Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Bạn có phải là người e ngại rủi ro?

Nội dung

    Ai trong số chúng ta cũng mong muốn kiếm được một khoản lợi nhuận đột phá từ danh mục đầu tư của mình. Theo lý thuyết, lợi nhuận đi đôi với rủi ro, nghĩa là để đạt được lợi nhuận cao thường đi kèm với một mức độ rủi ro cao tương ứng. Vậy làm sao để biết bạn có phải là người sợ rủi ro? Và rủi ro đầu tư tài sản tài chính của bạn là gì?

    Thái độ sợ rủi ro là gì?

    Hiểu một cách đơn giản, những người sợ rủi ro có xu hướng né tránh rủi ro. Thuật ngữ “sợ rủi ro” mô tả những nhà đầu tư chọn cách bảo toàn vốn thay vì chọn tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình.

    Trong đầu tư, rủi ro tương đương với biến động giá. Một khoản đầu tư biến động nhiều có thể khiến bạn trở nên giàu có hoặc làm “bốc hơi” khoản đầu tư của bạn. Khoản đầu tư thận trọng sẽ tăng trưởng chậm, đều đặn, và ổn định theo thời gian, và có thể đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng cho bạn. Mặc dù khoản lợi nhuận này không có sự đột biến nhưng vẫn có thể là phù hợp hoặc vượt trội hơn một chút so với mức lạm phát theo thời gian.

    Trung lập với rủi ro vs. Sợ rủi ro

    Thuật ngữ “trung lập với rủi ro” mô tả thái độ của một nhà đầu tư đánh giá các lựa chọn khoản đầu tư khác nhau tập trung vào lợi nhuận tiềm năng của chúng.

    Khi được cung cấp hai cơ hội đầu tư, nhà đầu tư trung lập với rủi ro chỉ nhìn vào lợi nhuận tiềm năng của mỗi khoản đầu tư và bỏ qua rủi ro sụt giảm giá tiềm ẩn. Trong khi nhà đầu tư sợ rủi ro sẽ bỏ qua cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận bằng cách đánh giá rủi ro của chúng.

    Đặc điểm của nhà đầu tư sợ rủi ro

    Các nhà đầu tư sợ rủi ro còn được gọi là các nhà đầu tư bảo thủ. Về bản chất, họ không mong muốn có bất kỳ sự biến động trong danh mục đầu tư của mình. Họ muốn các khoản đầu tư của họ có tính thanh khoản cao. Tức là số tiền đó phải có đầy đủ khi họ có nhu cầu rút tiền mà không cần đợi thị trường tăng trở lại.

    Các nhà đầu tư lớn tuổi và người về hưu thường là nhóm nhà đầu tư sợ rủi ro.

    Họ có thể đã dành hàng chục năm để tiết kiệm cho việc nghỉ hưu, vì vậy, họ sẽ không muốn mạo hiểm để thua lỗ đi khoản tích góp đó. Ngoài ra, người có thu nhập thấp và phụ nữ cũng có xu hướng sợrủi ro hơn người có thu nhập trung bình, cao, và đàn ông, nếu tính các yếu tố khác là như nhau.

    Lựa chọn đầu tư của nhà đấu tư sợ rủi ro để hạn chế rủi ro đầu tư tài sản tài chính

    Các nhà đầu tư sợ rủi ro thường đầu tư tiền của họ vào:

    - Tài khoản tiết kiệm

    - Chứng chỉ tiền gửi (CD)

    - Trái phiếu, chính phủ, đô thị và doanh nghiệp

    - Cổ phiếu có cổ tức hay cổ phiếu thu nhập

    - Bảo hiểm nhân thọ

    Tất cả loại tài sản trên, ngoại trừ trái phiếu đô thị và doanh nghiệp và cổ phiếu thu nhập, hầu như đều đảm bảo rằng số tiền đầu tư ban đầu sẽ vẫn ở đó bất cứ khi nào nhà đầu tư chọn rút tiền mặt.

    Cổ phiếu thu nhập, giống như bất kỳ cổ phiếu nào, cũng sẽ tăng hoặc giảm giá trị. Tuy nhiên, chúng được biết đến với hai thuộc tính chính: Chúng là cổ phiếu của các công ty trưởng thành với dòng thu nhập ổn định, và thường xuyên trả cổ tức cho các nhà đầu tư của mình. Cổ tức này có thể được trả cho nhà đầu tư như một khoản bổ sung thu nhập hoặc tái đầu tư vào cổ phiếu của công ty để củng cố đà tăng trưởng theo thời gian.

    Ngoài ra các nhà đầu tư  rủi ro có thể áp dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm giảm thiểu bất kỳ tổn thất tiềm ẩn nào để quản trị rủi ro trong chứng khoán. Điều này có nghĩa là bao gồm các tài sản và các loại tài sản không có mối tương quan cao với nhau vào danh mục đầu tư của bạn. Bằng cách này, nếu giá của một số chứng khoán giảm trong một ngày nhất định, thì những chứng khoán khác có thể tăng lên và bù đắp cho những khoản lỗ riêng lẻ đó. Việc này cho phép bạn tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng đồng thời giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư tổng thể.

    Làm thế nào để biết bạn là một nhà đầu tư sợ rủi ro

    Bạn có thể đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của mình khi đầu tư bằng cách thực hiện tính năng “Đánh giá rủi ro” trên app Tititada. Đây là khảo sát dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình hình tài chính, mục tiêu tài chính... của bạn, để đưa ra một kết quả khách quan về mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn,theo thang điểm Cao, Trung bình, và Thấp.

    “Sợ rủi ro” hay “Sợ hãi mất mát”

    Sợ rủi ro (Risk aversion) là thái độ chung né tránh rủi ro trong khi đó sợ hãi mất mát (Loss aversion) là xu hướng cảm thấy đau buồn vì mất mát, thua lỗ nhiều hơn là niềm vui khi đạt được tỷ suất lợi nhuận tương đương.

    Ví dụ: Bạn có thể thấy rằng mất 100 nghìn đồng thường mang lại cảm giác tồi tệ hơn là cảm thấy vui vẻ khi kiếm được 100 nghìn đồng. Việc sợ rủi ro có thể hoàn toàn hợp lý trong hoàn cảnh riêng biệt của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc sợ hãi mất mát là một xu hướng phi lý được xác định và đánh giá bởi kinh tế học hành vi.

    Tóm tắt:

    - Thái độ sợ rủi ro là xu hướng né tránh rủi ro và có sức chịu đựng rủi ro thấp. 

    - Nhà đầu tư e ngại rủi ro ưu tiên sự an toàn hơn là thu về lợi nhuận cao từ khoản đầu tư của họ.

    - Nhà đầu tư sợ rủi ro có thể lựa chọn đầu tư vào tiết kiệm, trái phiếu đô thị và chính phủ, CDs và các chứng khoán thu nhập cố định.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan