Tóm tắt:
- Nếu một tổ chức tín dụng, hay là ngân hàng, mà bạn thực hiện vay bị phá sản, bạn vẫn phải hoàn tất hết các nghĩa vụ thanh toán khoản vay của mình.
- Kiến thức tài chính cá nhân:Ngoài việc ngân hàng phá sản, ngân hàng cũng có thể bán khoản vay của khách hàng cho một tổ chức tài chính khác với các mục đích như là để cân đối tài sản và nợ cũng như để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Có phải thanh toán khoản vay nếu ngân hàng phá sản? Câu trả lời là có. Nếu một tổ chức tín dụng, hoặc ngân hàng, mà bạn hiện đang vay nợ bị phá sản, bạn vẫn phải hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán khoản vay của mình. Mặc dù ở Việt Nam chưa có ngân hàng phá sản, mà thường trở thành ngân hàng yếu kém và bị sáp nhập không đồng vào ngân hàng khác. Theo quy tắc, nếu một ngân hàng bị phá sản, tất cả khoản cho vay đang hoạt động sẽ được bán lại cho những ngân hàng khác và các điều khoản trong hợp đồng vay của khách hàng thường vẫn sẽ được giữ nguyên. Sự khác biệt duy nhất là ngân hàng mới sẽ chịu trách nhiệm nhận các khoản thanh toán và quản lý các khoản nợ đó.
Điều gì xảy ra khi khoản vay của bạn được bán cho ngân hàng khác?
Kiến thức tài chính cá nhân đó là nếu tổ chức cho vay thế chấp ban đầu của bạn bị phá sản, khoản vay của bạn vẫn còn có giá trị và sẽ được tổ chức cho vay hoặc nhà đầu tư khác mua lại trên thị trường thứ cấp hoặc nhận lại trong trường hợp sáp nhập. Các khoản vay này thường là các khoản vay cá nhân, dư nợ tín dụng, vay cho việc kinh doanh hoặc phổ biến nhất là vay thế chấp. Thị trường thứ cấp là nơi các khoản vay đã phát hành trước đây được mua và bán; còn hay gọi là thị trường mua bán nợ (là một bộ phận của thị trường vốn rộng lớn hơn).
Mặc dù thế chấp là một khoản nợ hoặc trách nhiệm pháp lý đối với người đi vay, nhưng nó được xem là tài sản đối với người cho vay vì người cho vay sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi từ người vay trong suốt thời hạn của khoản vay. Các khoản thanh toán lãi cho ngân hàng tương tự như việc một nhà đầu tư kiếm được tiền lãi hoặc cổ tức khi nắm giữ trái phiếu hoặc cổ phiếu. Cổ tức là một khoản thanh toán bằng tiền mặt được trả cho các cổ đông bởi công ty phát hành cổ phiếu. Tương tự như vậy, các khoản thanh toán lãi mà bạn phải trả cho khoản vay của mình cũng giống như việc bạn trả cổ tức hàng tháng cho ngân hàng.
Và khi ngân hàng phá sản, tài sản của bên cho vay, bao gồm khoản thế chấp của bạn, sẽ được gộp lại (có thể chung với các loại khoản vay khác) và chứng khoán hóa để trở thành một loại tài sản có thể được giao dịch mua/bán trên thị trường thứ cấp. Tổ chức tài chính nào mua lại phần nợ này trên thị trường sẽ trở thành chủ sở hữu mới của khoản vay của bạn, và họ sẽ là người thu bất kỳ khoản phí và tiền lãi nào từ khoản vay của bạn từ thời điểm đó trở đi.
Ví dụ: Vào tháng 3/2023, Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) ở California, Mỹ đã sụp đổ và tự nguyện giải thể, và được Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) tiếp quản. FDIC sau đó thành lập một ngân hàng “cầu nối” tạm thời, gọi là Ngân hàng Cầu nối Thung lũng Silicon, để tiếp tục hoạt động kinh doanh của ngân hàng sụp đổ này. Vào thời điểm đó, FDIC đã hướng dẫn bên vay rằng: "Bạn nên tiếp tục thực hiện các khoản thanh toán của mình theo các điều khoản trong hợp đồng bằng văn bản. Bạn có thể tiếp tục gửi các khoản thanh toán định kỳ của mình đến cùng một địa chỉ thanh toán như thường lệ. Bạn sẽ nhận được thư thông báo nếu có bất kỳ thay đổi nào." Nó cũng đảm bảo với họ rằng, "Tất cả các dịch vụ được thực hiện trước đây liên quan đến khoản vay của bạn sẽ tiếp tục." FDIC đã cung cấp các hướng dẫn tương tự cho khách hàng của Ngân hàng Signature, một ngân hàng khác tại New York cũng đã sụp đổ trong cùng tháng.
Những lý do khác mà khoản vay của bạn có thể được bán
Kiến thức tài chính cá nhân cần lưu ý là, việc một số tổ chức cho vay bán các khoản cho vay của họ cho các tổ chức khác trong các tình huống khác (ngoại trừ việc gặp khủng hoảng tài chính) là một hoạt động bình thường, và nó cũng thường xảy ra với mục đích kinh doanh. Khi bạn vay từ ngân hàng, bạn có thể không đọc kỹ phần điều kiện và chính sách trong hợp đồng cho vay có nêu rằng khoản vay có thể được bán.
Dưới đây là một số lý do khác mà khoản vay của bạn có thể được ngân hàng bán lại cho tổ chức khác:
- Cân đối tài sản và nợ trên báo cáo: Ngân hàng có thể bán bớt các khoản cho vay của họ để cân đối tài sản với bên tiền gửi của khách hàng ở phần nợ phải trả, hoặc đơn giản là để có thể cho vay nhiều hơn khi mà khoản cho vay hiện tại đã được bán lại cho bên khác và xóa khỏi phần tài sản của họ trên bảng cân đối kế toán. Nếu các ngân hàng không thể bán các khoản vay, vào một thời điểm nào đó, họ có thể sẽ không còn tiền để phát hành thêm bất kỳ khoản vay mới nào. Nền kinh tế có thể sẽ gặp khó khăn trong một kịch bản như vậy, đó là lý do tại sao các khoản vay ngân hàng được cho phép mua bán trên thị trường thứ cấp.
- Rủi ro biến động lãi suất: Trong môi trường lãi suất tăng, lãi vay thế chấp thường sẽ tăng theo (trong khi giá trị của tài sản cơ sở sẽ giảm), khiến rủi ro vỡ nợ hay không có khả năng thanh toán lãi vay ở đối tượng khách hàng gia tăng, thì ngân hàng có thể bán các khoản vay thế chấp để giảm thiểu rủi ro nợ xấu gia tăng.
Những điều cần lưu ý khi khoản vay của bạn được bán cho một tổ chức khác
Thông thường, nếu khoản vay của bạn được chuyển cho ngân hàng khác, ngân hàng hiện tại sẽ phải thông báo cho bạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày chuyển nhượng có hiệu lực. Thông báo này sẽ cho bạn biết ai sẽ là chủ sỡ hữu mới của khoản vay của bạn và thông tin liên lạc cơ bản với họ.
Vì thế, kiến thức tài chính cá nhân cần lưu ý đó là khi bạn tiến hành đăng ký một khoản vay nào đó, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu kỹ các điều khoản trên hợp đồng vay để có nhiều giải pháp hơn trong những tình huống ng xấu nhất và biết thêm về trách nhiệm của mỗi bên giao dịch nếu khoản vay của bạn được bán hoặc chuyển nhượng cho một tổ chức khác và điều khoản này hay được gọi là “chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay”.
Điều gì xảy ra khi một ngân hàng phá sản?
Nếu ngân hàng được bảo hiểm bởi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), được phát triển bởi Cục Phát hành và Kho quỹ thuộc NHNN Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều có tham gia bảo hiểm này, thì tổ chức BHTG sẽ bảo hiểm tiền gửi của khách hàng đến giới hạn pháp lý lên tới 125 triệu đồng/tài khoản, và NHNN sẽ phối hợp với các ngân hàng khác để chọn một ngân hàng tiếp quản các khoản cho vay hiện hữu. Điều đó có nghĩa là nó sẽ đảm nhận nhiệm vụ bán/thu hồi tài sản của ngân hàng đổ vỡ và giải quyết các khoản nợ của ngân hàng đó.
Làm việc với bên cho vay mới của bạn
Mặc dù bạn có thể sẽ không nhận được bất kỳ thông báo trước nào về việc ngân hàng của bạn đang gặp rắc rối về tài chính hay có nguy cơ phá sản, bởi việc nói trước với bạn điều đó chỉ có làm tồi tệ hơn cho công việc kinh doanh của họ, nhưng cuối cùng bạn vẫn sẽ nhận được thư giải thích và thông báo về việc đổi chuyển giao khoản vay.
Lúc này, bạn nên liện lạc với bên tổ chức cho vay mới của mình để tìm hiểu thêm về họ và bất kỳ thay đổi nào trong cách họ vận hành liên quan đến việc nhận thanh toán, giữ nguyên lãi suất vay, thực hiện thanh toán nhanh nếu bạn chọn làm như vậy và các vấn đề khác mà bạn có thắc mắc.
Một lần nữa, khi ngân hàng mà bạn đang vay tiền bị phá sản thì tất cả các điều khoản cho vay của bạn, bao gồm các khoản thành toán hàng tháng, ngày đáo hạn và số dư còn lại sẽ không có thay đổi gì.
Người cho vay và Người thực hiện nghiệp vụ liên quan đến khoản vay
Người cho vay là một tổ chức tài chính, chẳng hạn như ngân hàng, phát hành các khoản vay như vay thế chấp hoặc vay cá nhân. Trong khi đó, bên thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến khoản vay, chẳng hạn như thu các khoản thanh toán hàng tháng, có thể là chính ngân hàng phát hành khoản vay đó hoặc là một bên thứ ba, như một công ty chuyên thu hồi nợ hoặc một ngân hàng khác nếu họ mua lại khoản vay đó.
Ví dụ về Novaland và Credit Suisse
Trong tháng 3/2023, ngân hàng lớn nhất tại Thụy Sĩ - UBS đã đạt thỏa thuận mua Credit Suisse với giá 3.25 tỷ USD, chấm dứt 167 năm tồn tại của ngân hàng này. Tại Việt Nam, một trong những “con nợ” lớn nhất của Credit Suisse chính là Tập đoàn No Va (Novaland). Novaland có dư nợ vay bằng tiền hơn 1,900 tỷ đồng tại Credit Suisse AG chi nhánh Singapore và dư vay trái phiếu hơn 8,200 tỷ đồng (trong đó hơn 85% là trái phiếu không có đảm bảo, được Credit Suisse làm đại lý phát hành).
Thường, khi bên đi vay vỡ nợ thì sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với các chủ nợ, còn việc chủ nợ hay ngân hàng phá sản và các khoản vay của bên đi vay được giải quyết như thế nào thì lại không phải là chủ đề được bàn tán nhiều.
Như vậy, khi UBS mua lại Credit Suisse, ngân hàng này đã trở thành chủ nợ mới và là người thực hiện các nghiệp vụ liên quan đối với khoản vay của Novaland, với giả định rằng tất cả điều khoản của khoản vay sẽ được giữ và tiếp tục như ban đầu.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.