Điểm nhấn chính:
- Fintech bùng nổ đi kèm với hàng loạt rủi ro về bảo mật thông tin của người sử dụng.
- Bảo mật điện toán đám mây là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Fintech trở thành xu hướng toàn cầu
Thời đại “chuyển đổi số” đã mở ra một kỷ nguyên mới của sự đổi mới và tiến bộ công nghệ. Trong đó, Fintech nổi lên như một xu hướng với những bước tiến mạnh mẽ trong quá trình đổi mới các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính.
Trong cuộc đua công nghệ, tất cả các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều điên cuồng đầu tư vào lĩnh vực Fintech, mang đến nhiều cơ hội kết nối cho các doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu. Điển hình là, công ty tư vấn và dịch vụ công nghệ thông tin đa quốc gia châu Âu - Atos, đã và đang đầu tư 50 tỷ USD hàng năm vào Fintech.
Bên cạnh đó, quy mô thị trường Fintech ngày càng được mở rộng, ước tính đạt 698.48 tỷ USD vào năm 2030. Dưới sức nóng của chuyển đổi trí tuệ nhân tạo, nhu cầu sử dụng tài chính điện tử của khách hàng ngày càng tăng. Điều này góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong hầu hết các tổ chức tài chính và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Fintech trên toàn cầu.
Vì ngành này xử lý thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp và cá nhân nên đây là mục tiêu hàng đầu của các tội phạm mạng, những kẻ muốn kiếm được lợi nhuận tài chính dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là bài toán khó cho các công ty công nghệ tài chính phải cân nhắc khi đặt chân vào thị trường sôi động này.
Lừa đảo tài chính trực tuyến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Lừa đảo tài chính qua mạng đang là vấn đề nhạy cảm trong thời đại tài chính số phát triển với số lượng nhảy vọt. Trong các vụ lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu thường yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khi điều tra, các tài khoản này đều không chính chủ, khiến các cơ quan chức năng gặp khó khăn để tìm ra tội phạm và ngăn chặn vấn nạn lừa đảo.
Nếu như năm 2023, các virus này vẫn còn “sơ khai”, chỉ đánh cắp dữ liệu tài khoản, mật khẩu, cookies… thì năm nay, chúng đã được “nâng cấp” để nhắm vào các tài khoản Facebook Bussiness, truy vấn thêm các thông tin về phương thức thanh toán, số dư... Các dòng virus đánh cắp tài khoản chủ yếu lây lan qua các phần mềm bị bẻ khóa (crack) trên các máy tính của người tiêu dùng, dẫn tới khoảng 10% người dùng tại Việt Nam bị mất tài khoản mạng xã hội, email, ngân hàng...
Mặt khác, quá trình chống lại các vụ lừa đảo và tấn công có chủ đích APT trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi các tội phạm công nghệ bắt đầu kết hợp giữa Deepfake và GPT để xây dựng kịch bản lừa đảo.Từ đó, khiến việc nhận diện lừa đảo sẽ khó khăn hơn đối với người dùng.
Các phương pháp bảo mật dữ liệu
Một trong những vấn đề “sống còn” của Fintech chính là khả năng bảo mật dữ liệu. Bảo mật dữ liệu được hiểu là quá trình bảo vệ thông tin điện tử trước sự xâm nhập trái phép hay hạn chế các lỗ hổng thông tin. Gắn liền với Blockchain hay Cryptocurrencies, Fintech chứa khối lượng dữ liệu cực lớn lại không kém phần nhạy cảm. Từ đó, Fintech trở thành “miếng mồi ngon” trong mắt các tội phạm công nghệ, tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho các công ty công nghệ tài chính hiện nay.
Có ba phương pháp chính mà các công ty công nghệ tài chính thường áp dụng để bảo vệ nguồn dữ liệu của họ, đó là: Bảo mật điện toán đám mây, xác thực hai bước (2FA) và xác thực khách hàng mạnh mẽ (SCA).
1. Bảo mật điện toán đám mây
Hầu hết các công ty đều dựa vào bảo mật điện toán đám mây để lưu trữ và quản lý dữ liệu của họ. Các nhà cung cấp điện toán đám mây nổi tiếng như AWS, Google và Microsoft đều cung cấp những lợi thế về bảo mật cho người dùng, bao gồm:
- Bảo mật vật lý: Các nhà cung cấp điện toán đám mây thường có sẵn các biện pháp bảo mật vật lý tiên tiến để bảo vệ trung tâm dữ liệu của họ, điều này cũng góp phần bảo vệ dữ liệu của bạn.
- Bảo mật logic: Các nhà cung cấp điện toán đám mây cũng sở hữu các biện pháp bảo mật logic mạnh mẽ, chẳng hạn như danh sách kiểm soát truy cập và mã hóa dữ liệu, qua đó ngăn chặn dữ liệu của bạn trước những truy cập trái phép.
- Khắc phục thảm họa: Với tính năng lưu trữ dữ liệu siêu việt, nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ nhanh chóng khôi phục dữ liệu của bạn từ bản sao lưu, đảm bảo thông tin của bạn luôn được bảo mật an toàn trong bất kỳ điều kiện khắc nghiệt nào.
Nhìn chung, lợi ích bảo mật do các nhà cung cấp đám mây mang lại có thể là lợi thế lớn cho các công ty thuộc mọi quy mô. Bằng cách chọn nhà cung cấp đám mây có uy tín, bạn có thể giúp đảm bảo rằng dữ liệu của mình được bảo vệ tốt trước nhiều mối đe dọa khác nhau.
2. Xác thực hai yếu tố (2FA)
Bên cạnh đó, phương pháp xác thực hai yếu tố hay còn gọi là 2FA cũng được đề cao trong bảo mật dữ liệu ngành Fintech. Xác thực hai yếu tố nghĩa là quá trình mà người dùng phải cung cấp hai loại thông tin để xác minh danh tính của họ. Loại thông tin này có thể là tên người dùng và mật khẩu, hay phức tạp hơn là mã OTP được gửi đến điện thoại của người dùng.
Phương pháp này đặc biệt ở chỗ bổ sung thêm một lớp bảo mật. Ngay cả khi ai đó đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng, họ vẫn không thể truy cập vào tài khoản của người dùng nếu không có mã OTP.
Tóm lại, xác thực hai yếu tố là điều bắt buộc đối với Fintech vì nó giúp bảo vệ tài khoản và thông tin cá nhân của bạn khỏi những xâm phạm bất hợp pháp và ngăn chặn gian lận trong tài chính.
3. Xác thực khách hàng mạnh mẽ (SCA)
Cuối cùng, xác thực khách hàng mạnh mẽ (SCA) là xác minh danh tính của khách hàng, đây là phương pháp bảo mật mạnh nhất thường được sử dụng trong ngành Fintech nhằm bảo vệ khách hàng khỏi gian lận. SCA được yêu cầu theo Chỉ thị dịch vụ thanh toán thứ hai (PSD2) của Liên minh Châu Âu, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018.
Là nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực Fintech, các ngân hàng ngày nay đã được trang bị tốt để đáp ứng các yêu cầu SCA của PSD2 và có sẵn hệ thống để xác minh danh tính khách hàng của mình. Vì vậy, để đảm bảo rằng dữ liệu của mình được an toàn cũng như bảo vệ khách hàng trước những gian lận, các công ty Fintech được khuyến khích hợp tác với ngân hàng để tối ưu hóa quá trình bảo mật này.
Bảo mật dữ liệu: Nền tảng của Fintech của bạn
Bảo
mật dữ liệu là điều quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty Fintech nào. Trong thời đại chuyển đổi
số, các công ty Fintech
nắm giữ một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm của khách hàng. Dữ liệu này phải được bảo
vệ đúng cách để duy trì niềm tin của khách hàng và ngăn chặn các hành vi đánh cắp
dữ liệu. Một khi thông tin bị rò rỉ, tội phạm công nghệ sẽ truy cập vào tài khoản
và thực hiện các giao dịch bất hợp pháp, chẳng hạn như rút tiền từ tài khoản
người dùng, không những gây tổn thất nặng nề cho khách hàng mà việc truy tìm dấu
vết của những kẻ tấn công này cũng tốn không ít thời gian và nguồn lực cho các công
ty công nghệ.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.