Điểm nhấn chính:
- Để cạnh tranh với gạo Thái Lan, Việt Nam phải nhập khẩu gạo để lấp đầy khoảng trống trong phân khúc gạo phẩm cấp thấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Hiện tại, nguồn cung gạo trong nước hiện không nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng cường nhập khẩu gạo từ các nước lân cận để trả cho các đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm.
Yếu tố nghịch lý trong hoạt động
Việt Nam – vựa lúa lớn thứ ba thế giới với lượng xuất khẩu mỗi năm lên đến gần chục triệu tấn gạo, đóng góp quan trọng cho hệ thống lương thực trên toàn cầu. Thế nhưng, một thực tế lại xảy ra: Theo số liệu thống kê tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024 Việt Nam đã chi gần 1 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng 57.3% svck năm trước và vượt qua cả tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2023. Nếu với tốc độ nhập khẩu này, dự kiến năm 2024 kim ngạch nhập khẩu có thể lên đến 1.3 tỷ USD.
Vậy vì sao một quốc gia được mệnh danh là "vựa lúa" lại nhập gạo? Gạo nhập khẩu dùng để làm gì, và điều này có ý nghĩa như thế nào đối với ngành lúa gạo nội địa? Một số người đặt câu hỏi liệu đây có phải là dấu hiệu yếu kém trong sản xuất hay quản lý chuỗi cung ứng gạo? Hay đơn giản chỉ là sự thay đổi tất yếu khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng?
Nguyên nhân dẫn đến việc chi số lượng lớn để nhập khẩu
Ấn Độ đảo chiều chính sách xuất khẩu gạo
Ấn Độ gần đây đã có chính sách mã cửa cho phép các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu gạo sau khoảng thời gian hạn chế xuất khẩu trước đó. Quyết định này đã tạo ra những thách thức đáng kể đối với các quốc gia xuất khẩu gạo lớn. Nước này chiếm đến 40% thị phần lượng gạo giao dịch trên toàn cầu, thứ hai là thái lan và thứ ba là Việt Nam. Việc Ấn Độ tái mở cửa xuất khẩu gạo đã làm tăng lượng cung trên thị trường và kéo theo đó là sự giảm giá của mặt hàng này. Dẫn đến việc các nhà sản xuất gạo ở Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược xuất khẩu và giá cả để cạnh tranh với nguồn gạo từ Ấn Độ đặc biệt là nước này giá thành gạo rất rẻ.
Thay đổi chiến lược xuất khẩu gạo
Vì vậy, Việt Nam cũng đang dần chuyển sang các loại gạo chất lượng cao, gạo có tính đặc thù như gạo thơm giúp Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm và không bị đụng hàng với các loại gạo Ấn Độ xuất khẩu và hạn chế được khả năng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những năm gần đây, nông dân ở ĐBSCL đã dần bỏ giống lúa có phẩm cấp thấp (IR50404) để chuyển sang sản xuất loại lúa thơm có phẩm cấp, chất lượng và giá bán cao khi xuất khẩu. Với giá xuất khẩu trung bình của các loại gạo có phẩm cấp cao hiện nay tương đương với 624 USD/tấn.
Cho nên Việt Nam đã gia tăng nhập khẩu gạo, cụ thể là những loại gạo cấp thấp từ Ấn Độ và những loại gạo giá rẻ từ Myanmar, Pakistan và Campuchia để làm nguyên liệu chế biến ra loại gạo có phẩm cấp cao hơn. Hiện giá gạo nhập khẩu về Việt Nam dao động trong khoảng 480 - 500 USD/tấn. Điều này khiến các doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu gạo phù hợp với nhu cầu của mình để giảm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó. dòng IR50404 vốn chiếm tỷ lệ lớn nhờ năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng bị đánh giá là gạo phẩm cấp thấp nên giá gạo của Việt Nam khi đó vẫn thua gạo Thái Lan một bậc. Sự thay đổi diễn ra khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao. Đây cũng có thể là lý do khiến Việt Nam phải nhập khẩu gạo.
Kết luận rằng việc nhập khẩu gạo để chế biến là điều dễ hiểu trong hoạt động thương mại. Gạo nhập khẩu không chỉ lấp đầy khoảng trống trong phân khúc gạo phẩm cấp thấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp ổn định giá cả và kim ngạch gạo Việt Nam.
Ảnh hưởng bởi thay đổi mùa màng
Hiện tại, nguồn cung gạo trong nước hiện không nhiều, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng cường nhập khẩu gạo từ các nước lân cận để trả cho các đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Sản lượng lúa Hè Thu giảm, trong khi vụ Thu Đông vốn có sản lượng thấp nhất trong năm sẽ không bù đắp được. Tình trạng mất mùa ở miền Bắc đã ảnh hưởng đến 300,000 ha lúa, càng làm giảm nguồn cung, buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu nhiều hơn để cân đối cầu, đây cũng là lý do khiến lượng gạo nhập khẩu vào Việt Nam năm nay lớn.
Trong tương lai Việt Nam sẽ
Theo
số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam phải tăng nhập khẩu gạo
từ 2.6 triệu tấn lên 2.9 triệu tấn. Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo lớn
thứ 3 thế giới sau Philippines, dự báo 4.7 triệu tấn và Indonesia 3.8 triệu tấn.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản
lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao, đồng
nghĩa với Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu gạo trong tương lai.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
PPP Tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
20/05/25
Xuất khẩu kỷ lục, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gạo
15/04/25
Liệu kinh tế Trung Quốc năm 2025 có thoát khỏi trì trệ?
20/01/25
Vấn đề đầu tư công tại Việt Nam
02/01/25
Câu chuyện Đầu tư cơ sở hạ tầng – Đầu tư công
27/12/24
Biến động vĩ mô - Vietnam Investment Forum 2025
24/11/24
So sánh repo và repo đảo ngược
25/09/24
Một số ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc "biến mất"
21/09/24
PPP Tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức
20/05/25
Công nghiệp bán dẫn Đài Loan bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung
19/05/25
Khi ngành “xa xỉ” trở thành vũ khí chính trị cho Trung Quốc
05/05/25
Phần bù rủi ro “ngu ngốc” trong điều hành chính sách
03/05/25
Nghệ thuật không đàm phán: Chiến lược 3 vòng của Trung Quốc
01/05/25
Hệ thống an sinh xã hội ở Mỹ
25/04/25
Trump và chính sách thuế đối ứng 46% lên Việt Nam
24/04/25
Tình hình ngành cảng biển Việt Nam
21/04/25