng thời tăng tính minh bạch của thị trường.

Tại Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm đối với trái phiếu chưa được đánh giá đúng mức quan trọng nhiều như các nước khác, và điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường.

Hiện nay, trái phiếu phát hành không bắt buộc phải được xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng không cần được đánh giá tín nhiệm độc lập của bên thứ ba. Nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trong tình trạng thông tin cung cấp rất hạn chế.

Hiện nay, các tổ chức được cấp phép xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam vẫn còn khá ít so với các nước khác, và họ cũng thường xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm của riêng mình với ký hiệu là các chữ cái.

Theo đó, các trái phiếu được xếp theo thứ tự bảng chữ cái A, B, C tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao, và thường được phân loại thành hai cấp là cấp đầu tư và cấp phi đầu tư. Trong đó, cấp đầu tư là trái phiếu an toàn và ổn định gắn với các tổ chức phát hành có triển vọng kinh doanh tích cực.


Ví dụ, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm được cấp phép tại Việt Nam là FiinRatings, xếp hạng trái phiếu cấp đầu tư như sau:

- AAA: Năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính tốt nhất;

- AA: Năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cao;

- A: Có năng lực đáp ứng các nghĩa vụ tài chính tốt nhưng có khả năng bị tác động bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi đối với thị trường;

- BBB: Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ở mức trung bình và dễ bị tác động trước các diễn biến kinh tế bất lợi.


Trái phiếu loại phi đầu tư (hay được gọi là loại “đầu cơ”) có xếp hạng thấp hơn hoặc thậm chí không được xếp hạng nên thường được coi là khoản đầu tư có rủi ro cao. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thường phát hành loại trái phiếu này với lãi suất khá cao hoặc cực kỳ cao.



Sau đây là những gì Tititada đã mang đến cho bạn trong bài này:

- Xếp hạng tín nhiệm là gì?

- Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu

- Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu tại Việt Nam

- Hệ thống xếp hạng tín nhiệm

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Tích lũy

Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

Tìm hiểu thêm
Tích lũy

Cố vấn Robo AI

Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

Tìm hiểu thêm
Cố vấn Robo AI

Đầu tư chứng khoán

Với số tiền bất kỳ

Tìm hiểu thêm
Đầu tư chứng khoán