Điểm nhấn chính:
- Các ngành được cho là dễ bị tham nhũng nhất gồm: công nghiệp khai khoáng, xây dựng, vận tải và lưu trữ hàng hóa, và đầu tư – tài chính.
- Tham nhũng có thể bắt nguồn bất kỳ lúc nào một người có thể nhận được lợi ích vượt trội, thông tin có giá trị nhờ việc hối lộ.
Tìm hiểu cùng Tititada!
Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) là một ví dụ nổi tiếng, khi một số giám đốc điều hành bị kết tội gian lận và có hành vi rửa tiền vào năm 2015.
Ngành giáo dục Việt Nam mặc dù đã chứng kiến nhiều thành tựu trong việc nâng cao tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đến trường của học sinh. Nhưng những câu chuyện tham nhũng trong giáo dục được đăng tải thường xuyên trên báo chí, từ việc nhân viên nhà trường gian lận tiền hỗ trợ học sinh nghèo đến việc nâng điểm cho học sinh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số ngành được cho là dễ tham nhũng nhất và lý do tại sao các ngành lại gặp vấn đề này.
Công nghiệp khai khoáng
Khai khoáng, dầu mỏ và khí đốt — thường được gọi chung là ngành công nghiệp khai khoáng — dễ dẫn đến các vấn đề tham nhũng do bản chất của ngành. Các công ty khai thác tìm kiếm các mỏ chứa khoáng sản có giá trị trên toàn thế giới để khai thác và bán. Theo đó, họ cần có giấy phép để tiến hành các hoạt động tìm kiếm và đảm bảo quyền được phép khai thác các khoáng sản và vật liệu thô đó. Điều này có nghĩa là nhiều quan chức ở các quốc gia, khu vực và địa phương có thể nhận ít nhiều hơn các khoản tiền cấp quyền khai thác.
Lúc này, công ty khai thác có thể rơi vào tham nhũng nếu chọn cách đưa hối lộ để nhận được vị trí ưu tiên so với những công ty khác. Tùy thuộc vào khối lượng khoáng sản hay vật liệu thô mà họ có thể khai thác, tiền hối lộ có thể chỉ là một phần nhỏ nhoi trong khoản lợi nhuận khổng lồ mà các công ty có thể thu được từ mỏ khai thác đó, vì vậy tiền hối lộ cũng được xem là có ý nghĩa kinh tế.
Ngoài ra, các quan chức có thể rơi vào vấn đề giữa người ủy nhiệm và người thừa hành. Do các quan chức thường phải có trách nhiệm quan tâm đến lợi ích công cộng và đảm bảo các khoản tiền gửi cấp quyền khai thác được sử dụng một cách có trách nhiệm với môi trường và kinh tế. Nhưng việc nhận tiền hối lộ được coi là động lực khiến họ làm ngơ quá trình công ty tiến hành khai thác. Điều này có nghĩa là, người dân có thể không nhận được giá trị thực từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản và phải gánh chịu những thiệt hại về môi trường và kinh tế, trong khi quan chức và công ty khai thác thu được lợi nhuận.
Bất động sản và Xây dựng
Các dự án xây dựng lớn trên thế giới có xu hướng là các dự án cơ sở hạ tầng do chính phủ tổ chức đấu thầu. Qua đó các công ty nộp hồ sơ dự thầu để được đánh giá bởi một số quan chức chủ chốt.
Về mặt lý thuyết, công ty nào có thể thực hiện công việc tốt nhất với mức chi phí thấp nhất sẽ giành được dự án thầu đó. Tuy nhiên, việc các công ty hối lộ cho các thành viên nằm trong ban tuyển chọn để giành được một hợp đồng xây dựng béo bở được xem là có ý nghĩa kinh tế đối với họ. Mặt khác, tham nhũng trong quá trình đấu thầu thường dẫn đến các hành vi tiêu cực khi các công ty này không thực hiện đúng và đủ như hợp đồng ký kết mà tính giá quá cao, v.v.
Ví dụ, vì mưu lợi, các công ty này đã phá vỡ các quy tắc trong hợp đồng khi lựa chọn các vật liệu xây dựng kém chất lượng. Dù có thể không có ảnh hưởng ngay lập tức nhưng về lâu dài, chất lượng dự án thi công sẽ xuống cấp và ảnh hưởng đến các bên liên quan.
Ngoài ra có nhiều các dự án bất động sản ở Việt nam thường có nhiều sai phạm và thay đổi mục đích sử dụng đất, qui hoạch, cũng là ngành tồn tại nhiều tiêu cực về tham nhũng.
Vận tải và lưu trữ hàng hóa
Hầu hết các chỉ số tham nhũng sử dụng phân loại của Liên hợp quốc cho các hoạt động kinh tế. Do vậy, theo đó, "vận chuyển và lưu trữ" được hiểu là liên quan đến vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không, bao gồm kể cả các đường ống dẫn.
Việc vận chuyển hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo rằng hàng hóa bất hợp không được vận chuyển và giao dịch. Việc kiểm tra hàng hóa được các cơ quan chức quyền và bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật vì lợi ích cộng đồng.
Không giống như hai ngành nói trên, nơi tham nhũng xuất hiện ở cấp bậc đưa ra quyết định, thì nhóm ngành vận tải và lưu trữ xuất hiện các hành vi tham nhũng ở cấp bậc thực thi. Ví dụ, trong các khâu xử lý hàng hóa bất hợp pháp, một số nhân viên trực tiếp xử lý hàng hóa đó có thể thông đồng với các nhân viên ở các bộ phận khác để cố gắng chuyển hàng hóa qua hải quan; đây thường được xem là hành vi phạm tội có tổ chức. Một số trường hợp khác cũng có thể là các công ty xuất nhập khẩu hối lộ để đẩy nhanh quy trình thông quan hàng hóa hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất/nhập khẩu.
Đầu tư và tài chính
Trong tài chính, thông tin chính là tiền bạc, đặc biệt là khi nó không được công khai, và các tổ chức cũng như nhà đầu tư có thể chấp nhận trả một khoản tiền lớn để thu lợi nhuận lớn hơn từ chúng. Chẳng hạn như giao dịch mua bán chứng khoán dựa trên một số thông tin chủ chốt liên quan chưa được công khai. Hoặc một doanh nghiệp không công bố thông tin minh bạch để có lợi cho tài chính riêng của họ.
Mặt khác, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính không chỉ giới hạn ở luồng thông tin. Ví dụ điển hình là Bernie Madoff, một quái vật Phố Wall và từng là nhà tạo lập thị trường, đã nhận tội vào năm 2009 vì đã điều hành một mô hình Ponzi khổng lồ có trị giá hơn 65 tỷ đô la, lừa đảo nhiều tổ chức, các nhà đầu tư giàu có.
Năm 2015, Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak cùng với những người liên quan bị cáo buộc khi đã chuyển hơn 2.7 tỷ USD từ một quỹ đầu tư nhà nước – 1 Malaysia Development Berhad (1MDB) – vào tài khoản ngân hàng cá nhân của họ. Vụ bê bối 1MDB này đã khiến ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mắc bẫy, vì ngân hàng này đã huy động vốn cho quỹ 1MDB và tạo ra khoản phí ước tính 600 triệu USD, mặc dù Goldman Sachs sau đó đã bác bỏ con số này. Tuy nhiên, vào năm 2018, một nhân viên ngân hàng đã nhận tội trong khi ông Najib phải đối mặt với một loạt tội danh hối lộ và rửa tiền mới.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.