Điểm nhấn chính
- Ngành tài chính đang có sự thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của công nghệ. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính liên tục không ngừng thay đổi công nghệ để mang lại trải nghiệm khách hàng toàn diện hơn
- Hiện tại đang là kỷ nguyên công nghệ tài chính fintechvà công nghệ AI, các công ty lớn lẫn nhỏ đang sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để cung cấp các dịch vụ tài chính theo những cách mới nhất
Khi ngày càng có nhiều người dựa vào công nghệ trực tuyến để xử lý các giao dịch và mong muốn các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi của họ trong thời kỳ số hóa, thì các dịch vụ tài chính đã và đang bắt đầu một sự chuyển mình lớn. Trong vài năm qua, việc tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số đã ngày càng tăng tốc. Tìm cách đáp ứng mọi mong đợi và nhu cầu của khách hàng và duy trì tính cạnh tranh được coi là những thách thức chính của ngành dịch vụ tài chính trong vài năm qua, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Hướng tới tương lai, giải pháp và cơ hội nào sẽ là nền tảng để giải quyết những thách thức đó cho ngành ngân hàng?
Top 5 thách thức của ngành dịch vụ tài chính
1. Mang lại trải nghiệm tích hợp cho khách hàng
Khách hàng đang tìm kiếm một trải nghiệm tích hợp, hay còn gọi là “cửa hàng một điểm đến”, cho tất cả các nhu cầu về tài chính của họ. Mặc dù ngành tài chính đã và đang phát triển và cung cấp các trải nghiệm ngân hàng trực tuyến và kỹ thuật số, nhưng việc theo kịp kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng sẽ tiếp tục là một thách thức vào năm 2023.
Khi đại dịch bùng phát và việc tương tác trực tiếp trở nên bất khả thi do các ngân hàng và văn phòng đóng cửa, thì việc phụ thuộc vào kỹ thuật số càng trở nên quan trọng hơn. Và kể từ đó, việc sử dụng kênh kỹ thuật số đã tăng lên đáng kể trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ tài chính.
2. Duy trì tính cạnh tranh trong kỷ nguyên công nghệ tài chính fintech
Trong thời đại nổi danh công nghệ 4.0, các công ty lớn lẫn nhỏ đang sử dụng công nghệ và dữ liệu lớn để cung cấp các dịch vụ tài chính theo những cách mới nhất, qua đó góp sức giúp đồng bộ và nâng cao khả năng quản lý của toàn hệ thống ngân hàng. Trong một cuộc Khảo sát các công ty công nghệ tài chính fintech toàn cầu của PwC, những người được hỏi cho rằng ¼ hoạt động kinh doanh của họ, hoặc nhiều hơn, có thể có nguy cơ bị mất vào tay các công ty công nghệ tài chính fintech trong vòng 5 năm tới. Tuy vậy, trong khi các công ty công nghệ tài chính fintech đang dần chiếm thị phần của một số lĩnh vực trong ngành tài chính, thì các công ty lâu đời vẫn đang tìm cách duy trì cuộc chơi và tính cạnh tranh của họ, thậm chí còn giúp những công ty FinTech mới nổi kiếm tiền, để cả hai cùng hưởng lợi.
3. Theo kịp sự đổi mới của công nghệ
Việc triển khai công nghệ mới nhất, đi liền với cả hai thách thức trên, là chìa khoá để hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh. Các dịch vụ tài chính buộc phải theo kịp với các công nghệ tân tiến để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa chi phí trong hoạt động. Theo cuộc khảo sát của PwC, 70% các nhà lãnh đạo cho biết tốc độ phát triển của công nghệ là một vấn đề đáng lo ngại và chuyển đổi số sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong năm nay.
4. Vi phạm dữ liệu và an ninh mạng
Vi phạm dữ liệu, hay rò rỉ dữ liệu, tiếp tục là mối quan tâm trong ngành dịch vụ tài chính. Các tổ chức tài chính là mục tiêu nhắm tới hàng đầu của những tội phạm tấn công an ninh mạng, do tính chất nhạy cảm của dữ liệu mà các tổ chức nắm giữ. Với sự gia tăng của các giao dịch và tương tác trực tuyến, rủi ro này cũng tăng theo tương ứng. Do vậy mà việc bảo mật và giảm thiểu rủi ro sẽ là những trọng tâm chính trong việc quản lý rủi ro và an ninh của các ngân hàng trong năm 2023.
5. Tuân thủ quy định
Dịch vụ tài chính vốn đã là một trong những ngành được quản lý chặt chẽ nhất bởi cơ quan chính phủ. Khi ngành này dần chuyển mình với các công nghệ tân tiến mới, thì các quy định và chính sách quản lý cũng vậy. Các cơ quan quản lý đang nỗ lực tăng cường giám sát và bảo đảm các quy định được thực thi. Một số thách thức về các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn bao gồm bảo vệ dữ liệu, áp dụng mô hình môi trường, xã hội và quản trị (ESG), chuyển đổi số bắt buộc ở một số lĩnh vực, cũng như quản lý các hoạt động cho vay và thu hồi nợ.
Những thách thức mà ngành dịch vụ tài chính toàn cầu phải đối mặt
Theo Ngân hàng Thế giới kể từ tháng 6 năm 2022, khó khăn mà thị trường toàn cầu phải đối mặt chính là sự gia tăng lạm phát, đình trệ trong tăng trưởng lương cơ sở và tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại so với những năm trước. Ảnh hưởng này là do một loạt các yếu tố cộng hưởng lại như sự phục hồi chậm sau đại dịch, cuộc khủng hoảng địa chính trị giữa Nga-Ukraine, cũng như sự sụp đổ của ba ngân hàng tại Mỹ trong tháng 3/2023, khiến nhiều nhà kinh tế thêm lo ngại về việc suy thoái có thể xảy ra sớm hơn với nền kinh tế toàn cầu.
Sự phục hồi từ tình trạng lạm phát và trì trệ hiện nay cũng gần tương tự như trong những năm 1970, đòi hỏi phải tăng mạnh lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến lớn – là những nơi đóng vai trò nổi bật trong việc gây ra một chuỗi khủng hoảng tài chính ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Tuy lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2023 trở đi, theo một số dự báo, nhưng tác động của cuộc xung đột tại Ukraine và những vụ sụp đổ và khủng hoảng của các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu trong năm nay, sẽ tiếp tục gây căng thẳng cho lĩnh vực dịch vụ tài chính toàn cầu. Một phần là do giá các mặt hàng năng lượng làm tăng chi phí sản xuất và doanh nghiệp sẽ cần hỗ trợ lãi suất vay để tiếp tục phát triển, đồng thời vấn đề thanh khoản cũng sẽ là mối quan tâm lớn đối với ngành ngân hàng.
Giải pháp và cơ hội
Những thách thức diễn ra từ năm 2020-2021 kéo dài sang đến năm 2023, nay đã có thể giải quyết một cách toàn diện hơn với một số giải pháp sáng tạo:
1. Tự động hoá, ứng dụng công nghệ AI và lưu trữ đám mây trong lĩnh vực tài chính
Kết hợp tự động hóa nhiều hơn, ứng dụng lưu trữ đám mây vào mô hình kinh doanh sẽ tăng hiệu quả và năng suất hoạt động cũng như giúp giảm thiểu chi phí. Kết hợp với ứng dụng công nghệ AI trong lĩnh vực tài chính để tạo ra hành trình, trải nghiệm cá nhân hóa, hoàn toàn tự động.
Công nghệ AI và tự động hóa là một cách quan trọng để giải phóng các tài nguyên cần thiết. Việc triển khai chatbot, trợ giúp ảo và các công nghệ tự động khác sẽ giúp các dịch vụ tài chính duy trì tính cạnh tranh trên thị trường.
2. Tối ưu hoá hành trình trải nghiệm của khách hàng
Để tối ưu hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng, các công ty không chỉ cần đầu tư vào công nghệ phù hợp mà còn cần đặt trải nghiệm và tương tác của khách hàng lên hàng đầu trong hoạt động của mình. Theo nghiên cứu của McKinsey, “Các ngân hàng có mức độ khách hàng hài lòng cao có lượng tiền gửi tăng nhanh hơn 84% so với các ngân hàng có mức độ hài lòng thấp”.
Ví dụ: các giải pháp cung cấp dịch vụ đa kênh (online và offline) mang đến cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận khách hàng theo những cách phù hợp nhất với họ. Nó thể bao gồm SMS, email, hỗ trợ ảo và cả tại quầy. Đồng thời, với một hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) phù hợp được tích hợp vào các kênh này sẽ mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch nhất.
3. Cấu trúc dữ liệu toàn diện
Tạo một cơ sở dữ liệu vững chắc cho phép các tổ chức dịch vụ tài chính nắm bắt tất cả các điểm dữ liệu liên quan về mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng, các giao dịch và tần suất giao dịch, cũng như giúp xác định rõ ràng các đòn bẩy và yếu tố tích cực phù hợp để duy trì mối quan hệ. Đồng thời, với lượng dữ liệu lớn, được quản lý chặt chẽ và tối ưu hóa sẽ giúp các công ty sử dụng để làm cơ sở tạo nên những sản phẩm và dịch vụ sáng tạo hơn, nhằm hướng tới việc trở thành “cửa hàng một điểm đến”, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
4. Biến đổi thủ thành đối tác
Các tổ chức dịch vụ tài chính truyền thống đã thực sự cảm nhận được sức nóng cạnh tranh gia tăng từ các công ty khởi nghiệp FinTech trong những năm gần đây và điều này không có dấu hiệu chậm lại. Có lẽ, bắt đầu bắt tay hợp tác chính là một ván cờ tốt nhất mà nhiều ngân hàng và công ty quản lý tài sản có thể làm. Các tổ chức dịch vụ tài chính có thể xem xét tận dụng những hiểu biết sâu sắc và hệ thống vững chắc của mình, cùng với những tiềm năng của các công nghệ tài chính FinTech mới để cùng phát triển.
Trên thực tế, 94% các công ty dịch vụ tài chính cho biết họ tin tưởng các công nghệ tài chính FinTech sẽ giúp doanh nghiệp của họ tăng doanh thu trong hai năm tới. Ngân hàng có thể tập trung vào các dịch vụ toàn diện, đồng thời hợp tác với FinTech để tăng cường một trong những lĩnh vực kinh doanh cụ thể của họ.
Tác động của Covid-19 đối với ngành ngân hàng
Tăng tốc chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra tương đối tốt trong ngành ngân hàng vào những năm trước 2020, và đại dịch toàn cầu sau đó được xem là chất xúc tác lớn làm tăng cường quá trình chuyển đổi này. Các công ty ngày càng ưu tiên chi tiêu mạnh hơn ở mảng số hóa trong hoạt động kinh doanh, như tích hợp lưu trữ đám mây, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn do hoạt động phát triển mở rộng và lượng khách hàng trở nên dồi dào hơn. Trong một thế giới ngày càng có ít giao dịch diễn ra trực tiếp, các tổ chức đang tìm kiếm những cách mới để khuyến khích sự tham gia của khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số như mạng xã hội và các ứng dụng của họ.
Cơ quan quản lý đã làm việc để tìm sự cân bằng
Trong bối cảnh gián đoạn kỹ thuật số, các cơ quan quản lý đang làm việc với tốc độ vượt trội để theo kịp xu hướng. Nhiệm vụ của họ là khá thách thức và phức tạp. Bởi họ cần phải cân bằng lợi ích giữa sự đổi mới và duy trì ổn định tài chính nền kinh tế, và đồng thời tạo điều kiện cho phép cạnh tranh công bằng giữa các công ty trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, thực tế là những nỗ lực của họ hầu hết đều tụt hậu so với sự phát triển quá nhanh của công nghệ trong thế giới thực. Nhưng điều quan trọng là họ vẫn phải luôn giám sát, quy định và cập nhật các chính sách thường xuyên để bảo đảm các công ty tuân thủ và hoạt động lành mạnh trong môi trường luôn có nhiều biến động mới như hiện nay.
Mối quan tâm về an ninh mạng
Việc chuyển sang làm việc từ xa có nghĩa là hàng triệu nhân viên tài chính ngân hàng hiện nay đang xử lý các tài liệu tài chính nhạy cảm trong môi trường an ninh mạng kém an toàn hơn. Họ sử dụng mạng công cộng hoặc mạng cá nhân để làm việc, làm tăng sự rủi ro việc bị xâm nhập mạng hơn. Điều này tạo ra một nhu cầu mới và cấp bách đối với các công ty là củng cố hệ thống phòng thủ trên mạng lưới của họ, đầu tư vào công nghệ cần thiết để bảo vệ công việc đang được thực hiện từ xa và cung cấp các khóa đào tạo về an ninh mạng cho tất cả nhân viên.
Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.
Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.