Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

8 lý do nói không với thẻ tín dụng

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng có thể làm cho chi phí mua hàng của bạn trở nên đắt đỏ hơn nếu xét đến lãi suất bạn có thể phải trả khi sử dụng thẻ tín dung. 

    - Nợ tín dụng quá nhiều không chỉ tổn hại đến tài chính cá nhân của bạn mà có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ với gia đình và bạn bè.

    - Nắm rõ các lợi ích cũng như rủi ro tiềm ẩn mà thẻ tín dụng đem lại là điều cần thiết đối với người tiêu dùng đồng thời lập mục tiêu tài chính cá nhân và ngân sách để quản lý chi tiêu và sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả.  

    Tình hình sử dụng tín dụng ở Việt Nam hiện nay

    Tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam tăng lên gần 132% so với mức 125% của năm 2022. Tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2,703 tỷ vào cuối T9/2023, chiếm 21.2% tổng dư nợ nền kinh tế, có xu hướng giảm mạnh từ đầu năm do ảnh hưởng tiêu cực từ suy giảm kinh tế toàn cầu khiến như cầu chi tiêu chậm lại. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng cho vay đời sống phục vụ tiêu dùng đạt 3.8% và có xu hướng tăng lên hơn 4% trong năm 2024. Thậm chí tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có nguy cơ tăng lên 15%, khiến nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ do trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.  

    8 lý do nói không với thẻ tín dụng

    Với hạn mức tín dụng dồi dào cùng với hàng loạt các ưu đãi đi kèm, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán ngay cả những khoản mua hàng nhỏ nhất đã trở nên phổ biến trong thời đại ngày nay. Nếu chi tiêu thẻ tín dụng có kế hoạch, trong tầm kiểm soát và khả năng tài chính sẽ có lợi vô cùng. Nhưng một khi mất khả năng chi trả nợ, tai hại cũng khôn lường. 

    Nếu bạn đã quen với việc quẹt thẻ tín dụng và cảm thấy khó kiềm chế, đây là 8 cách thuyết phục bản thân không sử dụng thẻ tín dụng:

    1. Đe dọa sự tự chủ trong chi tiêu

    Một trong những điều mà người tiêu dùng cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng đó là khả năng quản lý chi tiêu. Nếu thanh toán bằng tiền mặt, bạn sẽ thấy tiền rời khỏi tài sản của mình ngay lập tức, điều này có thể ngăn cản việc chi tiêu quá mức. Ngược lại, khi sử dụng thẻ tín dụng, các khoản thanh toán này được hoãn lại và thanh toán vào các mốc thời gian sau đó. Do vậy, thẻ tín dụng đem lại cảm giác thoải mái và nhanh chóng cho người tiêu dùng, kích thích nhu cầu chi tiêu ngày càng nhiều hơn.Bên cạnh đó, thẻ tín dụng thường đi kèm với vô vàn các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi để khuyến khích chi tiêu nhiều hơn. Và đây cũng là nguyên nhân chính làm cho khả năng kiểm soát chi tiêu của người tiêu dùng trở nên kém hơn.

    Việc quản lý chi tiêu không hợp lý không những đe dọa đến tính an toàn tài chính cá nhân của bạn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của bạn. Vì vậy, việc có kiến thức tài chính cá nhân và làm chủ bản thân khi sử dụng thẻ tín dụng là điều hết sức cần thiết, giúp bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính mà mình đề ra một cách hiệu quả. 

    2. Thiếu lập mục tiêu tài chính cá nhân và quản lý ngân sách

    Nếu thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng và không theo dõi các chi phí đó, chứng tỏ bạn đang thiếu kế hoạch quản lý ngân sách của mình. Ngân sách được hiểu là một kế hoạch chi tiêu trong các mốc thời gian cố định, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nếu không lập mục tiêu tài chính cá nhân và quản lý ngân sách chi tiêu, bạn rất dễ sa vào chi tiêu quá mức và xa hơn là phụ thuộc vào thẻ tín dụng, dẫn đến nợ nần chồng chất. Vì vậy, để sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả, tạo một ngân sách bằng cách liệt kê rõ thu nhập, chi phí cố định và chi phí thay đổi là cần có kiến thức tài chính cá nhân và hữu ích giúp bạn kiểm soát tốt chi tiêu của mình.

    3. Chi trả mức lãi suất cao

    Thông thường thẻ tín dụng sẽ có thời gian miễn lãi (thường là 45 ngày) để khách hàng cân đối, thu xếp tài chính. Nếu người dùng thẻ tín dụng thanh toán trong khoảng thời gian này thì sẽ không bị tính lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm. Ngược lại, nếu không chi trả đủ số tiền đã chi tiêu đúng thời hạn thì bạn không những phải trả mức lãi suất vay cao mà còn gánh chịu thêm phí trả chậm. Tùy từng ngân hàng hay công ty tài chính cung cấp thẻ tín dụng, mức phí trả chậm sẽ khoảng từ 4-6% trên tổng số dư nợ.

    4. Giảm điểm tín dụng

    Một khi không thanh toán dư nợ đến hạn đúng ngày, điểm tín dụng của bạn sẽ bị sụt giảm. Nguyên nhân  là do điểm tín dụng của bạn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, điển hình là lịch sử thanh toán của bạn. Bên cạnh đó, điểm tín dụng thấp còn khiến bạn phải chi trả mức lãi suất cao hơn cho những lần vay khác, bởi hình ảnh của bạn trở nên xấu đi trong mắt các công ty và gây không ít khó khăn cho bạn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay sau này. Ngoài ra,  một số nhà tuyển dụng sẽ coi điểm tín dụng là một tiêu chí để tuyển dụng nhân sự, họ sẽ gạch tên của bạn ra khỏi danh sách nếu điểm tín dụng của bạn quá thấp.

    Do đó, để tránh các hậu quả không mong muốn, bạn cần phải thanh toán ít nhất số tiền tối thiểu đúng hạn mỗi tháng và cố gắng thanh toán toàn bộ số dư để duy trì hoặc cải thiện điểm tín dụng của bạn.

    5. Gây mâu thuẫn cho các mối quan hệ của bạn

    Việc sử dụng thẻ tín dụng một cách vô trách nhiệm có thể gây căng thẳng cho các mối quan hệ xung quanh bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các cặp vợ chồng và gia đình tranh cãi về tiền bạc nhiều hơn bất kỳ chủ đề nào khác. Khi chi tiêu quá mức hoặc tích lũy nợ mà không có kế hoạch rõ ràng để trả hết, bạn sẽ bị đặt vào trạng thái khó khăn về tài chính. Điều này gây ra những mâu thuẫn không đáng có, dẫn tới sự xa cách trong các mối quan hệ. Do đó, việc có kiến thức tài chính cá nhân và cùng nhau lập ngân sách và đặt ra các mục tiêu tài chính sẽ góp phần giúp bạn và người thân có thể gỡ rối các vấn đề đang mắc phải, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp hơn.

    6. Sử dụng tín dụng dẫn đến chi tiêu nhiều hơn

    Nhiều người chi nhiều tiền hơn bằng cách mua những món đồ không cần thiết hoặc quá đắt khi họ thanh toán bằng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Điều này phần lớn mang tính tâm lý, bởi việc mua một chiếc máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh trị giá 20 triệu đồng dường như không phải là một sự thay đổi cuộc đời nếu bạn chỉ ký vào biên nhận và thậm chí không phải nghĩ đến việc trả tiền trong một tháng.

    Mặt khác, bạn có thể cảm nhận được những tờ 500,000 đồng rời khỏi tay mình nếu bạn thanh toán bằng tiền mặt, giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị của những món đồ đó và số tiền bạn còn lại trong chiếc ví giờ đã nhẹ hơn của mình. Ở mức độ thấp hơn, điều này cũng có thể áp dụng nếu bạn thanh toán bằng séc và ghi ngay việc mua hàng vào sổ séc cho thấy tác động đến số dư tài khoản của bạn.

    7. Mất khả năng thanh toán dẫn đến  nguy cơ phá sản

    Phá sản là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn vẫn tiếp tục chi tiêu hoang phí và không có bất kỳ kế hoạch trả nợ quá hạn của mình. Với mức dư nợ tín dụng cao, bạn có thể phải chịu một mức lãi suất cao hơn nữa. Từ đó, việc trả nợ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và dần dần vượt ra khỏi tầm kiểm soát của bạn. Để tránh mắc phải tình trạng trên, bạn cần chú ý như sau:

    - Lập ngân sách: Theo dõi chi tiêu của bạn và đảm bảo nó phù hợp với ngân sách của bạn.

    - Thanh toán số dư: Nhằm mục đích thanh toán toàn bộ số dư mỗi tháng đúng hạn để tránh bị tính lãi.

    - Quỹ khẩn cấp: Xây dựng quỹ khẩn cấp để trang trải những chi phí bất ngờ thay vì dựa vào thẻ tín dụng.

    - Sử dụng tín dụng: Giữ mức sử dụng tín dụng của bạn ở mức thấp (thường được khuyến nghị dưới 30% hạn mức tín dụng của bạn).

    - Hiểu các điều khoản của thẻ tín dụng: Nhận thức đầy đủ các điều khoản của thẻ tín dụng của bạn, bao gồm lãi suất và phí.

    8. Gây cảm giác bất an

    Khi sử dụng thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc bạn đang vay nợ người khác, làm cho bạn phải lo lắng nhiều về các khoản phí trễ hạn, lãi suất, phí hàng năm hoặc phí vượt quá giới hạn. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật dữ liệu khi sử dụng thẻ tín dụng đang trở thành bài toán khó cho các ngân hàng phát hành. Hiện nay, các sự cố liên quan đến trộm cắp danh tính liên quan đến thông tin đăng nhập bị đánh cắp từ thẻ bị mất/đánh cắp hoặc email lừa đảo ngày càng phổ biến, gây ra rủi ro với hậu quả nghiêm trọng như phí gian lận, rắc rối pháp lý do lạm dụng danh tính mượn, đồng thời gây thêm nỗi lo cho người sử dụng. Vì vậy, thay vì phải sử dụng thẻ tín dụng, bạn nên xây dựng thói quen tiết kiệm và quản lý chi tiêu thật hiệu quả để đạt được những mục tiêu tài chính mà mình mong muốn.


    Đọc thêm: 11 điều cần biết trước khi bắt đầu một thẻ tín dụng


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán