Tiền tệ (Currencies) là phương tiện thanh toán được công nhận và sử dụng trong giao dịch thương mại, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán nợ. Tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu, giúp duy trì và hỗ trợ sự thương mại và tài chính trên toàn thế giới trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Tiền tệ thường được phát hành bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương của một quốc gia và có giá trị pháp lý trong phạm vi quốc gia đó.
- Phương tiện trao đổi, thanh toán: tiền tệ giúp trao đổi và thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ dễ dàng mà không cần đến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa
- Đơn vị đo lường: cung cấp thước đo chuẩn để xác định giá trị của hàng hóa và dịch vụ, giúp dễ dàng so sánh và giao dịch.
- Lưu trữ giá trị: Tiền tệ có khả năng lưu trữ giá trị qua thời gian.
- Tiền giấy và tiền xu: Đây là tiền mặt, bao gồm các tờ tiền giấy và tiền xu được lưu hành bởi các cơ quan phát hành của chính phủ. Ví dụ: đồng USD (Đô la Mỹ), đồng VND (Đồng Việt Nam), đồng EUR (Euro).
- Tiền điện tử: Là các loại tiền tệ kỹ thuật số, tồn tại dưới dạng điện tử và được lưu trữ trong các tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Tiền điện tử có thể là tiền do chính phủ phát hành, ví dụ như ngân hàng trung ương kiểm soát, hoặc tiền mã hóa như Bitcoin.
Giá trị của tiền tệ giữa các quốc gia thường không giống nhau và được xác định thông qua tỷ giá hối đoái (exchange rate). Các giao dịch tiền tệ trên thị trường ngoại hối tạo ra tỷ giá hối đoái - là giá trị tương đối giữa hai loại tiền tệ và thể hiện số tiền của một đơn vị tiền tệ cần để đổi lấy một đơn vị tiền tệ khác.
Tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền tệ thay đổi theo thời gian và tạo thành kệnh đầu tư gọi là đầu tư tiện tệ.
Đối với kênh đầu tư tiền tệ, thường dùng thuật ngữ đầu cơ (speculating) và đầu tư (investment).
Hoạt động đầu cơ hay đầu tư tiền tệ diễn ra trên tỉ giá hối đoái. Ví dụ tỉ giá USD/VND là 24,000VND/1USD. Nhà đầu tư có thể mua tiền USD với kỳ vọng đồng USD sẽ tăng giá.
Ở Việt Nam chỉ có ngân hàng và các tổ chức tín dụng mới được phép giao dịch ngoại hối.
Phần lớn cá nhân ở Việt Nam mua tiền USD cho mục đích du lịch hoặc mục địch phòng ngừa lạm phát.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Kiểm soát đường cong lợi suất
31/03/25
Dịch chuyển sản xuất gần
31/03/25
Hạn ngạch thuế quan
31/03/25
Chốt tiền tệ
29/11/23
Giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ
29/11/23
Ngân sách cân bằng
02/07/23
Chính sách tài khóa tự ổn định
30/06/23
Chính sách Abenomics
30/06/23
Công cụ thị trường tiền tệ
17/11/22
Gói kích cầu
17/10/22
Cung tiền
14/10/22
Chính sách tiền tệ
13/10/22
Hạ cánh mềm
01/04/25
Thuế đối ứng
01/04/25
Lạm phát xanh
01/04/25
Phân mảnh thị trường
01/04/25
Dịch chuyển sản xuất gần
31/03/25
Kiểm soát đường cong lợi suất
31/03/25
Hạn ngạch thuế quan
31/03/25
Quy chế Tối huệ Quốc
31/03/25
Ngang giá sức mua
29/08/24
Sự can thiệp của chính phủ
29/08/24
Ngân hàng UBS
31/05/24
Khoản bảo lãnh
31/05/24