Điểm nhấn chính:
- Việt Nam trở thành công xưởng thế giới nhờ lao động rẻ, vị trí thuận lợi và nhiều FTA.
- Giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI và đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường từ ngành gia công là thách thức lớn nhất cho ngành gia công của Việt Nam.
1. Ngành sản xuất gia công tại Việt Nam
Từ một nước nhập siêu, Việt Nam đã dần trở thành nước xuất siêu. Tính đến năm 2024, Việt Nam ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp với giá trị gần 24.7 tỷ USD. Trong đó, ngành sản xuất gia công đóng vai trò quan trọng, giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa quan trọng nhất thế giới.
Hiện nay, Việt Nam và Bangladesh là hai quốc gia nổi bật nhất trong gia công may mặc, cung cấp sản phẩm cho những thị trường lớn như Mỹ và EU. Năm 2024, Việt Nam vượt Bangladesh, trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới, nhờ việc nhận được nhiều đơn hàng chuyển dịch. Việt Nam cũng là cơ sở sản xuất lớn thứ hai toàn cầu của Uniqlo, với 45 nhà máy may mặc cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước.
Cùng với ngành dệt may, Việt Nam đang trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng giày dép thế giới. Năm 2023, Việt Nam đứng thứ ba về sản lượng sản xuất giày dép (1.3 tỷ đôi/năm, chiếm 5.4% thị phần) và thứ hai về xuất khẩu (1.276 tỷ đôi/năm, chiếm 7.3% thị phần), chỉ sau Trung Quốc. Năm 2024, xuất khẩu da giày và túi xách Việt Nam đạt 27.04 tỷ USD, tăng 11.4% so với năm 2023. Năm thị trường chính bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu.
2. Việt Nam là công xưởng giày dép lớn nhất của Adidas
Năm 2024, Việt Nam trở thành công xưởng lớn nhất của Adidas, chuyên sản xuất quần áo, giày dép và phụ kiện. Năm 2024, đóng góp 27% tổng sản lượng sản phẩm của hãng, riêng mặt hàng giày dép chiếm đến 39%, trong khi tỷ trọng này ở Indonesia giảm dần từ 34% năm 2022 còn 32% năm 2024. Đối với mặt hàng may mặc, Việt Nam đứng vị trí thứ 2, chiếm 18% tổng lượng hàng của Adidas, trong khi Campuchia đứng đầu với 23% lượng hàng.
Tính đến hết năm 2023, Adidas cho thấy Việt Nam có số lao động đông đảo nhất với 15 nhà máy và 104,466 công nhân. Ở vị trí tiếp theo là Indonesia với 9 nhà máy và 96,698 công nhân, Campuchia với 8 nhà máy và 39,152 công nhân, Trung Quốc với 13 nhà máy và 31,755 công nhân. Các công nhân tại nhà máy Adidas Việt Nam được trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng khoảng 73-84%.
3.Vì sao Việt Nam được chọn là nơi gia công?
Lực lượng lao động cạnh tranh
Năm 2024, dân số Việt Nam là 100,987,686 người, tương đương 1.24% tổng dân số thế giới, đứng thứ 16 trong danh sách các quốc gia theo dân số. Lực lượng lao động của Việt Nam là một trong những thị trường lớn nhất ASEAN với khoảng 56 triệu người, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên đến 70%. Đặc biệt, dân số trẻ với 70% dưới 35 tuổi tạo nên một lực lượng lao động dồi dào và năng động.
Trong khi đó, chi phí lao động tại Việt Nam thấp hơn đáng kể so với nhiều quốc gia trong khu vực. Mức lương trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc và thấp thứ 2 trong ASEAN, sau Philippines.
Chi
phí hoạt động và sản xuất thấp
Việt Nam còn là một trong những quốc gia có chi phí hoạt động trung bình thấp nhất khu vực, chỉ cao hơn Campuchia và Myanmar. Tổng chi phí hoạt động trung bình của Việt Nam dao động từ 79,280 đô la đến 209,087 đô la mỗi tháng. Giá điện tại Việt Nam thuộc hàng thấp thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Indonesia, và giá dầu diesel cũng thấp thứ hai, chỉ sau Malaysia. Giá thuê kho bãi ở các vùng ngoại ô trung bình khoảng 5 USD/m²/tháng, đứng thứ tư trong khu vực sau Thái Lan, Myanmar và Campuchia. So với Trung Quốc, chi phí sản xuất tại Việt Nam chưa đến một nửa, đạt khoảng 2.99 USD/giờ.
Vị trí chiến lược
Việt Nam có vị trí chiến lược, nằm dọc theo dải bờ biển dài 3,200km, giúp kết nối dễ dàng với các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Đặc biệt, khu vực phía Bắc, với lợi thế gần Trung Quốc – công xưởng sản xuất lớn nhất thế giới, giúp các doanh nghiệp dễ dàng nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cảng biển, sân bay và đường cao tốc để cải thiện khả năng kết nối. Các dự án trọng điểm như cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng), sân bay quốc tế Long Thành hay các tuyến đường cao tốc kết nối miền Bắc – miền Trung – miền Nam sẽ giúp nâng cao năng lực logistics, tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
Ký kết nhiều Hiệp định thương mại
Vị thế của VN còn được củng cố bởi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Chính phủ đã ký kết trong những năm gần đây. Tính đến hết năm 2024, Việt Nam đã tham gia 17 FTA với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm các nền kinh tế lớn như EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đàm phán các FTA với Hiệp hội Mậu dịch Tự do Châu Âu (EFTA), Cộng đồng thị trường Nam Mỹ (MERCOSUR), UAE và Canada, mở rộng thêm cơ hội thương mại.
Các FTA này mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp Việt Nam nhờ cắt giảm thuế quan gần như về 0% đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu, giúp nâng cao tính cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế. Những ngành hưởng lợi lớn bao gồm dệt may, da giày, điện tử, nông sản và thủy sản, vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đóng vai trò như một chất xúc tác, buộc nhiều công ty Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường thay thế nhằm giảm thiểu rủi ro từ các chính sách thuế quan. Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi gần Trung Quốc, chi phí sản xuất cạnh tranh, môi trường đầu tư cải thiện và sự hội nhập sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), đã nhanh chóng nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho các dòng vốn FDI.
Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy giá trị hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam tăng 31.5% trong giai đoạn 2021-2024, đối nghịch với mức giảm 14.6% trong giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bên cạnh các vấn đề chính trị, mối quan ngại rằng Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học khiến các doanh nghiệp ở đây gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề. Trong khi Việt Nam đang nổi lên với dân số đông 100 triệu dân và lực lượng lao động chiếm tới 70% dân số.
4. Làm gia công mãi có phải là con đường tốt?
Mặc dù Việt Nam đã vươn lên top 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới và là 1 trong 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về quy mô thương mại quốc tế, sản phẩm Việt Nam vẫn chủ yếu tồn tại dưới hình thức gia công và tỷ lệ xuất khẩu qua trung gian là chính. Đối với mặt hàng dệt may, gia dày và túi xách, Việt Nam chủ yếu sản xuất theo phương thức chính là CMT (đóng góp lao động) và FOB (chủ động về khâu nguyên liệu, thiết bị) có giá trị gia tăng thấp. Dù đứng thứ 3 thế giới về sản xuất giày dép nhưng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu giày thể thao nào đủ mạnh để vươn tầm thế giới. Một số thương hiệu nội địa như Biti’s, Ananas, RieNevan đã có những bước tiến đáng kể, nhưng vẫn chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
Ngoài ra, ngành gia công tại còn đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngành này chiếm 1/20 lượng khí thải carbon hàng năm của thế giới, và có thể chiếm ¼ lượng khí thải toàn cầu vào năm 2040. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ngành dệt may nằm trong nhóm 5 ngành có mức độ ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng nhất tại Việt Nam.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tại sao $TRUMP Coin khiến cả giới Crypto rúng động
29/01/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25
Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?
20/01/25
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Vì sao Việt Nam được chọn trở thành công xưởng của thế giới?
30/03/25
Thuế đối ứng - công bằng thương mại hay trả đũa?
08/03/25
DeepSeek: Liệu Trung Quốc có thể ưu thế trong AI?
13/02/25
Tác động của Tết Nguyên Đán Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu
26/01/25
Sử dụng tỷ giá ngang giá sức mua hay tỷ giá hối đoái
14/01/25
Cháy rừng ở California – Ước tính thiệt hại 150 tỷ USD
13/01/25
Cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
29/12/24
Biên bản ghi nhớ hợp tác là gì?
19/12/24