Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Thực trạng bảng cân đối kế toán toàn cầu hiện nay

Nội dung

    Tìm hiểu cùng Tititada!

    Bảng cân đối kế toán toàn cầu (hay Global balance sheet, GBS) cũng giống như một bảng cân đối kế toán của một công ty.

    Nó cung cấp thông tin chi tiết về sức khỏe tài chính thông qua kiểm toán tài sản và nợ của một thực thể, chẳng hạn như Chính phủ, các doanh nghiệp, hộ gia đình và các tổ chức tài chính. Và cũng như thế, bảng cân đối kế toán toàn cầu (GBS) có thể cung cấp thông tin tương tự đối với nền kinh tế thế giới. Logic này đã thúc đẩy Viện Toàn cầu McKinsey (MGI) bắt đầu biên soạn và cập nhật thường xuyên một GBS bao gồm mười quốc gia chiếm hơn 60% GDP thế giới, gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

    Bảng cân đối kế toán toàn cầu từ 2000 - 2021

    Bảng cân đối kế toán toàn cầu đầu tiên của MGI được phát hành vào cuối năm 2021, phản ánh 20 năm đầu tiên của thế kỷ 21, và cho ra kết quả rằng tài sản toàn cầu đã tăng nhanh hơn tổng sản lượng đầu ra. Cụ thể, vào năm 2020, tổng tài sản trên GBS đạt tổng hơn 1.5 triệu đô la (khoảng 18.1 lần GDP của 10 quốc gia trên), đây là con số gấp ba lần tổng số đạt được vào năm 2000 (khi tài sản lên tới khoảng 13.2 lần GDP). Như vậy, có thể thấy, sự tăng trưởng tài sản toàn cầu đã vượt xa tốc độ tăng trưởng khá yếu của GDP, đồng thời chỉ ra sự giàu có đang ngày càng tập trung ở những nơi có bất động sản và tài sản tài chính có định giá vượt trội.

    Năm 2020-2021, xu hướng này của GBS tiếp tục tăng tốc và phình to trong khi tăng trưởng GDP bị định trệ, chủ yếu là do sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Thực tế cho thấy, mặc dù hàng tỷ đô la bị mất trong thu nhập, nhưng đã có 100 nghìn tỷ đô la được bổ sung vào tài sản toàn cầu trong giai đoạn này, phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng chính sách tài khoá và tiền tệ ở quy mô lớn chưa tùng có trong lịch sử. Ngoài ra, khi 39 nghìn tỷ đô la tiền tệ mới được “in” ra và phát hành, giá tài sản bắt đầu tăng vọt. Trong khi đó, nợ phải trả cũng tăng theo khoảng 50 nghìn tỷ đô la và nợ vốn chủ sở hữu tăng 75 nghìn tỷ đô la.

    Kể từ đầu thế kỷ 21, sự mở rộng của lĩnh vực tài chính, chủ yếu thông qua việc tạo nợ, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giá trị ròng của nền kinh tế, thông qua hiệu ứng giá cả. Trong 20 năm qua, 50% giá trị tài sản ròng tăng lên là do giá tài sản tăng mạnh trên mức lạm phát, 29% là do lạm phát chung, và chỉ 23% là nhờ đầu tư ròng. Vì vậy, mặc dù giá trị ròng toàn cầu tăng lên, đầu tư vào nền kinh tế thực vẫn tương đối khá thấp, và việc tài chính hoá quá mức này đã làm suy yếu mức độ tăng trưởng sản suất.

    Lưu ý thêm, “tài chính hóa” là một thuật ngữ mô tả sự phát triển quy mô của lĩnh vực tài chính, và sự ảnh hưởng và đóng góp ngày càng gia tăng của nó so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

    Bức tranh tổng thể thay đổi đáng kể vào năm 2022

    Trong khi quá trình tài chính hoá tiếp tục diễn ra với tình trạng bất ổn của nền kinh tế và địa chính trị ngày càng trầm trọng trong năm 2022, bảng cân đối kế toán toàn cầu đã ghi nhận giảm so với GDP lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

    Một trong những sự kiện nổi bật nhất trong năm 2022, cũng là nguyên nhân làm trầm trọng lạm phát thêm là, cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Sự kiện này đã đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao, khiến lạm phát tăng chóng mặt, và thúc đẩy các ngân hàng trung ương lớn tăng mạnh lãi suất. Giá trị thực của cổ phiếu và trái phiếu trên toàn cầu lần lượt giảm khoảng 30% và 20%, qua đó làm giảm giá trị tài sản ròng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Úc, Canada, Trung Quốc, Đức và Thuỵ Điển. Trong khi đó, sự suy yếu rõ rệt của thị trường bất động sản không chỉ làm giảm giá trị tài sản ròng, mà còn làm giảm tiêu dùng, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi bất động sản chiếm khoảng 60% tài sản hộ gia đình. Đây chính là phần lớn nguyên nhân dẫn đến GBS suy yếu với tỷ lệ tăng trưởng tài sản chậm lại so với GDP.

    Điều gì sẽ xảy ra với sự bất ổn từ bảng cân đối kế toán toàn cầu từ bây giờ?

    Khi năm 2023 bắt đầu, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Liệu năm 2022 có đánh dấu một bước ngoặt, GBS sẽ tiếp tục giảm dần hay tài sản toàn cầu sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn so với GDP? Câu trả lời phụ thuộc đáng kể vào các chính sách ở Trung Quốc, quốc gia chiếm 18% GDP thế giới và giá trị ròng toàn cầu vào năm 2021.

    Bên cạnh đó, suy thoái toàn cầu - một phần là do Chiến tranh Nga-Ukraine gây ra - cũng có thể là một lực cản lớn đối với sự phục hồi của tổng cầu toàn cầu, trong khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn đang là một vấn đề tiếp diễn, và sẽ làm thiệt hại trầm trọng hơn.

    Tiếp đến là tác động làm giảm nhu cầu do thiên tai, là vấn đề ngày càng có nhiều khả năng xảy ra khi biến đổi khí hậu đang tiến triển theo chiều hướng không tích cực. Điều đáng chú ý ở đây là GBS không tính đến yếu tố nguồn lực tự nhiên (natural capital) - vốn đang suy giảm nhanh chóng; đồng thời, nguồn lực con người cũng không được bao gồm.

    Ngoài ra, làm cho mọi vấn đề trở nên phức tạp hơn là sự căng thẳng gia tăng của mối quan hệ kinh tế giữa đa phần các quốc gia và Hoa Kỳ. Bởi việc Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp, chẳng hạn như hạn chế bán chất bán dẫn và máy móc sản xuất chúng, nhằm gây khó khăn cho sự phát triển công nghệ tiên tiến của Trung Quốc; hoặc các lệnh trừng phạt thương mại với Nga sau khi cuộc xung đột địa chính trị với Ukraine xảy ra.

    Các chính sách của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc chỉ ra một vấn đề lớn ở đây đó chính là: việc hợp tác kinh tế quốc tế đang trở nên ngày càng khó duy trì. GBS cho thấy rằng, bất kể những sai lầm lớn nào trong chính sách điều hành cũng có thể đẩy toàn bộ nền kinh tế toàn cầu đi xuống, và sẽ không có một nền kinh tế đơn lẻ nào hiện nay có thể vực dậy lại nó. Nói cách khác, việc hợp tác giữa các quốc gia là rất quan trọng để ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh điển trên GBS, khi mà tổng nợ là quá lớn và tất cả phải tập trung vào việc tiết kiệm, tránh đầu tư để trả dần nợ.

    Nhìn chung, sự phân nhánh trong bảng cân đối kế toán toàn cầu và đối với giá trị ròng toàn cầu là rất lớn. Các ngân hàng trung ương là những tác nhân chính trong việc quản lý con đường phía trước. Các nhà quản lý tài sản sẽ cần các kịch bản dài hạn, bởi mục đích của họ là hiểu được ý nghĩa của việc phân bổ danh mục đầu tư, rủi ro đối với bảng cân đối kế toán dài hạn và tăng trưởng doanh thu và tài sản dài hạn. Bên cạnh đó, các ngân hàng phải đối mặt với các kịch bản rất khác nhau về sự tăng trưởng và việc cho vay bền vững về mặt kinh tế trong năm 2023, đồng thời phải đóng vai trò quan trọng trong việc điều hướng vốn đến các mục đích sử dụng hiệu quả.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

      Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

      Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

      Tích lũy

      Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

      Tìm hiểu thêm
      Tích lũy

      Cố vấn Robo AI

      Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

      Tìm hiểu thêm
      Cố vấn Robo AI

      Đầu tư chứng khoán

      Với số tiền bất kỳ

      Tìm hiểu thêm
      Đầu tư chứng khoán