Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Ngành dầu khí - tiềm năng phát triển bền vững

Nội dung

    Điểm nhấn chính: 

    - Với những vai trò và đóng góp lớn cho một nền kinh tế quốc gia, ngành dầu khí dần trở thành ngành trọng điểm có tiềm năng để phát triển bền vững. 

    - Bên cạnh những tiềm năng đó, ngành cũng có những khuyết điểm và áp lực riêng của mình.   

    Tìm hiểu cùng Tititada! 

    Ngành dầu khí mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia sở hữu bởi ngành đóng góp trong việc tìm kiếm, khai thác, sản xuất và xử lý dầu mỏ, khí tự nhiên cũng như các sản phẩm liên quan đến chúng 

    Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về ngành dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều vai trò và trách nhiệm trong việc phát triển đất nước.   

    Sơ lược về ngành Dầu khí 

    Dầu khí là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, bao gồm dầu thô và khí thiên nhiên cùng với các hydrocarbon khác trong nhiều trạng thái khác nhau. Con người đã phát hiện và sử dụng dầu khí trong đời sống. Vì thế, sự ra đời của ngành khai thác tài nguyên này cần phải có chuyên môn đặc thù như cơ cấu, tổ chức nhân lực, máy móc, trang thiết bị nhằm triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ và chế biến. Đồng thời, các kỹ sư dầu khi phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc, sóng, gió, v.v. Ở Việt Nam, ngành Dầu khí đã đồng hành cùng với lịch sử đất nước, cùng trãi qua quá trình hình thành và phát triển cũng như gặt hái được nhiều thành công.  

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam tính tới hiện tại.   

    Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế - xã hội 

    Ngành Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế, cũng như bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trên biển, đồng thời có những đóng góp quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển. Bên cạnh đó, ngành còn cung cấp nguồn năng lượng và nguyên liệu quan trọng bậc nhất phục vụ sản xuất cho giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác, ngành này còn cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp như: hóa chất, phân bón, v.v. Đối với Việt Nam, vai trò của ngành dầu khí càng trở nên quan trọng trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài những giá trị về kinh tế, ngành dầu khí còn có nhiệm vụ quan trọng đối với chính trị toàn cầu bởi không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt.   

    Tiềm năng phát triển bền vững của Ngành 

    Khái niệm phát triển bền vững được cho là “sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai”. Vậy ngành Dầu khí có tiềm năng phát triển một cách bền vững không? Tính bền vững trong ngành dầu khí được định nghĩa là thực tiễn quản lý các nguồn lực, đầu tư và công nghệ sẵn có để duy trì và tối ưu hóa hoạt động với trọng tâm là an toàn, độ tin cậy, hiệu quả, nhận thức về môi trường và xã hội. 

    Với đặc thù của ngành là hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và nhiều hoạt động dịch vụ được triển khai thực hiện trên biển cho thấy sự tham gia có hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Hơn thế nữa, hoạt động của ngành còn là nơi hỗ trợ công tác cứu nạn, cứu hộ ngư dân gặp nạn trên biển, sơ cấp cứu và hỗ trợ di chuyển nhiều nạn nhân về bờ an toàn. 

    Cô lập carbon trong ngành dầu khí là một công nghệ đầy hứa hẹn nhằm giúp giảm lượng carbon dioxide thải vào khí quyển. Hơn nữa, khí thu được sau đó có thể được bơm vào hệ tầng ngầm để lưu trữ vĩnh viễn vào các mỏ dầu khí đã hết tuổi đời khai thác là một hướng đi quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiện nay, các mỏ dầu khí đã hết hạn khai thác có tiềm năng lớn có thể lưu giữ khí thải Co2, cũng như tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Tính đến năm 2019, có 17 dự án cô lập carbon đang hoạt động trên thế giới, thu được 31.5 triệu tấn Co2 mỗi năm, trong đó 3.7 triệu tấn được lưu trữ về địa chất. Tại Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có những nghiên cứu về cấu tạo địa chất tại các mỏ dầu khí để xác định tiềm năng lưu trữ carbon. Tập đoàn đã xây dựng lộ trình cũng như chuẩn bị một dự án thí điểm, đồng thời hợp tác với các cơ quan quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như JOGMEC của Nhật Bản. 

    Trong hành trình phát triển của ngành, Petrovietnam - “đầu tàu” của ngành Dầu khí - đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và dịch vụ dầu khí. Từ năm 2015 đến nay, tổng doanh thu sản xuất kinh doanh toàn PVN đạt khoảng 500 nghìn tỉ đồng, có thời cao điểm trên 850 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách trung bình hằng năm chiếm khoảng 11 - 13% tổng thu ngân sách, có thời điểm lên đến 22 - 25%. Riêng dầu thô đóng góp cho ngân sách Nhà nước từ 5 - 6%, đóng góp GDP khoảng 11%, cao điểm đến 20 - 22% GDP. Việc cải thiện GDP giúp góp phần tăng quy mô, sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia.   

    Áp lực riêng của Ngành 

    Tuy nhiên, đi cùng với những tiềm năng phát triển, ngành dầu khí Việt Nam đối diện nhiều khó khăn trước biến động khó lường của thị trường thế giới; xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh chóng, tình hình địa chính trị tại một số quốc gia diễn biến phức tạp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy chi phí sản xuất tăng cao, v.v.  Khai thác dầu khí sẽ gây ra không nhiều thì ít những vẫn đề ô nhiễm như không khí, nước, dầu long, sự cố tràn dầu, gây lún đất. Hậu quả chính là đem lại ảnh hưởng không mấy tích cực về biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, thời tiết liên tục nắng nóng kỷ lục, cháy rừng xảy ra nhiều hơn, bão trở nên nguy hiểm hơn. Chính vì thế, mặc dù cho đây là ngành công nghiệp tiềm năng của đất nước, nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là những áp lực khó nói của ngành.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán