Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Mô hình Ponzi và các hình thức lừa đảo khác

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Ponzi là một hình thức lừa đảo tài chính, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.

    - Hiểu những dấu hiệu cảnh báo và thực hiện các bước để tự bảo vệ mình khỏi các chiêu trò lừa đảo tài chính.

    - Đừng bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể mất.

    Tìm hiểu cùng Tititada

    Tại Việt Nam, ví dụ nổi bật năm 2023 về mô hình ponzi là ở Tập đoàn Sen Tài Thu.

    Tháng 4/2022, bà X nghe lời nhân viên ngân hàng nơi bà gửi tiền tiết kiệm, tư vấn chuyển khoản tiết kiệm sang tập đoàn Sen Tài Thu để đổi lấy cổ phần đầu tư với lãi suất cam kết 12%/năm. Do thân thiết với nhân viên tư vấn này nên bà đã chuyển 1.3 tỷ đồng tiết kiếm vào tài khoản Sen Tài Thu sau khi ký kết “hợp đồng hợp tác kinh doanh”. Nhưng 1 năm sau, tháng 4/2023, khi bà X gọi cho tập đoàn này để tất toán hợp đồng thì nhận được thông báo rằng tập đoàn đang trong giai đoạn tài chính khó khăn và phải trì hoãn việc thanh toán gốc và lãi trong vòng 1-2 năm tới. Và, điều này đã xảy ra tương tự với nhiều khách hàng khác của tập đoàn này; một số người trước đó nhận được tiền lãi đúng hạn và đã tin tưởng gia tăng số tiền gửi, còn một số khác thì không, và tới nay họ đều không nhận lại được cả gốc và lãi do tập đoàn mất thanh khoản.

    Tới tháng 8/2023, sau khi bị rà soát, Sen Tài Thu lộ ra khoản nợ khổng lồ lên tới 1,021 tỷ đồng, huy động được từ 463 “nhà đầu tư”. Đại diện của tập đoàn cũng thừa nhận hợp đồng ký kết trên là hợp đồng giả cách và chỉ được xem là hợp đồng vay lấy lãi chứ không phải đầu tư gì.

    Dấu hiệu mô hình đa cấp ở đây là Sen Tài Thu đã lấy tiền của nhà đầu tư sau trả cho nhà đầu tư trước đó cho đến khi không thể chi trả được như cam kết, do không thể “chiêu mộ” được thêm khách hàng mới. Và, dố tiền huy động được sử dụng cho mục đích riêng mà không liên quan gì tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

    Đây được xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 và Điều 175 Bộ luật Hình sự.

    Mô hình Ponzi là gì?

    Ponzi là một hình thức lừa đảo trên thị trường tài chính, thường được xây dựng dựa trên mô hình kinh doanh đa cấp, thiếu sự minh bạch và luôn đi kèm với “cam kết” về các mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trong thực tế, tiền của các nhà đầu tư mới sẽ được dùng để trả lãi cho các nhà đầu tư cũ hơn, thay vì được đầu tư vào bất kỳ hoạt động kinh doanh hợp pháp nào. Thường, nhà đầu tư cũ sẽ tìm kiếm và “kết nạp” thêm nhà đầu tư mới, nghĩa là thuyết phục họ đầu tư với số tiền nhất định và yêu cầu họ tiếp tục giới thiệu mô hình đầu tư đó tới những người khác.

    Từ đó, giống như mô hình kim tự tháp, tiền của nhiều nhà đầu tư ở các bậc dưới sẽ được chuyển lên trả gốc và lãi cam kết cho các nhà đầu tư ở cấp bậc trên. Khi không thể kiếm thêm được nhà đầu tư mới, và những người mới trước đó không thể nhận bất kỳ khoản tiền nào, mô hình Ponzi này sẽ bắt đầu lộ diện và có thể sụp đổ ngay lúc đó.

    Các nhà đầu tư thường không nhận ra rằng đây là một hình thức lừa đảo cho đến khi hệ thống này sụp đổ, hoặc biến mất, và họ mất hết tiền của mình.

    Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi, và nó đã được ông thực hiện thành công tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Các mô hình Ponzi đã gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ, và đang ngày càng trở nên tinh vi hơn.

    Mô hình Ponzi được đặt theo tên của Charles Ponzi, và nó đã được ông thực hiện thành công tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Các mô hình Ponzi đã gây thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ, và đang ngày càng trở nên tinh vi hơn.

    Làm thế nào để phát hiện một mô hình Ponzi?

    Bạn cần nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo của mô hình Ponzi và tiến hành thẩm định kỹ lưỡng trước khi đầu tư vào bất kỳ cơ hội nào. Hãy cảnh giác trước những yếu tố sau đây:

    1. Hứa hẹn lợi nhuận cao với ít hoặc không có rủi ro: Trên thực tế, đầu tư vào thứ gì cũng đều đi kèm với rủi ro. Lợi nhuận kỳ vọng từ khoản đầu tư càng cao, thì thường rủi ro cũng cao tương đương.

    2. Thiếu minh bạch và công khai: Thông tin về khoản đầu tư, tài sản cơ bản hoặc cách tạo ra lợi nhuận bị lảng tránh hoặc giải thích mơ hồ.

    3. Dựa vào tiền của người mới để thanh toán cho người cũ: Nếu người quảng bá nhấn mạnh việc tuyển thêm nhà đầu tư mới để kiếm hoa hồng.

    4. Sự vắng mặt của một tổ chức tài chính uy tín nắm giữ tiền của nhà đầu tư: Trong một khoản đầu tư hợp pháp, một bên thứ ba độc lập (như ngân hàng) sẽ nắm giữ tiền để đảm bảo an toàn và ngăn người quảng bá sử dụng tiền sai mục đích. Tuy nhiên, trong mô hình Ponzi, người quảng bá thường tự xử lý tiền nhằm dễ dàng rút tiền để sử dụng cho mục đích cá nhân.

    5. Sử dụng thuật ngữ tài chính gây đánh đố: Nhằm gây khó hiểu cho các nhà đầu tư, các mô hình Ponzi sẽ sử dụng thuật ngữ tài chính phức tạp để tạo ấn tượng về trình độ nhưng lại không giải thích rõ ràng.

    6. Việc tham gia phải được giữ bí mật và với số lượng người giới hạn: Các mô hình Ponzi thường nhắm vào một nhóm người cụ thể, như sinh viên hoặc câu lạc bộ xã hội, và cố gắng áp đặt sức ép để người tham gia giữ bí mật khoản đầu tư, vì cho rằng đó là cơ hội duy nhất và không nên chia sẻ.

    7. Sử dụng chiến thuật gây áp lực hoặc khích lệ: Hãy cẩn trọng với những người khuyên bạn đầu tư tiền tiết kiệm cả đời hoặc vay tiền để đầu tư vào mô hình này. Một cơ hội đầu tư hợp pháp sẽ không bao giờ áp đặt áp lực đầu tư nhiều hơn số tiền bạn có thể mất. Nên tránh những nhà quảng cáo cố gắng ép buộc hoặc thúc giục bạn đưa ra quyết định ngay lập tức.

    Các hình thức lừa đảo đầu tư phổ biến khác

    Mô hình Ponzi không phải là chiêu trò lừa đảo duy nhất, sau đây là một số hình thức lừa đảo khác mà nhà đầu tư cần lưu ý:

    Lừa đảo kim tự tháp: Về bản chất, đây vẫn là mô hình Ponzi, tiền của nhà đầu tư mới sẽ được đem đi thanh toán cho nhà đầu tư cũ. Chỉ khác ở chỗ, các nhà đầu tư càng lên cao thì sẽ càng nhận được lợi nhuận lớn hơn.

    Lừa đảo mối quan hệ: Với hình thức này, kẻ lừa đảo sẽ nhắm vào một nhóm cụ thể và tạo dựng tình cảm với họ để lừa đảo chiếm đoạn tài sản và thông tin cá nhân. Các đối tượng con mồi thường có thể là sinh viên, phụ nữ nội trợ,...

    Chiến lược tạo lập giá: Đây là một kỹ thuật lừa đảo thông qua việc thổi phồng giá cổ phiếu một cách giả tạo thông qua thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm, sau đó bán cổ phiếu để kiếm lời trước khi giá giảm xuống.

    Cách bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo đầu tư

    Cho dù bạn là nhà đầu tư có kinh nghiệm hay người mới bắt đầu, điều quan trọng là phải nhận thức được những rủi ro liên quan đến lừa đảo đầu tư và cách tránh chúng. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn:

    1. Tìm hiểu về nhà đầu tư hoặc công ty đầu tư. Liệu công ty đầu tư đó có uy tín hay không? Bạn có thể tìm kiếm thông qua Internet, đánh giá từ những người khác, v.v

    2. Đừng để ai áp lực bạn phải đầu tư. Hãy bình tĩnh và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên nghiên cứu và thông tin đáng tin cậy.

    3. Đừng tin vào lời hứa về lợi nhuận quá cao.

    4. Không đầu tư vào bất kỳ khoản đầu tư nào nếu bạn không hiểu rõ về chúng. Nếu bạn nhận được các cơ hội đầu tư thông qua email, mạng xã hội hay các phương tiện khác mà không hiểu rõ về nó, hãy tránh đầu tư vào nó.

    5. Hiểu rằng lợi nhuận đi đôi với rủi ro. Tất cả các khoản đầu tư đều có mức độ rủi ro nhất định. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu những rủi ro liên quan đến cơ hội đầu tư mà bạn đang xem xét.

    6. Thận trọng với thông tin cá nhân. Những kẻ lừa đảo có thể yêu cầu thông tin cá nhân như số căn cước công dân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng của bạn.

    7. Báo cáo với cơ quan thẩm quyền. Nếu bạn nghi ngờ mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo đầu tư hoặc nếu bạn đã bị một kẻ lừa đảo tiếp cận, hãy báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền thích hợp.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan