Vụ Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội. Nguyên tắc đầu tư của Vụ là các khoản đầu tư phải an toàn, hiệu quả, và có thanh khoản cao (tức là có thể hoàn vốn khi cần thiết).
Các hoạt động đầu tư của Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại của Nhà nước;
- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội vay với lãi suất thị trường và thời hạn không quá 10 năm;
- Cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay với thời hạn không quá 5 năm;
- Đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; và
- Các hình thức đầu tư khác phù hợp với quy định của pháp luật và theo quyết định của Hội đồng quản lý.
Hiện nay, có 2 loại Quỹ Bảo hiểm xã hội, cụ thể là Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Quỹ Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định cả người sử dụng lao động và người lao động tham gia đóng góp vào Quỹ, trong khi đó Quỹ Bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chỉ yêu cầu người lao động tham gia đóng góp. Tỷ lệ phần trăm tiền lương quy định đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội được dựa trên nghề nghiệp của người lao động khi bắt đầu tham gia.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một hình thức bảo hiểm xã hội, trong đó cả người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia đóng góp.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được thành lập và đóng góp từ các nguồn sau đây:
- Tiền đóng bảo hiểm từ người lao động và người sử dụng lao động;
- Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư của quỹ;
- Nguồn hỗ trợ từ Nhà nước - số tiền chuyển từ ngân sách Nhà nước vào quỹ nhằm đảm bảo việc thanh toán lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho những người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội phát sinh trước ngày 1/1/1995, và thanh toán phí đóng bảo hiểm xã hội cho những người đã từng làm việc cho khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995, nhưng họ đã không nhận được trợ cấp thôi việc cho giai đoạn trước ngày 1/1/1995;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Các khoản đóng góp vào Bảo hiểm xã hội bắt buộc được phân ra các dạng sau:
- Bảo hiểm xã hội: trợ cấp hưu trí cho người nghỉ hưu, tai nạn lao động và thương tật.
- Bảo hiểm y tế: bao gồm bảo hiểm bệnh tật và thai sản
- Bảo hiểm thất nghiệp: chi trả cho việc mất thu nhập do thất nghiệp
Từ 2007 đến nay, tỷ lệ phần trăm đóng góp vào tài khoản Bảo hiểm xã hội của Quỹ Bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ tăng lên như hình dưới đây:
Hiện tại, từ ngày 1/7 đến 30/9, người sử dụng lao động sẽ phải đóng góp với tỷ lệ 17.5% và 3% lần lượt cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, không bao gồm bảo hiểm thất nghiệp đối với đối tượng tham gia BHTN trước ngày 01/10/2021 theo quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10/2022, người sử dụng lao động sẽ quay trở lại đóng góp BHTN với tỷ lệ 1%. Tương ứng, người lao động cũng phải đóng góp mức 8%, 1.5% và 1% lần lượt cho BHXH, BHYT và BHTN.
Tỷ lệ đóng góp vào Bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động giảm 1% trong khoảng năm 2017 – 2018, nhưng hiện đã tăng lên lại 0.5% vào năm nay, do đó tổng cộng người sử dụng lao động phải đóng phí cho 3 loại bảo hiểm là 21.5% từ tháng 10/2022 trở đi. Tính từ 2014 đến nay, tỷ lệ đóng góp Bảo hiểm xã hội của Người lao động vẫn được duy trì ở mức tổng là 10.5%.
Tuy nhiên, đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động được tính toán dựa trên một mức lương trần tương đương hai mươi lần so với mức lương tối thiểu hàng tháng theo vùng (I, II, III, IV) do Chính phủ quy định. Mức lương tối thiểu, vùng IV thấp nhất, hiện nay là 3,250,000 đồng tương đương mức lương trần cho việc đóng Bảo hiểm xã hội là 65,000,000 đồng. Đóng góp của Người lao động vào Bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính như chi phí trước thuế.
Dưới đây là một minh hoạ của việc tham gia Bảo hiểm bắt buộc của người lao động với mức lương khác nhau. Theo bảng này, tổng mức đóng góp tham gia Bảo hiểm xã hội hàng tháng cao nhất là 16,575,000 đồng kể cả khi mức lương hàng tháng cao hơn mức lương trần quy định.
Một số điểm lưu ý của của chương trình hưu trí bắt buộc hiện nay ở Việt Nam
Sự mất cân bằng của chương trình hưu trí bắt buộc
Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một chương trình xác định lợi tức, theo đó người lao động nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng dựa trên một tỷ lệ phần trăm mức lương trung bình của họ và thời gian tham gia đóng phí bảo hiểm. Trợ cấp hưu trí của những người về hưu hiện nay được chi trả từ các khoản đóng góp trực tiếp của dân số lao động hiện tại và từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước.
Như đã đề cập ở trên, Quỹ Bảo hiểm xã hội được tài trợ từ các nguồn sau đây:
- Phí bảo hiểm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của quỹ;
- Chính phủ hỗ trợ;
- Nguồn thu hợp pháp khác.
Hệ thống này sẽ hoạt động hiệu quả nếu tốc độ tăng trưởng của người tham gia vượt quá sự gia tăng của người nghỉ hưu. Chương trình xác định lợi tức tại Việt Nam được nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm. Bất kỳ thâm hụt ngân sách của Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi Chính phủ Việt Nam hơn là từ người sử dụng lao động. Tuy Quỹ Bảo hiểm xã hội tính đến cuối năm 2018 có số dư khoảng 637,600 tỷ đồng, tăng 18.5% so với năm trước, nhưng Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn có khả năng đến năm 2032 quỹ sẽ bội chi và tới năm 2049 sẽ bị âm.
Rủi ro do yếu tố thị trường
Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu rủi ro do yếu tố thị trường. Vì lợi nhuận đầu tư khiêm tốn, tỷ lệ tham gia của các thành viên thấp hơn, sự mất cân bằng giữa số đối tượng nộp phí bảo hiểm và người nhận bảo hiểm và Chính phủ không có khả năng hỗ trợ, nên tài sản của chương trình xác định lợi tức có thể bị bán theo yêu cầu của quỹ để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán tại thời điểm nghỉ hưu của người lao động.
Khi hai nguồn thu đầu tiên của Quỹ Bảo hiểm xã hội không thể kiểm soát và đều chỉnh trong bối cảnh của Việt Nam, thì một phần của việc chi trả bảo hiểm xã hội trong tương lai phải trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước khi số lượng người nghỉ hưu tăng lên.
Các nguồn thu của Quỹ bảo hiểm xã hội đã bị sụt giảm
Trong lịch sử, Quỹ Bảo hiểm xã hội đã có những mức lợi nhuận đầu tư điều chỉnh lạm phát kém. Lợi nhuận của Quỹ đạt 11.76% (năm 2008) và 9.10% (năm 2009), trong khi tỷ lệ lạm phát cùng kỳ tương ứng là 23.12% và 6.97%.
Trong những năm gần đây, mặc dù lợi nhuận điều chỉnh lạm phát tôt hơn, tuy nhiên giá trị tăng trưởng tuyệt đối lại khá khiêm tốn. Ví dụ, năm 2018, lợi nhuận đầu tư của quỹ đạt mức 5.8%, trong khi lạm phát chỉ ở mức 3.54%.
Ngoài ra, trong khi các khoản chi tiêu của Quỹ Bảo hiểm xã hội tăng lên, các khoản đóng góp đã bị sụt giảm mạnh, và mặc dù các quỹ được sự hỗ trợ từ Nhà nước, các nhà phân tích dự đoán vào năm 2032, Quỹ sẽ chi nhiều hơn thu, và nếu không có sự can thiệp từ Nhà nước, nó sẽ bị phá sản "kỹ thuật" vào năm 2049. Điều này sẽ đem lại cho Chính phủ gánh nặng thâm hụt, tăng thêm áp lực trên mức độ thâm hụt ngân sách cao hiện nay.
Tính đến cuối năm 2018, cả 3 quỹ bảo hiểm, gồm BHXH, BHYT, BHTN, có nợ đọng tổng lên đến 11,842 tỷ đồng, chiếm 3.4% số phải thu năm 2018. Ngoài ra, khoản đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào Công ty cho thuê tài chính ALC II bị thất thoát gần 1,700 tỷ đồng, sau khi công ty này tuyên bố phá sản vào tháng 7/2018. Đồng thời, theo Vụ Bảo hiểm thuộc Bộ Lao Động, tiền đóng bảo hiểm 28 năm chỉ đủ lương hưu cho 8 năm, qua đó cho rằng để cân đối quỹ, cần tăng tuổi nghỉ hưu hoặc giảm tỷ lệ hưởng lương hưu hoặc tăng mức đóng góp.
Tỷ lệ tham gia thấp
Hiện tại, tỷ lệ tham gia Quỹ Bảo hiểm xã hội vẫn còn ở mức thấp, với khoảng 33.2% lực lượng lao động đóng góp vào quỹ. Trong khi đó, số người nghỉ hưu vẫn đang dần tăng cao, khiến số người đóng tiền bảo hiểm cho một người nghỉ hưu giảm dần. Theo thống kê của Quỹ Bảo hiểm xã hội, trong năm 1996 có 217 người làm việc tham gia đóng góp cho 1 người về hưu, nhưng đến năm 2000, con số đó giảm xuống còn 34 người, và đến 2010, chỉ có 10.7 người làm việc cho 1 người về hưu. Tính tới 2020, số người tham gia đóng góp bắt buộc là hơn 15 triệu người, trong khi số người đang được hưởng lương hưu là hơn 3.1 triệu người, qua đó, khiến con số nói trên giảm xuống còn 4.8 người làm việc cho 1 người về hưu.
Tỷ lệ tham gia suy giảm là do sự bắt buộc thực hiện hay hình phạt áp dụng đối với việc không tham gia thiếu mạnh mẽ, một trong những cách rõ ràng nhất để tránh sự tham gia bắt buộc là không báo cáo hoặc báo cáo dưới mức thu nhập của người lao động.
Tỷ lệ tham gia thấp xuất phát từ 2 nguyên nhân chính:
- Người lao động về hưu không hài lòng với tỷ lệ tiền nhận lại so với mức đóng góp của họ, họ cho rằng mức trợ cấp này không đủ để đảm bảo cho cuộc sống hưu trí của họ. Là một chương trình xác định lợi tức, mức trợ cấp hưu trí phụ thuộc vào mức lương trung bình khi họ tham gia đóng bảo hiểm; người sử dụng lao động xem khoản đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội như một loại "thuế" hoặc chi phí nhân công tăng thêm đối với hoạt động kinh doanh của họ và do đó tham gia một cách miễn cưỡng.
Một số trường hợp kê khai thu nhập thấp hơn trong trường hợp tham gia bắt buộc nhằm giảm mức đóng góp, và người sử dụng lao động sẽ bù đắp trực tiếp cho người lao động mức thu nhập không kê khai này. Điều này không kể đến thực tế người sử dụng lao động và người lao động đóng phí trước thuế, làm giảm tiền lương cơ sở chịu thuế thực tế của người lao động;
- Thiếu sự lựa chọn đầu tư theo chương trình hưu trí bắt buộc: người lao động không được sử dụng khoản đóng góp tiết kiệm của họ để tìm kiếm mức lợi nhuận cao hơn, cũng như không có khả năng lựa chọn đầu tư cho các khoản đóng góp của họ. Hơn nữa, họ không thể được nhận bất kỳ số tiền nào trước khi nghỉ hưu, hoặc vay lại từ những đóng góp của họ để đầu tư (ví dụ như mua nhà ở, chứng khoán, hoặc tiền gửi cố định).
Thách thức ngày càng lớn cho Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam là sự già hóa dân số và nghĩa vụ chi trả được dự kiến sẽ gia tăng trong tương lai, khi một tỷ lệ lớn dân số trong độ tuổi lao động sẽ nghỉ hưu trong vòng 10 - 15 năm kế tiếp.
Thiết kế của Chương trình Bảo hiểm xã hội hiện nay (chương trình xác định lợi tức với một khoản trợ cấp được xác định trước khi nghỉ hưu) sẽ sớm trở nên lỗi thời, đặc biệt là khi tốc độ già hóa nhanh hơn và tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp khiến số người lao động đóng góp cho mỗi người nghỉ hưu sẽ ít hơn. Thiếu hụt nguồn có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng cho các chương trình hưu trí hiện tại.
Nghỉ hưu sớm
Pháp luật hiện hành tại Việt Nam cho phép người lao động nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định, với mức khấu trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm. Để có đủ điều kiện nghỉ hưu sớm, phải có giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe không ổn định từ bác sĩ, hoặc có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Các nhà phân tích ước tính rằng khoảng 60% lực lượng lao động của Việt Nam hiện đang nghỉ hưu sớm. Ngoài ra, dự tính vào năm 2050, dân số già tại Việt Nam sẽ có 29.2 triệu người từ 60 tuổi trở lên, qua đó, đồng nghĩa với việc số người nghỉ hưu tăng đáng kể trong tương lai. Những điều này sẽ tạo ra thêm gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm Xã Hội khi nguồn thu cho quỹ này bị giảm (do số năm đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người làm việc giảm) trong khi khoản chi trả trợ cấp gia tăng (như tiền trợ cấp hưu trí trả hàng năm tăng lên).
Ví dụ minh họa cho sự thiếu hụt của quỹ hưu trí xác định lợi tức
Một ví dụ đơn giản để phân tích lợi nhuận đầu tư của các thành viên trong Chương trình Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Giả sử một nam lao động có thời gian làm việc 20 năm với mức đóng góp hàng năm là 48 triệu đồng. Người sử dụng lao động và người lao động sẽ đóng góp vào quỹ định kỳ hàng năm lần lượt là 17% (8.16 triệu đồng) và 6% (2.88 triệu đồng) mức lương. Sau khi nghỉ hưu, người lao động sẽ nhận được trợ cấp hưu trí trong vòng 20 năm hoặc cho đến khi người lao động qua đời. Liệu người lao động sẽ được lợi hơn ở tuổi nghỉ hưu khi tham gia vào Quỹ Bảo hiểm xã hội hay gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng với cùng một tỷ lệ đóng góp.
Trong 20 năm đầu tiên khi thành viên đang lao động giả định tỷ lệ lạm phát hàng năm là 6.2% (đây là tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam từ năm 1996) và tỷ lệ chiết khấu là 7.36% (tỷ lệ tiền gửi trung bình của Việt Nam từ năm 1996). Trong giai đoạn 20 năm tiếp theo khi người tham gia nhận trợ cấp hưu trí, chúng tôi hy vọng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt đến trình độ phát triển như hiện tại của Malaysia. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát bình quân của Malaysia trong quá khứ kể từ năm 1996 là 2.52% được coi là tỷ lệ lạm phát hàng năm, trong khi bình quân của lãi suất huy động là 4.15% được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu.
Bảng dưới đây mô tả sự mất cân bằng trong tham gia đóng bảo hiểm và lợi ích nhận được sau khi nghỉ hưu của thành viên. Khi thành viên tham gia Quỹ Bảo hiểm xã hội 20 năm, thành viên sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp 45% + 2% x (20 năm - 15 năm) = 55% tiền lương trung bình hàng tháng.
Tính toán cho thấy kết quả đầu tư vào Quỹ Bảo hiểm xã hội cho ra một giá trị hiện tại ròng âm 52 triệu đồng (hiện giá của trợ cấp hưu trí được hưởng là 23 triệu đồng ít hơn so với hiện giá của khoản tiền gởi tiết kiệm là 75 triệu đồng), hay nói cách khác, thành viên sẽ được lợi hơn nếu thành viên gửi tiết kiệm vào ngân hàng (giả định sử dụng lãi suất huy động hiện hành) trong thời gian này thay vì đóng góp vào Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Sự so sánh này được dựa trên các giả định sau đây:
- Thành viên đã đóng góp trong 20 năm và sau đó sẽ nhận được khoản trợ cấp hưu trí trong 20 năm trong suốt thời gian nghỉ hưu.
- Thu nhập của người tham gia không thay đổi. Vì theo cách tính hiện tại của Quỹ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp hưu trí được dựa trên mức thu nhập ở những năm làm việc cuối cùng, thay vì mức trung bình trong suốt thời gian làm việc của họ.
- Áp dụng tỷ lệ lạm phát và chiết khấu trong quá khứ của Việt Nam và Malaysia từ năm 1996.
Nguồn:
https://laodong.vn/ban-doc/lao-dong-nghi-huu-truoc-tuoi-co-bi-tru-ty-le--luong-huu-khong-1081364.ldo
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.