Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vay vốn cho sinh viên là gì

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Vay vốn cho sinh viên là một khoản tiền được trợ cấp từ phía chính phủ một quốc gia, trường Đại học hoặc ngân hàng dành cho sinh viên.

    - Cũng giống bất kỳ khoản vay nào, bạn lập ngân sách tài chính cá nhân và tìm cách thanh toán khoản vay nhanh nhất có thể, tránh để tình trạng "lãi mẹ đẻ lãi con”, gây khó khăn cho việc bạn trả nợ, và ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính cá nhân tương lai của bạn.

    Vay vốn cho sinh viên là gì?

    Vay vốn cho sinh viên (Student loan) là một khoản tiền mà sinh viên vay từ chính phủ, trường Đại học hoặc ngân hàng. Sinh viên có thể sử dụng để thanh toán học phí hoặc các chi phí học tập khác. Tuy nhiên, họ phải trả lại số tiền đó sau khi tốt nghiệp với tiền lãi.  Hiện nay có nhiều hình thức vay vốn dành cho sinh viên, gói vay phổ biến nhất là vay từ để án từ hỗ trợ của Chính phủ, vay vốn từ các trường Đại học, vay vốn thế chấp, và vay vốn không tài sản đảm bảo.  

    Làm sao để có thể vay vốn sinh viên?

    Ở Việt Nam, chỉ có những hộ gia đình đủ điều kiện thì mới được vay. Các đối tượng được vay vốn sinh viên:

    - Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

    - Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: (i) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật, (ii) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật, (iii) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

    - Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    Hiện nay, mức vốn cho vay sinh viên là 4 triệu đồng/tháng với lãi suất là 0.55%/tháng, tương đương với 6.6%/năm.

    Khi vay, sinh viên phải viết Giấy đề nghị cho vay vốn kèm theo giấy xác nhận của trường hoặc giấy báo trúng tuyển gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn. Từ đó, Tổ tiết kiệm và vay vốn sẽ xem xét cho vay, sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xác nhận. Nếu được chấp nhận, hồ sơ sẽ được chuyển đến Ngân hàng Chính sách xã hội để làm thủ tục phê duyệt cho vay.  

    Có nên vay khoản vay sinh viên không?

    Vay tiền để trả tiền học đại học là một quyết định khó khăn, đặc biệt nếu bạn lo lắng về việc trả lại số tiền đó. Với học phí và chi phí sinh hoạt chung ngày càng tăng, sinh viên ngày càng phải gánh nhiều khoản nợ hơn – gánh nặng hàng tháng có thể khiến việc đạt được các mục tiêu tài chính sau khi tốt nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không có gì lạ khi sinh viên đại học phải trả số tiền từ 300-500 triệu/năm.  

    Vì vậy, các khoản vay sinh viên có đáng không? Tình hình tài chính của bạn, mức vay và lãi vay mà bạn đủ điều kiện nhận, sự nghiệp của bạn sau đại học và khả năng trả lại số tiền đó là những điều bạn cần xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng. Hãy đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng để hình dung được tình hình và quyết định hợp lý. Khả năng tài chính của bạn/gia đình bạn có đủ để trả khoản vay không? Sự nghiệp bạn theo đuổi có nhất thiết cần bằng cử nhân hay không? Sự nghiệp bạn sau này có trả được cho khoản vay đó không?  

    Nên vay bao nhiêu tiền để theo đuổi học tập?

    Trước khi vay, hãynghĩ đến khả năng thanh toán khoản vay của bạn, hãy chọn một số tiền vay với lãi suất hợp lý mà bạn có thể trả được. Lãi suất hợp lý cho khoản vay sinh viên nên dưới 5-6%. Hãy lập ngân sách tài chính cá nhân để tránh trường hợp vay quá nhiều, đi kèm lãi suất quả cao và vỡ nợ. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy gặp một nhà phân tích tài chính cá nhân và tham khảo ý kiến của họ.

    Những phương án khác

    Ngoài việc vay mượn, có rất nhiều phương án khác để theo đuổi sự nghiệp của bạn. Bạn có thể làm những công việc bán thời gian để có thêm thu nhập, việc này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng phải trả học phí của bạn.  Nếu ngôi trường bạn theo đuổi quá đắt đỏ và bạn không đủ khả năng tài chính để chi trả cho học phí thì bạn cũng có thể chọn những ngôi trường khác. Những ngôi trường cộng đồng hay công lập có chi phí thấp hơn. Ngoài ra, cũng có những ngôi trường ở những nơi khác với học phí thấp hơn.

    Ví dụ: Bạn A theo đuổi trường đại học VinUniversity , một trường đại học với học phí đắt đỏ lên tới hơn 800 triệu/năm, và được chấp nhận vào học. Tuy nhiên, gia đình bạn A không đủ khả năng chi trả cho học phí 800 triệu/năm và cũng không thể thanh toán khoản vay sinh viên. Bạn A có thể theo học ở một trường khác với học phí ít hơn  như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với học phí chỉ khoảng 36 triệu/năm.

    Ngoài ra, cũng có nhiều người chọn theo đuổi công việc mà không theo học đại học. Có rất nhiều chương trình đào tạo nghề hoặc học nghề mà bạn có thể tham gia để sinh viên có thể học và làm việc cùng lúc, giảm bớt gánh nặng tài chính. Từ đó, bạn sẽ học được nhiều kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này của bạn. Ví dụ: bạn muốn theo đuổi ngành dệt may, bạn có thể tham gia những chương trình học nghề để học hỏi kinh nghiệm, và đồng thời sẽ có được một khoản thu nhập nhỏ. Không những thế, có khá nhiều ngành nghề nhận những học viên từ các chương trình đào tạo nghề, như là nấu ăn, pha chế, may vá, sửa chữa, cắt tóc, trang điểm. Những ngành nghề này thường không yêu cầu bằng đại học.


    Lập ngân sách tài chính cá nhân để thanh toán khoản vay sinh viên

    Khi bạn vay một khoản vay sinh viên, hãy tìm cách để thanh toán khoản vay nhanh nhất có thể. Nếu để quá lâu, sẽ tạo ra tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con” và sẽ càng gây khó khăn cho việc bạn trả nợ. Bạn hãy phải tìm cách để tăng thêm thu nhập, hãy tìm một công việc part-time hoặc bắt đầu kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lập ngân sách tài chính cá nhân và chi tiêu tiết kiệm hơn. Hãy lên một kế hoạch tài chính cá nhân để thanh toán số nợ đúng hẹn. Bạn tuyệt đối không được tạo ra những khoản nợ mới. Bạn sẽ không bao giờ có thể trả hết nợ nếu cứ tiếp tục vay nợ ở những nguồn khác. Nếu bạn không thể tự lập ngân sách tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính cá nhân, hãy nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tài chính.

    Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những nguyên tắc tâm lý hoặc tư duy như phương pháp “Quả cầu tuyết” hay “Tuyết lở” để trả số nợ này. Phương pháp quả cầu tuyết là bạn ưu tiên thanh toán những khoản vay nhỏ trước và sau đó là những khoản vay lớn hơn. Sau mỗi lần hoàn thành thanh toán khoản vay, bạn sẽ có động lực để thanh toán những khoản vay lớn hơn. Tuy nhiên, như vậy đồng nghĩa với việc những khoản vay lớn sẽ mang về những lãi suất lớn hơn. Ngược lại, phương pháp “Tuyết lở” là khi bạn ưu tiên trả những khoản vay lớn hơn trước nhằm giảm lãi suất.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan