Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Huy động vốn cho các công ty khởi nghiệp

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Huy động vốn đối với các công ty khởi nghiệp rất quan trọng trong việc định hình sự thành công và tăng trưởng cho các công ty khởi nghiệp.

    - Các nhà khởi nghiệp cần lựa chọn phương án huy động vốn  phù hợp nhất để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả.

    Các nguồn tài trợ khởi nghiệp kinh doanh

    Một dự án kinh doanh mới thường khá rủi ro, do vậy, việc huy động được vốn cần thiết thực sự là một bài toán khó. Nhiều nhà khởi nghiệp đã giải quyết vấn đề này thông qua các hình thức như: sử dụng tiền của chính họ, vay nợ,  huy động vốn từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp v.v.

    Cụ thể hơn, các công ty khởi nghiệp có thể nhận được tài trợ vốn từ các nguồn sau:

    Bootstrapping, hay “tự thân vận động”

    Bootstrapping đề cập đến việc bạn tự tài trợ vốncho doanh nghiệp của mình bằng khoản tiền tiết kiệm của mình, cộng với những dòng doanh thu ban đầu mà doanh nghiệp của bạn kiếm được.

    Ngoài ra, bootstrapping cũng bao gồm sử dụng hạn mức thẻ tín dụng hoặc khoản đóng góp từ người thân/bạn bè để tài trợ cho doanh nghiệp. Đây là một quá trình khó khăn khi tất cả các rủi ro tài chính đặt lên vai người chủ doanh nghiệp. Nếu công việc kinh doanh thất bại, nhà khởi nghiệp cũng có thể mất toàn bộ số tiền tiết kiệm tâm huyết của mình.

    Ưu điểm của bootstrapping là nhà khởi nghiệp có thể toàn quyền điều hành doanh nghiệp với tầm nhìn của riêng họ, mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đồng thời họ cũng có thể duy trì quyền kiểm soát và quyền sở hữu đối với các dự án kinh doanh của họ thay vì phải vay nợ hay pha loãng vốn chủ sở hữu.

    Tuy nhiên, việc không dựa vào nguồn vốn bên ngoài có thể kiềm chế quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư cao hoặc hoạt động thâm dụng vốn.

    Các nhà đầu tư thiên thần (angle investor)

    Nhà đầu tư thiên thần là những cá nhân giàu có, cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, thường để đổi lấy quyền sở hữu cổ phần trong công ty. Thông thường, những nhà đầu tư này không chỉ cung cấp vốn mà còn cả những kiến thức chuyên môn, mối quan hệ trong ngành và sự tư vấn từ họ.

    Các khoản đầu tư nói trên rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp đang thiếu nguồn lực và thành tích để thu hút các nguồn tài chính truyền thống. Tuy nhiên, việc đảm bảo rót vốn từ các nhà đầu tư thiên thần có thể cạnh tranh cao khi các nhà khởi nghiệp phải chứng minh hiệu quả tiềm năng nổi bật trong kế hoạch kinh doanh của họ so với các đối thủ khác.

    Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)

    Các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) chuyên cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp và các công ty có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Các công ty VC huy động vốn từ các nhà đầu tư tổ chức và các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, còn được gọi là thành viên góp vốn, và đầu tư các khoản tiền này vào các dự án kinh doanh đầy tiềm năng.

    Ngoài vốn, nhà đầu tư mạo hiểm còn đưa ra các hướng dẫn về chiến lược, kiến thức chuyên môn trong ngành và khả năng tiếp cận mối quan hệ rộng lớn của họ. Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp thường phải đánh đổi đáng kể tỷ lệ sở hữu cổ phần và chấp nhận chịu sự kiểm soát, quản lý của các nhà đầu tư ở mức độ nhất định.

    Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding)

    Gọi vốn cộng đồng ngày càng trở thành một hình thức tài trợ phổ biến, nhờ tận dụng mạng lưới rộng lớn từ Internet và mạng xã hội để huy động các khoản vốn từ một số lượng lớn các chủ doanh nghiệp và cá nhân.

    Các nhà khởi nghiệp có thể thiết lập các chiến dịch huy động vốn trên nhiều nền tảng gọi vốn cộng đồng khác nhau, thông qua đó giới thiệu ý tưởng kinh doanh của họ và thu hút những người cho rằng ý tưởng đó có tiềm năng.

    Cách tiếp cận này còn đóng vai trò là một công cụ tiếp thị, xác thực mức độ tiếp cận và nhận diện sản phẩm/dịch vụ cũng như góp phần xây dựng cộng đồng khách hàng chấp nhận sớm.

    Các khoản vay và tín dụng ngân hàng

    Mặc dù nguồn tài chính của ngân hàng cung cấp cho các nhà khởi nghiệp những khoản tiền cần thiết, nhưng nó thường đòi hỏi nhà khởi nghiệp phải có lịch sử tín dụng đủ tốt, tài sản thế chấp và cam kết khả năng thanh toán. Hơn nữa, các ngân hàng có thể thận trọng trong việc cho vay đối với các công ty khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp có lịch sử hoạt động không tốt. Do quy trình phức tạp và có thể tốn thời gian, nên các nhà khởi nghiệp thường không ưu tiên nguồn tài trợ này.

    Các chương trình trợ cấp của chính phủ

    Chính phủ các quốc gia trên toàn thế giới ngày càng đề cao tầm quan trọng của tinh thần khởi nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế và tạo việc làm. Do đó, chính phủ nhiều quốc gia đã đưa ra các chương trình và khoản trợ cấp dành riêng cho việc hỗ trợ các nhà khởi nghiệp. Chúng có thể bao gồm các khoản vay lãi suất thấp, tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, ưu đãi về thuế hoặc các chương trình đào tạo/cố vấn.

    Một số cân nhắc về tài trợ khởi nghiệp

    1. Giai đoạn kinh doanh và nhu cầu tài trợ: Các nhà khởi nghiệp phải đánh giá giai đoạn kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và xác định số vốn cần thiết để chọn các phương án tài trợ phù hợp nhất.

    2. Bản kế hoạch kinh doanh và dự báo tài chính: Người cho vay và nhà đầu tư thường thông qua các tài liệu này để đánh giá khả năng duy trì và lợi nhuận đầu tư tiềm năng của doanh nghiệp.

    3. Đánh giá và giảm thiểu rủi ro: Các tổ chức tài chính và nhà đầu tư rất quan tâm đến các rủi ro có thể xảy ra trước khi cấp vốn cho doanh nghiệp. Xác định các rủi ro tiềm ẩn và thiết lập các kế hoạch dự phòng có thể giúp các bên cấp vốn thêm tin tưởng vào khả năng đối mặt với khó khăn của doanh nghiệp cũng như bảo vệ lợi ích của họ.

    4. Chi phí và điều khoản cấp vốn: Lãi suất, thời gian trả nợ, yêu cầu về tài sản thế chấp, các khoản phí liên quan cũng như yêu cầu hạn chế pha loãng, cần được phân tích kỹ lưỡng khi chọn một nguồn tài trợ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và dòng tiền của doanh nghiệp.

    5. Sự liên kết và tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư: Ngoài khía cạnh tài chính, nhà khởi nghiệp phải đánh giá sự liên kết của các nhà đầu tư tiềm năng với các giá trị, tầm nhìn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Qua đó có thể biết được, liệu họ có thể đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp thông qua việc tư vấn chiến lược hay giúp tiếp cận các cơ hội mới.

    6. Quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp: Các nhà khởi nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của nguồn tài trợ bên ngoài mang lại so với yêu cầu đánh đổi một phần quyền sở hữu doanh nghiệp cũng như quyền ra quyết định.

    7. Các quy định và pháp luật: Việc tuân thủ các quy định pháp luật như Luật chứng khoán, Luật sở hữu trí tuệ, v.v. và tuân thủ các nghĩa vụ về thuế là rất quan trọng để doanh nghiệp tránh đối mặt với các rắc rối pháp lý. Có thể nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư và kế toán viên, nếu cần.

    8. Đa dạng hóa nguồn tài trợ: Phụ thuộc vào duy nhất một nguồn tài trợ có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro về mặt ổn định tài chính. Các nhà khởi nghiệp nên xem xét đa dạng hóa các nguồn tài trợ của họ, chẳng hạn như kết hợp tiết kiệm cá nhân, nhận trợ cấp, và đi vay.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán