Điểm nhấn chính:
- VNSI là chỉ số giá được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng với thành phần là cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm VN100 dựa trên ba khía cạnh ESG.
- K iến thức đầu tư chứng khoán: VNSI được xây dựng với mục tiêu tạo ra công cụ tham khảo hoặc để làm tài sản cơ sở cho các sản phẩm đầu tư như quỹ ETF và phái sinh chỉ số trong tương lai.
Kiến thức đầu tư chứng khoán: Chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) là gì?
Chỉ số Phát triển bền vững (Sustainable index - VNSI) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế (GIZ) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) tiến hành nghiên cứu và triển khai, được ra mắt hay có ngày cơ sở là ngày 21/07/2017.
VNSI là chỉ số giá được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free - float) với thành phần là cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm VN100 có điểm phát triển bền vững tốt nhất đang được niêm yết trên HoSE, dựa trên hơn 100 tiêu chí ở ba khía cạnh: Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G). Cổ phiếu thuộc danh mục VN100 được sàng lọc loại trừ các doanh nghiệp có doanh thu trọng yếu đến từ các lĩnh vực như thuốc lá, cờ bạc, thức uống có cồn (rượu mạnh...), sau đó tính toán và lọc theo điểm phát triển bền vững và chỉ 20 công ty có điểm cao nhất được xem xét vào rổ.
Theo HoSE, VNSI được xây dựng với mục tiêu tạo ra công cụ tham khảo hoặc để làm tài sản cơ sở cho các sản phẩm đầu tư như quỹ hoán đổi danh mục (ETF) và phái sinh chỉ số trong tương lai.
Chỉ số VNSI có tần suất tính toán theo thời gian thực là 5 giây/lần. Định kỳ hàng quý, các tham số tính toán sẽ được xem xét điều chỉnh, còn danh mục thành phần được điều chỉnh vào tháng 7 hàng năm.
Các cổ phiếu trong Bộ chỉ số VNSI hiện nay
Theo xếp loại của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, tính đến ngày 15/04/2024, rổ cổ phiếu thuộc nhóm VNSI bao gồm 20 cổ phiếu có tên sau:
Tại sao Việt Nam vẫn chưa thể thu hút được dòng vốn ESG?
Xu hướng đầu tư tài chính lớn là dòng vốn của các quỹ đầu tư ngày càng hướng đến các cổ phiếu có yếu tố bền vững, đặc biệt là về ESG (Môi trường – Xã Hội – Quản trị) sau khi Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 tai hội nghị COP 26. Hiện tại, cổ phiếu thuộc rổ chỉ số VNSI luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các quỹ đầu tư, bao gồm các cổ phiếu đi đầu trong phát triển ESG ở Việt Nam như FPT, VCB, MWG, VPB, PNJ, MBB, VNM… thường xuyên xuất hiện trong Top 5 khoản đầu tư lớn nhất danh mục của các quỹ đầu tư do Dragon Capital, VinaCapital, VCBF, SSIAM… quản lý. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có quỹ đầu tư nào bám theo chỉ số VNSI và có hoạt động chuyên biệt về đầu tư ESG.
Điều này cho thấy rằng, xu hướng đầu tư tài chính, sự quan tâm là thế, nhưng để thu hút được nhiều dòng vốn ESG trong và ngoài nước lại là một câu chuyện khác. Năm 2019, một nhà đầu tư góp 200 triệu USD tại Dragon Capital đã quyết định rút vốn khỏi Quỹ và muốn rời khỏi Việt Nam vì họ chưa thấy được sự cam kết cũng như tiến bộ trong quá trình đạt được chuẩn mực đầu tư có trách nhiệm cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Một phần là do thị trường vốn tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều đang trong quá trình tăng trưởng nên cổ đông, ban lãnh đạo công ty thường bị chi phối bởi các quan điểm mang tính thực tế hơn, như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và tranh giành thị phần thay vì tập trung vào phát triển bền vững. Đồng thời, hơn 80% nhà đầu tư trên TTCK là nhà đầu tư cá nhân, nhiều người chưa có kiến thức đầu tư chứng khoán sâu, và thường thích đầu cơ hơn là đầu tư nên dẫn đến trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội bị xem nhẹ.
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài là những người có kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chứng khoán, đồng thời đặt sự quan tâm vào trách nhiệm của doanh nghiệp lên hàng đầu và điều đó đã trở nên mạnh mẽ và khắt khe hơn kể từ sau dịch COVID-19. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp không được thờ ơ với hai từ “trách nhiệm” và Việt Nam cũng cần xây dựng hệ thống pháp lý về ESG chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần mở rộng chỉ số phát triển bền vững để việc đo lường trở nên chính xác hơn. Thay vì chỉ sử dụng duy nhất một chỉ số VNSI, nhà quản lý có thể xem xét mở rộng thêm các bộ chỉ số tương tự, cho từng loại hình doanh nghiệp, như doanh nghiệp vốn hóa lớn hay nhỏ. Điều này đặc biệt tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ vốn rất khó có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn nếu xếp trong cùng 1 chỉ số.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.