Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

7 điều bạn cần chuẩn bị trước khi bị sa thải

Nội dung

    Rất có thể bạn hoặc ai đó bạn biết đã từng bị sa thải vào một thời điểm nào đó. Cho dù sự nghiệp của bạn có ổn định hay an toàn đến đâu, việc nhận được “thông báo thôi việc” có thể xảy ra với bất kỳ ai, đôi khi không phải do lỗi của họ. Cạnh tranh gia tăng, suy thoái kinh tế hoặc thiên tai đều có thể dẫn đến mất việc làm.

    Ngay cả khi nền kinh tế suy yếu và việc sa thải gia tăng và đổi chiều có thể diễn ra khá nhanh. Ví dụ, sự thay đổi đột ngột trong môi trường việc làm vào thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng, do phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và các lệnh phong tỏa. Nhưng sau đó, khi nền kinh tế quay trở lại hoạt động bình thường, tỷ lệ thất nghiệp dần giảm xuống mức rất thấp. Và rồi tiếp tục, khi phải đối mặt với rủi ro suy thoái gia tăng vào năm 2023, các doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô và chi phí hoạt động, dẫn tới việc sa thải hàng loạt trên diện rộng. Chẳng hạn như ở Mỹ, ước tính trong những tháng đầu năm 2023, có hơn 160,000 nhân sự tại các công ty công nghệ tại Mỹ đã bị mất việc.

    Có thể công việc của bạn rất ổn định, tuy nhiên sẽ không mất mát gì, thậm chí là điều khôn ngoan khi tìm hiểu và biết mình cần phải làm gì trong trường hợp tình huống xấu xảy ra với mình. Dưới đây là một số việc bạn cần chuẩn bị.

    1. Luôn cập nhật sơ yếu lý lịch

    Nếu bạn bận rộn với công việc hiện tại và chưa nghĩ tới chuyện “nhảy” qua một công việc mới, thì việc cập nhật sơ yếu lý lịch có thể là không cần thiết và bạn thậm chí có thể đã quên là nó có tồn tại. Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới nếu vị trí hiện tại của bạn đang thỏa mãn với nó và có nguồn thu ổn định?

    Câu trả lời là bạn không bao giờ biết điều gì sắp xảy ra, và tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị sẵn sàng và có thể tạo thói quen cập nhật sơ yếu lí lịch định kỳ, đề phòng những trường hợp khẩn cấp không lường được trước, như đại dịch. Vì vậy, bất kể tình hình công việc của bạn là gì, hãy cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn và để mắt đến những cơ hội mới. Việc này không tốn quá nhiều thời gian và nó sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng nếu bạn bị sa thải.

    2. Bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp

    Cho dù bạn là người mới bắt đầu sự nghiệp hay nhân viên có dày dặn kinh nghiệm, hãy xây dựng cho mình một quỹ khẩn cấp. Không chỉ lúc thất nghiệp, nó còn được dùng cho các sự kiện bất ngờ khác như bệnh tật, sửa chữa nhà, mua xe. Lý tưởng nhất, các nhà hoạch định tài chính khuyên bạn nên dự phòng chi phí sinh hoạt hàng tháng trong vòng 3-6 tháng. Tuy nhiên, mục tiêu là để dành càng nhiều càng tốt. Và đừng quên giữ nó ở nơi an toàn, dễ rút khi bạn cần. Nếu bạn có gửi tiết kiệm, thì hãy gửi tiết kiệm ngắn hạn vì tính thanh khoản cao, hoặc bạn có thể sử dụng nó để mua một cổ phiếu mà bạn cho là sẽ tăng giá nhanh.

    3. Đọc hợp đồng lao động

    Nếu bạn đang đàm phán với bộ phận nhân sự hoặc sếp về công việc của mình, hãy đảm bảo là bạn đã đọc tất cả các điều khoản trong hợp đồng, gồm nội quy và lợi ích của bạn khi làm ở chức vụ này. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng bạn nắm rõ các khoản phúc lợi xã hội mà công ty sẽ chi trả cho bạn hàng tháng, hoặc lương khi bạn làm thêm giờ, những khoản tiền thưởng cũng rất quan trọng. Đó là những điều bạn cần xem xét kĩ trước khi ký kết hợp đồng lao động cũng như trước khi nghỉ việc.

    4. Đàm phán về gói trợ cấp sa thải

    Nếu chủ lao động của bạn cung cấp cho bạn một gói sa thải với trợ cấp thôi việc hoặc các lợi ích khác, bạn có thể thương lượng những gì bạn nhận được. Điều này có thể bao gồm nhận thêm trợ cấp thôi việc, mở rộng phạm vi bảo hiểm phúc lợi của bạn hoặc các phúc lợi khác như hỗ trợ tìm việc làm mới. Nếu bạn nhận được một đề nghị thôi việc và bạn quyết định muốn thương lượng, hãy chuẩn bị bằng cách thu thập thông tin liên quan nhằm hỗ trợ cho yêu cầu mà bạn đang đưa ra. Ngoài ra, nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang bị phân biệt đối xử trong công việc—hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến luật sư về việc làm trước khi ký bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc thôi việc của bạn.

    5. Sử dụng mối quan hệ

    Giống như việc giữ CVcủa bạn luôn được cập nhật và nắm bắt những cơ hội mới, việc giữ kết nối với các mối quan hệ xung quanh cũng là điều không kém phần quan trọng, kể cả khi bạn đang có việc làm hay không. Mời họ đi uống cà phê hoặc ăn trưa, tham dự các sự kiện và gặp gỡ những người mới, hãy đảm bảo rằng bạn luôn đặt bản thân mình ngoài đó và tạo sự chú ý, quan tâm. Bạn không bao giờ biết những cơ hội nào có thể đến từ một cuộc trò chuyện mà bạn có tại một sự kiện. Như người ta vẫn nói, không phải bạn biết gì, mà là bạn biết ai. Tiếp tục kết nối và mở rộng mạng lưới quan hệ sẽ giúp bạn rất nhiều nếu bạn rơi vào tình trạng bị sa thải và phải tìm việc làm.

    6. Giữ bình tĩnh

    Mất việc có thể là một trải nghiệm đau thương. Sự ổn định tài chính của bạn trở nên mù mịt, tương lai của bạn là ẩn số và việc tìm kiếm một công việc mới có vẻ khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Một trong những điều quan trọng cần nhớ khi mới bị sa thải là hít thở sâu, đừng hoảng sợ và hãy nhớ rằng mọi chuyện sẽ dần tốt hơn.

    Hãy tự làm bản thân mình bận rộn để tránh sa lầy vào những suy nghĩ tiêu cực. Cố gắng tìm kiếm công việc mới và dành thời gian để gặp gỡ các mối quan hệ của bạn. Đồng thời tự mình trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng phù hợp cho vị trí mới mà bạn sắp ứng tuyển. Mọi điều tốt đẹp đều cần thời gian.

    7. Nhìn nhận lại cuộc sống

    Khi bị cho thôi việc, đây là cơ hội tốt để bạn xem xét lại cuộc sống và lựa chọn của mình, cũng như đánh giá lại hành trình sự nghiệp của mình. Liệu bạn có đang hài lòng với thành tích hiện tại, liệu bạn đã sống tích cực trong thời gian qua, liệu đó có phải là con đường mà bạn lựa chọn ban đầu? Điều gì bạn mơ ước làm nhưng vẫn chưa thực hiện được? Bạn muốn đi đến đâu? Hãy tận dụng thời gian đó để được sống là chính bạn. Tận dụng thời gian đó để cân bằng lại mọi thứ, chăm sóc lại những điều bạn đã bỏ lỡ. Rồi một ngày, bạn sẽ thấy mình trở nên tốt hơn.

    Nên hỏi gì khi bạn bị cho thôi việc?

    Sau đây là một vài câu hỏi mà bạn nên đề cập đến khi bị sa thải:

    - Ngày cuối cùng làm việc của bạn là khi nào?

    - Bàn giao công việc cho ai và như thế nào?

    - Bạn có được hoàn tiền cho những ngày nghỉ mà bạn không sử dụng không?

    - Tiền lương thưởng, tiền hoa hồng được hoàn trả như thế nào?

    Ai sẽ là người có khả năng bị sa thải?

    Nếu bạn làm việc trong một nhóm đang phát triển một sản phẩm mới cho công ty, và nguồn tài trợ cho sản phẩm mới đó bị cạn kiệt hoặc ý tưởng nào đó bị loại bỏ, thì bạn có nhiều khả năng bị sa thải hơn so với một người đang làm việc cho một sản phẩm quan trọng, cốt lõi. Các yếu tố khác như thời gian bạn làm việc tại công ty và hiệu quả công việc có thể ảnh hưởng đến quyết định sa thải. Tuy nhiên, sa thải có thể xảy ra với bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào, đặc biệt là khi công ty gặp phải tình trạng kiệt quệ tài chính, hoặc thời kỳ kinh tế suy thoái.

    Tóm tắt:

    - Bị sa thải là một trong những sự kiện căng thẳng lớn trong cuộc sống, nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để làm giảm bớt khó khăn trong quá trình đó.

    - Đảm bảo rằng bạn có một số tiền tiết kiệm nhất định, luôn cập nhật sơ yếu lý lịch, liên hệ với những mối quan hệ trong cuộc sống của bạn và thương lượng về trợ cấp thôi việc nếu có thể.

    - Hãy nhớ rằng việc sa thải là một lý do tuyệt vời để xem xét lại cuộc sống của bạn và theo đuổi những gì bạn đam mê nhất.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán