Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Nền kinh tế Trung Quốc đang lao dốc

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực từ sự lao đao của thị trường bất động sản đến sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng. 

    - Các chuyên gia cho rằng các kịch bản tồi tệ hơn cho nền kinh tế Trung Quốc là điềm báo xấu cho thị trường toàn cầu và các nền kinh tế khác như Mỹ.   

    Nền kinh tế Trung Quốc đang lao dốc  

    Trung Quốc đã thành công trở thành một cường quốc, có thể có những tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu, thông qua sự tăng trưởng ổn định trong nhiều thập kỷ, khối lượng giao dịch khổng lồ và lực lượng lao động ngày càng mở rộng. 

    Sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình dỡ bỏ các chính sách cực đoan "không COVID" của Bắc Kinh vào tháng 12/2022, các chuyên gia kỳ vọng rằng nhu cầu và hoạt động kinh doanh của Trung Quốc sẽ bùng nổ mạnh mẽ trở lại, và việc mở cửa trở lại được kỳ vọng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. 

    Nhưng điều ngược lại đã xảy ra, và các chuyên gia nói rằng hậu quả của sự lao dốc trong nền kinh tế của Trung Quốc đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nó. 

    Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên yếu ớt sau đại dịch, và những rắc rối của nó đã tăng lên nhiều đến mức trong tháng 8/2023, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã phải lên tiếng  cảnh báo về những rủi ro của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và Tổng thống Joe Biden đã ví nó như một " quả bom hẹn giờ." 

    Các quan chức Trung Quốc đã cảnh báo các chuyên gia không nên đưa ra những kịch bản tồi tệ cho nền kinh tế, mặc dù một bức tranh rõ ràng về một nền kinh tế đang gặp khó khăn đã được đưa ra dựa trên dữ liệu thực tế. 

    Chưa đầy một giờ sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất vào ngày 15/08/2023, các dữ liệu đưa ra cho thấy sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và số lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đều hoạt động yếu hơn dự kiến, và báo cáo đã bỏ qua tỷ lệ thất nghiệp thanh niên của nước này, đã đạt mức cao kỷ lục 21.3 % trong tháng trước. 

    Tất cả những điều này đều đang diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường bất động sản lao đao, có thể kể đến vụ phá sản gần đây nhất của Evergrande, nhà phát triển bất động sản có số nợ lớn nhất trên thế giới, và Country Garden Holdings đã lỡ hạn thanh toán lãi suất trái phiếu cho 2 lô trái phiếu của mình. 

    Dưới đây là những tác động mà phần còn lại của các thị trường trên thế giới phải gánh chịu.   

    Sụp đổ thương mại 

    Trung Quốc giữ vai trò chính trong thương mại toàn cầu, do đó các rắc rối Trung Quốc đang gặp phải đều trở thành rắc rối toàn cầu. 

    Alfredo Montufar-Helu, người đứng đầu China Center tại Conference Board, nói rằng quốc gia này vẫn đang chiếm khoảng 30% tăng trưởng toàn cầu, do đó bất kỳ sự trượt giá nào trong nước sẽ có tác động sâu rộng đến các thị trường trên toàn thế giới. 

    “Không giống như trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính, Trung Quốc sẽ không thúc đẩy sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19,” ông nói. "Khi nền kinh tế của Trung Quốc tiếp tục đối mặt với áp lực suy giảm, đà tăng trưởng suy giảm, từ đó làm những áp lực mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt trở nên trầm trọng." 

    Ngoài ra, điều này đã được cảm nhận thông qua sự suy yếu trong nhu cầu của Trung Quốc, dẫn đến giao dịch thương mại giảm mạnh. Dữ liệu tuần trước cho thấy khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm trong 3 tháng liên tiếp và nhập khẩu đã giảm trong 5 tháng. 

    Về mặt tích cực, nhu cầu thấp làm giảm áp lực lạm phát, điều này có khả năng giúp Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương khác dễ thở hơn khi họ đang phải chiến đấu với sự tăng giá trong nền kinh tế của họ. 

    Tuy nhiên, điều này có thể tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất và xuất khẩu ở Mỹ và các thị trường khác, Montufar-Helu cho biết, và sẽ không dễ dàng để thay thế các nhu cầu đang bị thiếu. 

    Keith Hartley, giám đốc điều hành của công ty phân tích chuỗi cung ứng LevaData, lưu ý rằng Trung Quốc đang tiêu thụ một phần hàng hóa đáng kể của thế giới, do đó nhu cầu yếu hơn đồng nghĩa với tình trạng dư thừa hàng tồn kho đối với các công ty Mỹ và lợi nhuận bị thu hẹp, cũng như sẽ có ít hoạt động kinh doanh hơn đối với các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. 

    Hartley nói: “Đối với Mỹ, các lĩnh vực như nông nghiệp và sản xuất phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang Trung Quốc, có thể bị giảm doanh số bán hàng, điều này có khả năng gây suy thoái kinh tế và tăng tình trạng mất việc làm”. 

    Mặc dù sự sụt giảm kéo dài đối với tình trạng xuất khẩu của Trung Quốc có thể đè nặng lên các ngành sản xuất của các quốc gia và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho các quốc gia khác như Mỹ trong việc đa dạng hóa chiến lược tìm nguồn cung ứng và bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.   

    Giảm phát trong xuất khẩu 

    Các công ty Mỹ có quan hệ với Trung Quốc đã cảm nhận được tác động của sự suy yếu trong nền kinh tế của Trung Quốc. 

    Một số công ty hóa chất và sản xuất đã báo cáo doanh số bán hàng trong quý hai thấp hơn và một số công ty đã phải điều chỉnh và hạ thấp triển vọng của họ trong thời gian nửa năm còn lại. 

    Do giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm trên diện rộng, nhiều người Mỹ có thể thấy xe hơi và các sản phẩm chăm sóc cá nhân trở nên đắt tiền hơn, một số công ty có thể mất doanh thu và phải sa thải nhân viên. 

    "Một trong những rủi ro lớn nhất là Trung Quốc bắt đầu lan rộng sự giảm phát trong xuất khẩu ra thế giới, làm tổn hại đến lợi nhuận của các công ty ở Mỹ và trên toàn thế giới", Dexter Roberts, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói. 

    "Sự suy thoái của Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho cả những công ty Mỹ đang thu được được một phần doanh thu đáng kể từ Trung Quốc và những công ty có thể không được đầu tư hoặc bán trực tiếp cho Trung Quốc, và sẽ bị tổn hại bởi giảm phát toàn cầu."   

    Sự sụp đổ của thị trường nhà đất 

    Nhu cầu trong nước sụt giảm và chi tiêu của người tiêu dùng yếu phần lớn bắt nguồn từ rủi ro trên thị trường bất động sản trong nước. 

    Montufar-Helu của Conference Board cho biết tài sản nhà ở ước tính chiếm khoảng 70% tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc và sự không ổn định của thị trường khiến mọi người chọn cách giữ tiền mặt thay vì chi tiêu. 

    Ông cho rằng sự hỗn loạn của thị trường bất động sản đang đè nặng lên tăng trưởng chung của Trung Quốc bằng cách làm giảm sản lượng công nghiệp, cản trở chi tiêu, làm xói mòn mức doanh thu của chính phủ và gia tăng rủi ro trong lĩnh vực tài chính. 

    Montufar-Helu cho biết: “Sự bùng nổ bất động sản trong thập kỷ qua đã thu hút một lượng vốn nước ngoài đáng kể, bao gồm cả từ Mỹ. Các nhà phát triển Trung Quốc đang phải đối mặt với những hạn chế đáng kể về thanh khoản, và do đó, khả năng họ vỡ nợ đối với trái phiếu có mệnh giá bằng đồng đô la (USD) đang tăng lên." 

    Và khi cuộc khủng hoảng nhà đất ngày càng trầm trọng, Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trong việc điều chỉnh thị trường, tạo ra lực cản lâu dài đối với tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. 

    David Roche, chủ tịch và chiến lược gia toàn cầu tại Independent Strategy, cho biết mô hình kinh tế Trung Quốc hiện đã "bị cuốn trôi " và rất ít cơ hội phục hồi.  Ông giải thích rằng thị trường toàn cầu vẫn chưa hình dung được hậu quả của tất cả rắc rối trên thị trường bất động sản. 

    Roche cho biết: “Họ thực sự không có cách tiếp cận để loại bỏ các khoản nợ xấu và tài sản xấu một cách nhanh chóng, và họ cũng sẽ không thể dựa vào các thước đo tăng trưởng truyền thống của mình”. "Đó là vấn đề lớn."   

    Nguồn: Business Insider


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán