Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Thuế đối ứng là một công cụ chiến lược giúp các quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ thương mại không công bằng.

    - Thuế đối ứng cũng giúp tạo điều kiện cho đối thoại và đàm phán nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại.

    Thuế đối ứng là gì?

    Thuế đối ứng (Reciprocal tariff) là một chính sách thương mại trong đó các quốc gia áp dụng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ nhau dựa trên mức thuế hiện có của đối tác. Khác với biểu thuế chung (Universal tariff) – áp dụng cùng một mức thuế cho tất cả các quốc gia – thuế đối ứng được điều chỉnh riêng biệt theo từng đối tác và thậm chí theo từng loại hàng hóa.

    Ví dụ: Châu Âu áp thuế 10% lên xe hơi nhập từ Mỹ, trong khi Mỹ chỉ áp thuế 2.5% lên xe hơi nhập từ Châu Âu. Nếu như Mỹ áp dụng chính sách thuế đối ứng, Mỹ sẽ nâng mức thuế đối với xe hơi nhập từ Châu Âu lên 10%, ngang với mức mà Châu Âu đang áp đối với xe hời từ Mỹ.

    Mục đích và lý do áp dụng thuế nhập khẩu đối ứng

    Tạo sân chơi bình đẳng: Nếu một quốc gia áp thuế cao hơn đối với một sản phẩm, thuế quan đối ứng sẽ đóng vai trò như một biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn sự mất cân bằng thương mại không công bằng. 

    Thúc đẩy đàm phán thương mại: Bằng cách áp đặt thuế quan nhằm phản ứng với sự mất cân bằng thương mại, các quốc gia hy vọng sẽ thúc đẩy đối tác giảm thuế quan của họ để tránh việc bị áp thuế đối ứng liên tục. Tháng 2 vừa qua, chính quyền tổng thống Donald Trump đã thông báo về kế hoạch áp thuế đối ứng lên các đối tác thương mại. Ông đồng thời cũng nói rằng nếu các quốc gia có thể cân nhắc giảm mức thuế đối với hàng hóa Mỹ nếu cảm thấy mức thuế phía Mỹ đưa ra là quá cao.

    Đáp trả các hành vi thương mại không công bằng: Các quốc gia cũng có thể sử dụng thuế quan đối ứng để phản ứng trước những hành vi gây tổn hại đến ngành công nghiệp của họ, chẳng hạn như trợ cấp hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối tác thương mại.

    Tổng thống Trump muốn áp thuế đối ứng lên các đối tác thương mại

    Ngày 13/2/2025, Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch “công bằng và tương xứng” nhấn mạnh việc áp dụng thuế đối ứng để đối phó với các mức thuế cao mà các đối tác thương mại áp lên hàng hóa của Mỹ. Theo quan điểm của ông, chính sách này nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ và tạo động lực để các quốc gia giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ. Trump từ lâu đã tin rằng Mỹ đang bị đối xử một cách thiếu công bằng trong thương mại quốc tế. Ông cho rằng nhiều quốc gia áp đặt mức thuế đối với hàng hóa Mỹ cao hơn mức thuế mà Mỹ áp đặt lên các quốc gia này.

    - Brazil: Mỹ áp thuế 2.5% đối với ethanol nhập khẩu. Ngược lại, Brazil đánh thuế 18% đối với ethanol nhập khẩu từ Mỹ. Kết quả là, năm 2024, Mỹ nhập hơn 200 triệu USD ethanol từ Brazil trong khi đó, ở chiều ngược lại, Brazil chỉ nhập khẩu 52 triệu USD ethanol từ Mỹ.

    - Ấn Độ: Trung bình, Ấn Độ đang áp mức thuế MFN (most-favored nation) 39% đối với Mỹ. Ấn Độ cũng áp 100% thuế đối với xe mô-tô có xuất xứ từ Mỹ. Điều này khiến Ấn Độ trở thành quốc gia có khả năng bị đánh thuế đối ứng cao nhất.

    - Châu Âu: Châu âu hiện đang áp thuế 10% lên xe hơi nhập từ Mỹ, trong khi Mỹ chỉ áp thuế 2.5% lên xe hơi nhập từ Châu Âu. Nếu như Mỹ áp dụng chính sách thuế đối ứng.

    Trong đầu năm 2025, Chính quyền Tổng thống Trump đã thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ đối với các đối tác thương mại chủ chốt, bao gồm Canada, Mexico và Trung Quốc, trong nỗ lực giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy sản xuất trong nước.

    Cụ thể, tăng mức thuế quan đối với hàng nhập khẩu Canada lên mức 10% đối với các mặt hàng năng lượng và 25% đối với các hàng hóa còn lại. Mức này cao hơn nhiều so với mức thuế nhập khẩu theo chế độ quốc gia được ưu đãi nhất (MFN) của Canada, ở mức trung bình là 3.80% cho các sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia này.

    Mexico cũng đối mặt với mức thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, một phần của các thỏa thuận thương mại trong bối cảnh NAFTA được thay thế bởi USMCA. Mức thuế này vượt xa mức thuế nhập khẩu MFN của Mexico, 6.80% theo phương pháp trung bình cộng đơn giản.

    Đặc biệt, Trung Quốc là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với mức thuế lên tới 20% đối với các sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia này, nhằm giảm thiểu sự mất cân bằng thương mại. Trung Quốc, với thuế nhập khẩu MFN trung bình là 7.50%, đã trở thành mục tiêu chính trong các cuộc chiến thuế quan, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và sản phẩm tiêu dùng.

    Các quyết định thuế này đang gây ra nhiều tranh cãi, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn. Nhưng có thể hiểu rằng, việc Trump áp dụng thuế nhập khẩu đối ứng như trên nhằm 2 mục đích: 1) Khuyến khích các công ty Mỹ cũng như các công ty quốc tế di chuyển nhà máy sản xuất về Mỹ, từ đó tạo ra thêm việc làm cho người lao động trong nước; 2) Tạo ra cơ hội cho các cuộc đàm phán thương mại, nơi các quốc gia đối tác phải giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn góp phần tạo thêm việc làm cho nền kinh tế Mỹ.

    Thuế đối ứng của Mỹ liệu có đủ để thu hút các nhà máy quay trở quốc gia của mình?

    Nếu chỉ xét đến yếu tố lương trung bình, dữ liệu từ các biểu đồ cho thấy mức lương trung bình của nhân viên vận hành nhà máy tại Mỹ cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác. Điều này dẫn đến một số điểm cần lưu ý khi đánh giá tác động của chính sách thuế nhằm thu hút các công ty quay trở lại sản xuất trong nước.

    Cơ cấu chi phí sản xuất

    Lương và phúc lợi: Chi phí lao động ở Mỹ, bao gồm tiền lương, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác, thường cao hơn nhiều so với các nước có chi phí lao động thấp như Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước Đông Nam Á. Điều này làm tăng cơ sở chi phí sản xuất, khiến cho việc bù đắp qua việc áp thuế 20% hay 25% đối với hàng nhập khẩu không đủ để tạo nên một lợi thế cạnh tranh đáng kể.

    Chi phí tuân thủ và quy định: Ngoài lương, các doanh nghiệp tại Mỹ còn phải chịu chi phí cao về tuân thủ quy định an toàn lao động, môi trường và các quy định pháp lý khác. Những chi phí này góp phần làm tăng tổng chi phí sản xuất so với các quốc gia có hệ thống quy định ít chặt chẽ hơn.

    Khả năng bù đắp qua thuế nhập khẩu đối ứng

    Mức thuế không thể loại bỏ sự chênh lệch cơ bản: Mặc dù chính sách thuế 20% hay 25% có thể làm tăng giá hàng nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp, nhưng không thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch cơ bản về chi phí lao động và các yếu tố liên quan khác. Khi tổng chi phí sản xuất tại Mỹ cao hơn đáng kể, các công ty sẽ cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường toàn cầu.

    Hiệu ứng chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp thường lựa chọn địa điểm sản xuất không chỉ dựa trên chi phí lao động mà còn dựa vào khả năng tiếp cận nguồn cung ứng, cơ sở hạ tầng và các ưu đãi thuế, khuyến khích từ chính phủ địa phương. Ngay cả khi thuế nhập khẩu được điều chỉnh, những lợi thế này vẫn là yếu tố quyết định trong việc định vị chuỗi cung ứng hiệu quả.

    Chiến lược kinh doanh và lợi thế cạnh tranh

    Quy mô và hiệu quả sản xuất: Các doanh nghiệp thường tận dụng lợi thế về quy mô sản xuất tại các quốc gia có chi phí lao động thấp, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Ngay cả khi các biện pháp thuế được áp dụng, việc chuyển dịch toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất về Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư lớn vào hạ tầng, công nghệ và đào tạo lao động – những yếu tố mà mức thuế không thể bù đắp một cách nhanh chóng.

    Chi phí cơ hội: Khi doanh nghiệp cân nhắc quay trở lại sản xuất tại Mỹ, họ cũng phải đánh giá chi phí cơ hội liên quan đến việc rời bỏ một môi trường sản xuất đã được thiết lập và tối ưu hóa qua nhiều năm ở nước ngoài. Sự chuyển đổi này không chỉ là thay đổi địa điểm mà còn bao gồm thay đổi mô hình kinh doanh, quản lý và chuỗi cung ứng, tạo ra thêm nhiều rủi ro và chi phí tiềm ẩn.

    Nguồn: reshoringinstitute, tradingeconomics, số liệu năm 2024 và 2025, tỷ giá quy đổi tại ngày 06/03/2025, số liệu tại Mỹ lấy theo bang có mức lương thấp nhất

    Dù mục tiêu của việc áp thuế nhằm hạn chế lợi thế cạnh tranh từ chi phí lao động thấp là nhằm tạo động lực cho các công ty sản xuất tại Mỹ, thực tế cho thấy sự chênh lệch về lương và chi phí sản xuất cơ bản giữa Mỹ và các nước có chi phí lao động thấp là rất lớn. Mức thuế 20% hay 25% có thể góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch đó, nhưng khó có khả năng bù đắp hoàn toàn cho sự khác biệt trong chi phí lao động và các yếu tố sản xuất khác.

    Tác động của thuế đối ứng của Mỹ

    Về mặt kinh tế, việc áp dụng thuế đối ứng sẽ khiến giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tốc độ lạm phát tại Mỹ.

    Bên cạnh đó, nếu như các quốc gia không thể đạt được thỏa thuận về chính sách thương mại, việc áp dụng thuế đối ứng như một đòn trả đũa có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh thương mại, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu nói chung.

    Trong trường hợp cụ thể giữa Mỹ và Ấn Độ, nếu Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng với Ấn Độ, Apple có thể là tập đoàn Mỹ chịu tổn thất nặng nề nhất khi công ty vừa dịch chuyển nhà máy sản xuất iphone sang nước này. Apple hiện là nhà xuất khẩu linh kiện điện tử lớn nhất Ấn Độ, ước tính Apple xuất khẩu 8-9 tỷ USD giá trị hàng hóa từ Ấn Độ vào Mỹ trong năm tài chính 2024.

    Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi thuế đối ứng của Mỹ

    Tại Việt Nam, mức thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng hóa Mỹ là 3.3%, trong khi con số ở chiều ngược lại là 3.1%. Sự chênh lệch này khá bé nếu so với các nước trong cùng khu vực châu Á, điều này giúp Việt Nam không chịu ảnh hưởng nặng nề nếu như Mỹ có áp dụng một khoản Thuế đối ứng với hàng hóa nhập từ Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể chịu một khoản thuế Việt Nam vẫn có khả nă đang có thặng dư thương mại 124 tỷ USD so với Mỹ.

    Nguồn: CNBC

    Việt Nam có thể làm gì?

    Giảm thuế và các rào cản phi thương mại

    Việt Nam đã có một số tín hiệu tìm kiếm sự thỏa hiệp đối với Mỹ, nhưng việc giảm thuế đối với hàng hóa của Mỹ cũng có thể buộc Việt Nam phải giảm thuế đối với các hàng hóa từ các nước khác. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể nới lỏng các rào cản phi thương mại bao gồm lệnh cấm nhập khẩu, thủ tục phức tạp, rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn vệ sinh đối với hàng hóa từ Mỹ.

    Nhập khẩu năng lượng

    Việt Nam đã nhiều lần thảo luận với Mỹ về khả năng nhập khẩu khí hóa lỏng (liquefied natural gas - LNG) từ Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tái khởi động các dự án hạt nhân và tìm kiếm nhà cung cấp công nghệ.

    Hàng nông sản

    Bộ trưởng Thương mại Việt Nam khẳng định mở rộng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, mặc dù tổng kim ngạch nông sản nhập khẩu từ Mỹ năm ngoái chỉ đạt khoảng 3.4 tỷ USD – con số này khó có thể bù đắp sự mất cân bằng thương mại một cách đáng kể.

    Chuyển tải và thép

    Việt Nam từ lâu bị nghi ngờ là điểm trung chuyển các sản phẩm trung gian của Trung Quốc nhằm xuất khẩu sang Mỹ. Với một số mặt hàng như tấm pin năng lượng mặt trời, Việt Nam đã bị áp các biện pháp trừng phạt. Gần đây, Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép Trung Quốc, khi đối mặt với nguy cơ chịu thêm mức thuế lên đến 25% trên sản phẩm thép xuất khẩu sang Mỹ, ngoài các loại thuế chống bán phá giá mà Mỹ đã áp dụng đối với thép của Việt Nam.

    Quốc phòng và dịch vụ viễn thông

    Hà Nội đang đàm phán với các công ty quốc phòng Mỹ về việc mua sắm thiết bị an ninh, trong đó có những cuộc thương lượng tiến triển cao liên quan đến máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C‑130 Hercules. Ngoài ra, quốc hội Việt Nam đã thông qua khung pháp lý cho một chương trình thí điểm cho phép dịch vụ vệ tinh của Starlink (do Elon Musk sở hữu) cung cấp internet và các dịch vụ an ninh.

    Hàng không

    Hãng hàng không giá rẻ VietJet đã ký thỏa thuận mua 200 máy bay Boeing 737 MAX với giá trị hàng tỷ USD (thỏa thuận ban đầu ký từ năm 2016 và sau đó được điều chỉnh). Tuy nhiên, đến nay chưa có máy bay nào được giao, mặc dù hãng từng thông báo dự kiến nhận máy bay từ năm ngoái. Bên cạnh đó, hãng Vietnam Airlines cũng có thỏa thuận khả thi để mua thêm 50 chiếc Boeing 737 MAX.

    Vấn đề xuất cảnh

    Việt Nam đang cấp giấy tờ du lịch cho công dân Việt Nam bị giam giữ tại Mỹ nhằm tiến hành xuất cảnh trở về, sau khi Hà Nội cam kết xử lý các yêu cầu một cách nhanh chóng hơn sau các cảnh báo của Mỹ về thuế và các biện pháp hạn chế thị thực.

    Chính sách tiền tệ

    Trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã công bố danh sách Việt Nam là “quốc gia thao túng tiền tệ”. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong danh sách theo dõi của Mỹ với nguy cơ bị xem là quốc gia thao túng tiền tệ. Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho phép đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD, mặc dù tỷ giá vẫn nằm trong mức linh hoạt cho phép, và chính quyền cam kết sẽ giám sát chặt chẽ các chính sách tiền tệ liên quan.

    Ngoại giao Golf

    Tổ chức Trump đã thống nhất phát triển một dự án sân golf trị giá 5.5 tỷ USD tại Việt Nam, theo thông tin từ đối tác địa phương vào tháng 10.

    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada
    Tải App Ngay
    hoặc truy cập tititada.com

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 7.5%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    14/04/25

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    13/04/25

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    09/04/25

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    30/03/25

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    08/03/25

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    13/02/25

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    26/01/25

    Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

    Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

    Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái

    14/01/25

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    "Black Swan" và sự kiện Mỹ đánh thuế 46% lên Việt Nam

    14/04/25

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    Bitcoin - đồng tiền lớn nhất hệ sinh thái Crypto

    13/04/25

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    Liệu sắc lệnh thuế mới có “khai tử” toàn cầu hóa?

    09/04/25

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?

    30/03/25

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?

    08/03/25

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?

    13/02/25

    Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

    Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

    Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động

    29/01/25

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu

    26/01/25