Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Quy định của Chính phủ có hỗ trợ doanh nghiệp không?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Các quy định của chính phủ ngày càng mở rộng đáng kể, khiến nhiều người phàn nàn rằng nó cản trở tăng trưởng và kinh doanh hiệu quả.

    - Nhiều người cho rằng quy định của chính phủ là cần thiết nhằm bảo vệ môi trường, lạm dụng lao động và giá độc quyền.

    - Các quy định cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp như cung cấp tài chính hoặc bảo vệ bằng sáng chế.  

    Các quy định kinh doanh là gì?

    Năm 1890, Quốc hội đã thông qua luật chống độc quyền đầu tiên và theo sau đó là những thay đổi định kỳ về thuế suất doanh nghiệp và các quy định quản lý hoạt động kinh doanh ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp thường phản đối các luật, quy định hoặc thuế mà họ cho rằng cản trở hoạt động và lợi nhuận. Một lập luận phổ biến cho việc chống lại sự quản lý quá mức và đánh thuế quá mức của chính phủ là chúng gây ra chi phí ròng cho xã hội về lâu dài. Theo các nhà phê bình, các quy định của chính phủ làm chậm những đổi mới mang tính đột phá và không thích ứng được với những thay đổi trong xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn về việc chính phủ đặt quá nhiều quy tắc, đồng thời vận động hành lang để thay đổi các quy tắc khác có lợi cho họ. Nhiều công ty đã tìm ra sơ hở, chuyển hoạt động ra nước ngoài để lách các quy định.

    Cũng có nhiều người cho rằng có những lý do chính đáng cho sự quản lý của chính phủ. Để theo đuổi lợi nhuận, các doanh nghiệp đã hủy hoại môi trường, bóc lột người lao động, vi phạm luật nhập cư và lừa gạt người tiêu dùng. Những người ủng hộ nói rằng đó là lý do tại sao các quan chức được bầu có phải chịu trách nhiệm về quy định ngay từ đầu. Hơn nữa, một số quy tắc rất cần thiết để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng để nền kinh tế cùng phát triển.

    Trên thực tế, các doanh nghiệp Mỹ vừa thịnh vượng vừa gặp khó khăn do các quy định và luật thuế phức tạp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ có thể là hợp tác hoặc đối nghịch, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Điều quan trọng là các quy định cũng đã bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi bóc lột và gian lận của doanh nghiệp.

    Các quy định hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    1. Sarbanes-Oxley

    Sau vụ gian lận lớn ở một số công ty, bao gồm Enron, Tyco và WorldCom, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley vào năm 2002. Đạo luật này quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán và trách nhiệm của các công ty. Nhiều người trong giới kinh doanh đã phản đối dự luật, cho rằng việc tuân thủ sẽ khó khăn, tốn thời gian và không hiệu quả. Hơn nữa, họ dự đoán rằng luật pháp sẽ không bảo vệ cổ đông khỏi gian lận. Sau đó, quan điểm này đã nhận được nhiều sự ủng hộ khi nhiều vụ gian lận tài chính bị vạch trần, chẳng hạn như vụ lừa đảo Ponzi nổi tiếng tại Wall Street của Bernie Madoff trong cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008.

    2. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA)

    Tổng thống Richard Nixon đã thành lập Cơ quan Bảo vệ Môi trường (The Environmental Protectioin Agency – EPA) theo lệnh hành pháp vào năm 1970. Cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý việc xử lý chất thải, hạn chế phát thải nhà kính và kiểm soát các chất gây ô nhiễm khác. Các công ty được yêu cầu tuân thủ các quy tắc này đã phàn nàn rằng các hạn chế này gây tốn kém và ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

    3. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC)

    Ủy ban Thương mại Liên bang (The Federal Trade Commission) được thành lập vào năm 1914 để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hoạt động kinh doanh lừa đảo hoặc phản cạnh tranh. Những hành vi này có thể bao gồm việc ấn định giá hình thành độc quyền và gian lận quảng cáo. Một số công ty đã coi FTC là kẻ thù của mình.

    4. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC)

    Quốc hội đã thành lập Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (Securities and Exchange Commission - SEC) vào năm 1934. SEC chịu trách nhiệm quản lý các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), đảm bảo công bố thông tin đầy đủ và thực thi các quy tắc quản lý giao dịch chứng khoán.

    5. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA)

    Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration – FDA) được thành lập để thực thi Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm Nguyên chất vào năm 1906. Kể từ đó, cơ quan này được giao nhiệm vụ giám sát sức khỏe cộng đồng thông qua giám sát thực phẩm và các sản phẩm y tế.

    Các công ty dược phẩm thường phàn nàn rằng FDA trì hoãn việc phê duyệt và tiếp thị một số loại thuốc một cách không cần thiết. Nhiều lập luận cho rằng rào cản cao trong việc phê duyệt thuốc có thể ngăn cản các doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường. Hơn nữa, FDA đã bị chỉ trích vì trì hoãn việc phê duyệt và thử nghiệm thuốc trên người đối với những người đang phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

    Các quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp

    Hàng trăm chương trình hỗ trợ từ chính phủ dưới dạng tiền, thông tin và dịch vụ đã được cung cấp cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như, cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ (SBA) đã thu xếp các khoản vay cho các công ty khởi nghiệp, đồng thời cung cấp các khoản tài trợ, tư vấn, đào tạo và tư vấn quản lý. Hay việc Bộ Thương mại giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng doanh số bán sản phẩm của họ ra nước ngoài.

    Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng thành lập Cơ quan quản lý Bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại để cung cấp sự bảo vệ cho các phát minh và sản phẩm cụ thể khỏi sự vi phạm bất hợp pháp của các đối thủ cạnh tranh, do đó đã khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo.

    Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, Chính phủ cũng có những hành động đặc biệt để bảo vệ doanh nghiệp, chẳng hạn như Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP) và các gói kích thích kinh tế đã ngăn chặn sự lặp lại của cuộc Đại suy thoái. Tương tự, Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES) do trong thời kỳ COVID-19 đã ngăn cản nhiều công ty phá sản vào năm 2020.

    Chỉ trích xung quanh quy định chính phủ: Lạm quyền điều tiết

    Có lẽ lời chỉ trích đáng kể nhất đối với các quy định của chính phủ là chúng tạo ra khả năng lạm quyền điều tiết (regulatory caputure). Đây là một lý thuyết kinh tế nói về những cơ quan quản lý bị chi phối bởi các ngành công nghiệp hoặc các lợi ích mà họ chịu trách nhiệm điều tiết. Kết quả là, một cơ quan chức năng lại hành động theo cách có lợi cho chính ngành công nghiệp mà nó đang điều tiết thay vì đặt lợi ích của người tiêu dùng lên đầu. Trường hợp có xảy ra các sai phạm về môi trường của các doanh nghiệp, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc khiếu nại tới các cơ quan quản lý.

    Lạm quyền điều tiết xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Một là những người quản lý trong cơ quan nhà nước này trước đó đã làm tại các ngành công nghiệp này. Sau khi nghỉ việc tại các doanh nghiệp, họ sẽ làm những gì có thể để mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp đó, vì đâu đó họ hoặc những người liên quan của họ vẫn còn lợi ích kinh tế trong những ngành đó. Hệ thống này được gọi là cánh cửa quay vòng (revolving door) giữa lợi ích khu vực công và khu vực tư nhân. Hai là các nhà lãnh đạo trong cơ quan quản lý đã “giao dịch” với khu vực tư nhân để đổi lấy quyền lực và của cải, đây là biểu hiện của tham nhũng.

    Lạm quyền điều tiết gặp chỉ trích của nhiều nhà kinh tế học, bởi nó gây ra sự kiểm soát không công bằng, giới hạn tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, hay áp đặt các quy định và hạn chế không cần thiết đối với dân chúng mà không có sự đồng thuận hay sự cân nhắc đúng mức. Lạm quyền điều tiết thường được xem là mối đe dọa đối với tính tự do và dân chủ, và do đó thường gây ra sự lo ngại và phản đối từ phía công chúng và các nhà hoạt động dân chủ.

    Các quy định gây tổn hại cho doanh nghiệp nhỏ như thế nào?

    Các doanh nghiệp nhỏ nói riêng có thể cho rằng các quy định của chính phủ gây tổn hại cho công ty của họ. Ví dụ về các khiếu nại phổ biến bao gồm luật lương tối thiểu đã khiến chi phí lao động tăng cao, quy định phức tạp khiến những người mới tham gia khó cạnh tranh với doanh nghiệp hiện hữu và các quy trình quan liêu dẫn đến chi phí hành chính cao.  

    Các quy định của Chính phủ ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào?

    Các doanh nghiệp không phải là bên duy nhất phản đối các quy định của chính phủ. Chính người tiêu dùng cũng đưa ra những quan ngại về chúng. Một vài cáo buộc phổ biến bao gồm khiếu nại rằng các quy định nặng nề có thể cản trở sự phát triển công nghệ hoặc thuốc mới. Trong khi những người khác cho rằng các quy định không đủ nghiêm ngặt, dẫn đến những bất cập liên quan đến phúc lợi người tiêu dùng, lao động hoặc phúc lợi chung của người dân.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán