Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến một quốc gia như thế nào?

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Mức độ toàn cầu hóa của một quốc gia thể hiện qua GDP, mức độ công nghiệp hóa và chỉ số phát triển con người.

    - Toàn cầu hóa giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và tăng cường thương mại quốc tế và hội nhập thị trường tài chính.

    Toàn cầu hóa là gì?

    Toàn cầu hóa (Globalization) là một quá trình hướng đến mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, nó được thúc đẩy bởi sự kết nối mạnh mẽ, rộng rãi giữa các quốc gia nhờ tiến bộ công nghệ và sự phát triển của các yếu tố kinh tế xã hội, chính trị và môi trường.

    “Toàn cầu hóa” được bắt nguồn từ những năm 1940 nhưng đến năm 1980, thuật ngữ này mới bắt đầu trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và khoa học xã hội ở phương Tây.

    Các thành phần của toàn cầu hóa

    Các quốc gia công nghiệp hóa, các quốc gia phát triển lcó trình độ phát triển kinh tế cao và đáp ứng các tiêu chí kinh tế xã hội như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức độ công nghiệp hóa, và chỉ số phát triển con người (HDI), theo tiêu chuẩn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

    Dựa trên các tiêu chí này, 10 quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu thế giới năm 2022 là Na Uy, Ireland, Thụy Sĩ, Iceland, Hồng Kông (Trung Quốc), Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan và Đan Mạch.

    Tác động kinh tế đối với các nước phát triển

    Toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp phải đưa ra nhiều chiến lược khác nhau để thích ứng các xu hướng mới, nhằm cân bằng quyền và lợi ích của tất cả các bên liên quan. Sự thay đổi này cho phép các doanh nghiệp gia tăng tính cạnh tranh trên toàn thế giới, tự do sử dụng lực lượng lao động và cho phép lực lượng lao động, chính phủ tham gia vào việc phát triển doanh nghiệp.

    Đồng thời, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh nhờ hợp tác với các tổ chức khác tại nhiều quốc gia, cũng như tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng hơn.

    Toàn cầu hóa cũng mang lại sự tái tổ chức trong sản xuất, thương mại quốc tế và hội nhập thị trường tài chính. Điều này có thể giúp phát triển các cơ hội đầu tư mới thông qua các thị trường mở. Sự chuyển đổi hệ thống sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu giai cấp, quy trình lao động, ứng dụng công nghệ, và cấu trúc nguồn vốn.

    Toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi ba lực lượng chính:

    - Toàn cầu hóa sản phẩm và thị trường tài chính đề cập đến việc sản phẩm xâm nhập vào nhiều thị trường quốc tế nhờ lợi thế kinh tế về quy mô, cùng với khả năng thúc đẩy hoạt động tài chính thông qua dòng vốn dồi dào và xu hướng liên kết xuyên biên giới.

    - Các yếu tố công nghệ, như hệ thống viễn thông và thông tin, đã tạo điều kiện cho việc giao tiếp toàn cầu và chia sẻ kiến thức, đồng thời cải cách các dịch vụ tài chính bằng cách cho phép các tổ chức phi ngân hàng như viễn thông và các tổ chức tiện ích gia nhập.

    - Bãi bỏ quy định thúc đẩy việc tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế thông qua việc loại bỏ các rào cản và hạn chế thương mại, từ đó thúc đẩy đổi mới và tăng năng suất. Trong lĩnh vực tài chính, bãi bỏ một số quy định địa phương cũng có thể khuyến khích đầu tư xuyên biên giới và huy động nguồn vốn ngoại, hỗ trợ hội nhập tài chính.

    Trong nền kinh tế toàn cầu, một công ty cần tận dụng sức mạnh sản phẩm, tài sản hữu hình và vô hình để xây dựng lòng trung thành ở khách hàng, bất kể quy mô hay vị trí địa lý hoạt động. Một công ty có thể đáp ứng các tiêu chuẩn và tham gia vào mạng lưới toàn cầu khi biết cách tận dụng và phát triển các nguồn lực của mình một cách tối ưu hóa.

    Lợi ích của toàn cầu hóa

    Trong nhiều năm qua, tác động của toàn cầu hóa đối với tăng trưởng kinh tế đã được phân tích thông qua việc đo lường các biến số như thương mại, dòng vốn, độ mở nền kinh tế, GDP bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), v.v.

    Thương mại giữa các quốc gia thông qua việc tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh thương mại và đầu tư FDI, giúp tốc độ tăng trưởng cao hơn. Điều này có thể được nhìn thấy thông qua sự “trỗi dậy” của các tập đoàn đa quốc gia hiện nay, các công ty này có tầm quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, và do đó, họ có sức ảnh hưởng đáng kể đến việc định hình nền kinh tế toàn cầu.

    Hạn chế của toàn cầu hóa

    Chi phí liên quan đến quá trình toàn cầu hóa có thể lớn hơn lợi ích tiềm năng, đặc biệt là trong ngắn hạn. Các quốc gia công nghiệp hóa kém có thể không nhận được lợi ích rõ rệt từ toàn cầu hóa như các quốc gia phát triển. Mặc dù thương mại tự do tạo động lực cho thương mại quốc tế, song nó cũng làm tăng nguy cơ các công ty nhỏ, công ty địa phương bị thất bại nếu không đủ khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

    Mặt khác, các ngành công nghiệp trong nước có thể gặp rủi ro do lợi thế cạnh tranh của các quốc gia khác trong một vài ngành cụ thể. Một mối nguy hiểm khác có thể xảy ra là việc sử dụng quá mức và lạm dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu cao hơn trong sản xuất hàng hóa.

    Ví dụ toàn cầu hóa ở Việt Nam

    Một ví dụ về toàn cầu hóa ở Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất và xuất khẩu. Trong vài thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành như dệt may, điện tử và da giày. Các công ty toàn cầu đã thành lập các cơ sở sản xuất tại Việt Nam để tận dụng chi phí lao động thấp hơn và vị trí chiến lược ở châu Á. Điều này đã dẫn đến sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, với các sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.

    Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xuất-nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng trong năm 2022. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 đạt 371.85 tỷ USD, tăng 10.6% so với năm 2021.

    Thương mại và đầu tư gia tăng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho nhiều người dân Việt Nam. Ngoài ra, toàn cầu hóa đã mang lại những tiến bộ công nghệ và chuyển giao kiến thức cho Việt Nam, cho phép các công ty địa phương nâng cao năng lực và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.



    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán