Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Rủi ro đầu tư tài sản tài chính

Nội dung

    Điểm nhấn chính:

    - Đầu tư tài chính là việc phân bổ tiền nhàn rỗi vào các kênh đầu tư để thu về nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.

    - Rủi ro đầu tư thường được chia làm hai loại, rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

    - Việc xác định được mức độ chấp nhận rủi ro sẽ tác động trực tiếp tới loại tài sản mà bạn quyết định đầu tư.  

    Đầu tư tài sản tài chính là gì?

    Đầu tư tài chính là việc phân bổ tiền nhàn rỗi vào các kênh đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối (forex), bất động sản,... nhằm gia tăng lợi nhuận. Mục đích chính của đầu tư chính là tận dụng nguồn tiền mình đang có để tạo ra thu nhập hoặc tăng giá trị tài sản trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức sinh lời mà người đầu tư không cần phải tham gia trực tiếp hoạt động kinh doanh nào.   

    Rủi ro đầu tư tài sản tài chính

    Dựa vào đặc điểm toàn nền kinh tế, người ta thường chia rủi ro đầu tư thành hai loại chính, bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.

    Rủi ro hệ thống

    Rủi ro hệ thống hay còn gọi là rủi ro thị trường. Đây là loại rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến cả toàn bộ hệ thống tài chính hoặc nền kinh tế, chứ không chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc ngành cụ thể nào. Rủi ro hệ thống thường khó dự đoán và kiểm soát do tính phức tạp và sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống tài chính. Vì thế, loại rủi ro này không thể tránh được thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

    Các loại rủi ro hệ thống phổ biến khác như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro quốc gia và rủi ro địa chính trị. Cụ thể là:

    - Rủi ro tín dụng: Xảy ra khi, người vay không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình, chẳng hạn như không trả được nợ gốc hoặc lãi suất theo đúng hạn. Rủi ro tín dụng là một yếu tố quan trọng mà các tổ chức tài chính và nhà đầu tư phải quản lý để duy trì sự ổn định và lợi nhuận.

    - Rủi ro lãi suất: Rủi ro này phát sinh từ sự biến động của lãi suất trên thị trường. Sự thay đổi của lãi suất có thể ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư, chi phí vay vốn, và lợi nhuận của các công ty.

    - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro này xảy ra khi một công ty hoặc nhà đầu tư không thể nhanh chóng mua hoặc bán một tài sản mà không gây ảnh hưởng lớn đến giá của tài sản đó. Rủi ro này cũng có thể liên quan đến việc không có đủ tiền mặt để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn.

    - Rủi ro quốc gia: Là rủi ro mà các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp phải đối mặt khi đầu tư hoặc kinh doanh tại một quốc gia cụ thể. Rủi ro này phát sinh từ các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý của quốc gia, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các giao dịch kinh tế và tài chính.

    Một trong những ví dụ điển hình của rủi ro hệ thống là, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008. Bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán thế chấp tại Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng kinh tế nhanh chóng lan rộng và gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tài chính lớn và nền kinh tế trên thế giới.

    Rủi ro phi hệ thống

    Trái với rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống hay rủi ro cụ thể, là một loại rủi ro ảnh hưởng đến một ngành hoặc một công ty nào đó. Các rủi ro này thường phát sinh từ những quyết định kinh doanh sai lầm của ban quản trị  làm giảm doanh số bán hàng của công ty, tạo cơ hội cho các đối thủ chiếm lĩnh thị trường của mình. Tuy nhiên, loại rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, giúp nhà đầu tư bảo vệ danh mục đầu tư của mình trước các sự cố bất ngờ liên quan đến từng công ty hoặc ngành cụ thể.

    Thông thường, rủi ro phi hệ thống thường bao gồm:

    - Rủi ro quản lý: Một công ty có thể gặp vấn đề nếu ban quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh sai lầm hoặc không hiệu quả.

    - Rủi ro sản phẩm: là nguy cơ mà một sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt được thành công như mong đợi, dẫn đến thiệt hại tài chính, mất uy tín hoặc các vấn đề pháp lý cho công ty, chủ yếu là do chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

    - Rủi ro ngành: Một ngành cụ thể có thể gặp khó khăn do các yếu tố như thay đổi về quy định, biến động giá nguyên liệu, hoặc sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng.

    -Rủi ro tài chính: Công ty gặp vấn đề tài chính như nợ nần quá nhiều, lợi nhuận giảm sút hoặc mất khả năng thanh toán. Từ đó, đẩy tình trạng tài chính của công ty vào báo động đỏ, có nguy cơ dẫn đến phá sản.  

    Quản trị rủi ro trong đầu tư là gì?

    Quản trị rủi ro trong đầu tư là quá trình đánh giá, giảm thiểu và kiểm soát các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư. Từ đó, giúp nhà đầu tư có thể chuẩn bị các khoản dự phòng nhất định để giảm thiểu hậu quả khó lường do các loại rủi ro gây ra trong giao dịch.  

    Cách quản trị rủi ro khi đầu tư

    Xác định mục tiêu đầu tư và ngân sách

    Nhà đầu tư cần xác định rõ mục tiêu đầu tư của mình, bao gồm mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận và mức độ sinh lời mong muốn. Đồng thời, cần xác định một ngân sách đầu tư hợp lý dựa trên tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân. Các chuyên gia thường khuyến khích nhà đầu tư nên sử dụng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư, góp phần giảm thiểu hậu quả từ các bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán.

    Xác định khẩu vị rủi ro

    Việc xác định được mức độ chấp nhận rủi ro sẽ tác động trực tiếp tới loại tài sản mà bạn quyết định đầu tư. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm nhà đầu tư mạo hiểm, cổ phiếu penny sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn cho danh mục của bạn.

    Đa dạng hóa danh mục đầu tư

    Bằng cách phân bổ tài sản vào nhiều loại tài sản khác nhau, người đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro đặc biệt của từng khoản đầu tư cụ thể và tăng cơ hội sinh lời dưới những chuyển biến phức tạp từ thị trường. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa cũng đòi hỏi sự hiểu biết và đánh giá cẩn thận để đảm bảo rằng mỗi khoản đầu tư phản ánh mục tiêu và nguyện vọng của nhà đầu tư.

    Quản lý tỷ lệ rủi ro

    Xác định tỷ lệ rủi ro hợp lý cho mỗi khoản đầu tư và duy trì mức rủi ro trong phạm vi kiểm soát. Nhà đầu tư có thể thiết lập lệnh dừng lỗ để hạn chế tỷ lệ rủi ro và bảo vệ lợi nhuận trong quá trình quản trị rủi ro trong chứng khoán.

    Theo dõi và điều chỉnh

    Theo dõi thường xuyên các biến động trên thị trường và cập nhật thông tin mới nhất để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Từ đó, nhà đầu tư sẽ cân nhắc các yếu tố khác nhau và điều chỉnh danh mục đầu tư của mình sao cho phù hợp với tình hình thị trường cũng như mục tiêu đầu tư ban đầu.

    Tìm kiếm sự tư vấn chuyên nghiệp

    Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc nhà quản lý quỹ cũng là một trong những phương pháp hiệu quả, đem đến những góc nhìn chuyên sâu cùng chiến lược đầu tư hợp lý, giúp nhà đầu tư thu về nguồn sinh lời như mong muốn. Hiện nay, có nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư với các công cụ và tài nguyên, sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình quản lý rủi ro và xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần phải xem xét thật kỹ và lựa chọn ra các kênh tư vấn uy tín và phù hợp với mục tiêu đầu tư để bảo toàn số vốn đầu tư của mình.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán

    Bài viết liên quan