Điểm nhấn chính:
- Thiên nga đen chỉ những sự kiện hiếm khi xảy ra, nếu xuất hiện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến nền kinh tế và thị trường tài chính.
- Sự kiện thiên nga đen rất khó được dự đoán trước, ngay cả khi sử dụng những mô hình dự phóng rủi ro tân tiến cũng không thể ngăn chặn sự việc xảy ra.
Hiện tượng “thiên nga đen” là gì?
Thiên nga đen là một sự kiện không thể đoán trước, vượt ngoài những gì thường được dự đoán về một tình huống, và có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các sự kiện thiên nga đen được đặc trưng bởi sự hiếm gặp và tác động nghiêm trọng của chúng, nguyên nhân là do những sai lầm được nhận thức muộn màng.
Trong kinh tế, thuật ngữ này được giới thiệu bởi Nassim Nicholas Taleb – giáo sư tài chính, nhà văn và cựu thương nhân Phố Wall. Taleb đã viết ý tưởng về sự kiện thiên nga đen trong một cuốn sách xuất bản năm 2007, trước các sự kiện của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ông lập luận rằng, bởi vì các sự kiện thiên nga đen không thể dự đoán trước do cực kỳ hiếm gặp, nên khi xảy ra, nó sẽ khiến tất cả chao đảo và gây ra những hậu quả thảm khốc.
Điều quan trọng là, mọi người phải cho rằng một sự kiện thiên nga đen có thể xảy ra và cố gắng lên kế hoạch để đối phó với nó. Theo đó, một số người tin rằng đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể là phương án bảo vệ các khoản đầu tư trước sự kiện thiên nga đen.
Hiện tượng thiên nga đen mô tả sự kiện:
1. Rất hiếm gặp, thậm chí không có khả năng xảy ra
2. Gây ra hậu quả nghiêm trọng
3. Được giải thích giống như một sự kiện đã có thể dự báo trước sau khi nó đã xảy ra
Tại sao sự kiện đó được gọi là “thiên nga đen”?
Một con thiên nga màu đen được coi là rất hiếm, vì hầu hết thiên nga đều có màu trắng. Thuật ngữ “thiên nga đen” dựa trên câu chuyện về thiên nga đen được cho là hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi có sự hiện diện rất hiếm của nó sau đó.
Bài học rút ra là, những gì chúng ta nghĩ là rất hiếm gặp vẫn có thể sẽ xảy ra.
Cân nhắc đặc biệt khác
Đối với các sự kiện cực kỳ hiếm, Taleb lập luận rằng các công cụ xác suất và dự đoán chuẩn không thể áp dụng được vì chúng phụ thuộc vào dữ liệu quan sát trong quá khứ, và điều này không bao giờ có sẵn cho các sự kiện được cho là hiếm khi xảy ra. Theo đó, các phương pháp loại trừ, sử dụng số liệu thống kê của các sự kiện quá khứ không hữu ích cho việc dự đoán hiện tượng “thiên nga đen”.
Khía cạnh quan trọng cuối cùng của sự kiện thiên nga đen là, giúp các nhà quan sát giải thích những gì đã xảy ra và suy đoán xem những dấu hiệu báo hiệu của nó là gì. Tuy nhiên, những suy đoán từ những sự kiện trong quá khứ như vậy không thực sự giúp dự đoán về thiên nga đen trong tương lai.
Một số ví dụ về sự kiện “thiên nga đen” trong quá khứ
1. Bong bóng dotcom
Bong bóng dotcom năm 2001 là một sự kiện thiên nga đen, có một số điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Gia đoạn này, nước Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và tốc độ gia tăng tài sản đáng kể.
Khi hệ thống Internet còn sơ khai và bắt đầu phát triển, nhiều quỹ đầu tư khác nhau đã rót vốn vào các công ty công nghệ được định giá quá cao mặc dù không có hoạt động gì đáng kể. Khi các công ty này sụp đổ, các quỹ chịu ảnh hưởng nặng nề và các nhà đầu tư phải gánh chịu rất nhiều rủi ro. Do thời kỳ Internet lúc đó còn quá mới nên gần như sự sụp đổ của nó không thể dự đoán được trước.
2. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Sự sụp đổ của thị trường nhà ở Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một trong những sự kiện thiên nga đen nổi tiếng. Cuộc khủng hoảng đã gây ra hậu quả nặng nề và có tác động đến toàn cầu, và chỉ một số người ngoại lệ có thể dự đoán được nó sẽ xảy ra và đặt cược vào nó để kiếm lời.
3. Lạm phát ở Zimbabwe
Cũng trong năm 2008, Zimbabwe đã xảy ra siêu lạm phát tồi tệ nhất trong thế kỷ 21 với tỷ lệ lạm phát cao nhất là hơn 79.6 tỷ phần trăm. Mức lạm phát gần như không chuyên gia nào có thể dự đoán được và dễ dàng hủy hoại nền tài chính của một quốc gia.
4. Đại dịch Covid – 19
Một ví dụ gần đây nhất có thể là sự xuất hiện của vi rút COVID-19, khi đã gây ra đại dịch toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020. Đại dịch đã càn quét khắp các châu lục, làm gián đoạn các thị trường cũng như nền kinh tế toàn cầu trên toàn thế giới.
Hiện tượng “thiên nga đen” trên thị trường chứng khoán là gì?
Thông thường, sự kiện thiên nga đen trong thị trường chứng khoán đề cập đến tình huống xảy ra sự cố thị trường vượt quá mức cao nhất có thể dự đoán. Kết quả là, nó trở thành một sự cố cực kỳ hiếm gặp khi tính đến xác suất xảy ra.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Việt Nam, bao gồm cả thị trường chứng khoán. Nửa đầu năm 2008, chỉ số VN-Index tụt dốc nhanh chóng, từ trên 900 điểm hồi đầu năm xuống dưới ngưỡng 400 điểm vào đầu tháng 6. Và trong những tháng tiếp theo, chỉ số tiếp tục giảm mạnh, đến ngày 23/02/2009, VN-Index chỉ còn ở mức 246 điểm.
Cũng theo đó, đến cuối năm 2008, giá trị các chỉ số chứng khoán đã bốc hơi khoảng 70% so với đầu năm, trong đó một số cổ phiếu blue–chip cũng ghi nhận mức sụt giảm chóng mặt, như SSI (-81%) hay FPT (-75%).
Hiện tượng “thiên nga xám” là gì?
Hiện tượng thiên nga xám cũng là một trường hợp ngoại lệ, nhưng có khả năng xảy ra nhiều hơn là hiện tượng thiên nga đen. Theo đó, mọi người có thể chuẩn bị tốt hơn để đề phòng các hiện tượng này hơn là hiện tượng thiên nga đen.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.