Tư nhân hóa xảy ra khi một doanh nghiệp hoặc tài sản thuộc sở hữu của chính phủ trở thành sở hữu của tư nhân, qui trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam con được gọi là cổ phần hóa sau đó đấu giá lần đầu ra công chúng. Tư nhân hóa cũng có thể mô tả quá trình chuyển đổi đưa một công ty cổ phần hóa và trở thành sở hữu tư nhân. Điều này được gọi là tư nhân hóa doanh nghiệp.
Cách thức hoạt động của quá trình tư nhân hóa
Hai bộ phận chính cấu thành nên một nền kinh tế bao gồm khu vực công và khu vực tư nhân. Các cơ quan chính phủ sẽ điều hành và kiểm soát các hoạt động trong khu vực công. Nó có thể bao gồm bưu điện, viễn thông, giáo dục, cảnh sát, công viên quốc gia và an ninh quốc phòng.
Các doanh nghiệp không do chính phủ sở hữu, kiểm soát và điều hành được gọi là khu vực tư nhân. Các công ty tư nhân bao gồm phần lớn các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như tiêu dùng, tài chính, công nghệ thông tin, công nghiệp, bất động sản, vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khỏe, v.v.
Tư nhân hóa là việc chuyển doanh nghiệp trong khu vực công sang tư nhân
Tư nhân hóa các hoạt động cụ thể của chính phủ diễn ra theo một số cách, mặc dù nhìn chung, chính phủ sẽ chuyển quyền sở hữu cho khu vực tư nhân thông qua quy trình cổ phần hóa, đấu giá lần đầu cổ phần của nhà nước ra công chúng. Tư nhân hóa nói chung giúp chính phủ thu lại tiền vốn đã đầu tư, đồng thời tăng hiệu quả, năng suất khi chuyển giao cho khu vực tư nhân.
Tư nhân hóa doanh nghiệp
Tư nhân hóa doanh nghiệp cũng có thể chỉ quá trình chuyển đổi một công ty niêm yết đại chúng thành công ty tư nhân do một số ít cổ đông năm giữ nhằm quản lý hoạt động kinh doanh mà không chịu sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông hoặc các quy định đối với công ty niêm yết công khai. Nói đơn giản là công ty niêm yết sẽ hủy niêm yết, giảm số lượng cổ đông xuống dưới 100 cổ đông và trở thành công ty tư nhân.
Ngoài ra, tư nhân hóa doanh nghiệp đôi khi cũng có thể xảy ra trong trường hợp mua lại và sáp nhập (M&A) thông qua hoán đổi cổ phiếu, và công ty bị sáp nhập sẽ trở thành công ty tư nhân.
Nguyên nhân của việc tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước
Có rất nhiều lý do khác nhau khiến cho chính phủ đưa ra quyết định về việc chuyển giao quyền sở hữu, quản lý và kiểm soát cho các đơn vị tư nhân. Một số lý do như là:
- Cải thiện hiệu quả hoạt động, với đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn hơn
- Tăng tính cạnh tranh cho thị trường hoặc công ty được chuyển giao
- Tạo doanh thu tốt hơn
- Loại bỏ các tác động bên ngoài, như liên quan tới chính trị
- Đa dạng các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng
- Chuyển giao rủi ro
Tư nhân hóa ở Việt Nam
Tại Việt Nam, có tổng số 180 DNNN hoàn tất quá trình tư nhân hóa trong giai đoạn 2016 - 2020 và huy động được 36.5 nghìn tỷ đồng (tương đương 1.58 tỷ USD) cho ngân sách nhà nước. Tính tới thời điểm đó, quá trình tư nhân hóa vẫn đang chờ hoàn tất với 89 DNNN, trong đó có 13 doanh nghiệp ở Hà Nội và 38 doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tới nay, việc hoàn tất quá trình cổ phần hóa đã bị trì hoãn đáng kể do chịu tác động của đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, điểm tắc nghẽn then chốt trong quá trình cổ phần hóa được cho là quy trình định giá doanh nghiệp và quá trình phê duyệt phương án sử dụng đất, nhằm tránh gây thất thu cho ngân sách nhà nước sau khi tư nhân hóa.
Một ví dụ nổi bật về quá trình cổ phần hóa từ khu vực công sang tư nhân tiêu biểu tại Việt Nam là doanh nghiệp DIC Corp. DIC Corp được thành lập vào năm 1990, là DNNN trực thuộc Bộ Xây dựng, tập trung hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, phát triển đô thị và kinh doanh dịch vụ du lịch. Đến năm 2007, dưới dự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, DIC Corp được cổ phần hóa và chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE vào năm 2009 với mã cổ phiếu là DIG, trong đó cổ đông nhà nước sở hữu 65.06% vốn điều lệ. Đến cuối năm 2017, Bộ Xây dựng thoái toàn bộ vốn tại công ty này, tương đương với 118.3 triệu cổ phần theo phương thức bán khớp lệnh trên sàn. Đầu năm 2018, DIC Corp tổ chức đại hội cổ đông bất thường và tuyên bố chính thức trở thành công ty tư nhân.
Ảnh hưởng của tư nhân hóa
Khi tư nhân hóa diễn ra, nền kinh tế sẽ chứng kiến những tác động đáng kể. Ngay sau khi các doanh nghiệp thuộc khu vực công được tư nhân hóa, họ sẽ được kiểm soát bởi một hệ thống quản lý năng động và có mục đích. Các công ty tư nhân cần tối ưu lợi nhuận để tồn tại và phát triển tại trên thị trường, không ngừng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tôt hơn nhằm đem lại sự hài lòng cho khach hàng, và từ đó sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn.
Ngoài ra, tư nhân hóa mang đến sự tự do cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức và vận hành các hoạt động kinh doanh của họ. Khi một công ty nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, việc đưa ra các quyết định, dù là tự nguyện hay không tự nguyện, đều bị tác động bởi các yếu tố chính trị, xã hội và kinh tế khác nhau. Ngược lại, khi các công ty thuộc sở hữu tư nhân, họ được lựa chọn hoạt động theo cách họ muốn trong các thị trường đa dạng hơn. Các doanh nghiệp này không bị hạn chế về việc sử dụng các nguồn lực mà thay vào đó, họ có cơ hội được tiếp cận với đa dạng các nguồn lực khác nhau để tạo ra kết quả tốt nhất.
Trên hết, khi các DNNN trở thành doanh nghiệp tư nhân, họ vẫn có quyền yêu cầu tài trợ từ các cơ quan công quyền. Đặc biệt, nếu các bên hợp tác với nhau trong một dự án, bên cạnh các khoản lợi nhuận, một công ty tư nhân sẽ giúp chính phủ giảm bớt áp lực trong việc gánh chịu phần rủi ro của dự án.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác liên quan đến tư nhân hóa bao gồm:
- Công nhân viên chức: thường có thể phản đối việc tư nhân hóa. Một cách chính mà các doanh nghiệp tư nhân có thể cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn chính là cắt giảm nhân sự, nhất là bộ phận có kỹ năng nghề thấp. Khi các doanh nghiệp tư nhân tiếp quản, họ thường muốn sa thải, cắt giảm nhân sự hoặc giảm lương và phúc lợi.
- Sự thiếu minh bạch: Nhà nước có thể tránh được việc này khi tư nhân hóa các công ty bằng cách đưa ra một số quy định về việc báo cáo hoạt động kinh doanh, hoặc quy định có một lãnh đạo công chức trong hội đồng quản trị của công ty nhằm giám sát hoạt động.
- Quyền sở hữu: Các vấn đề về quyền sở hữu có thể phát sinh khi quyết định tư nhân hóa một tài sản hay công ty. Trong trường hợp tài sản hay công ty mà có sự đóng góp từ nhiều bên trong khu vực công sẽ làm phát sinh tình thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong cách phân chia số tiền thu được khi tư nhân hóa, hay thoái vốn, công ty đó.
Các cổ đông công ty đại chúng/niêm yết có nhận được gì nếu một công ty chuyển sang tư nhân?
Câu trả lời là có. Trước tiên, các cổ đông phải đồng ý từ bỏ quyền sở hữu đối với công ty để đổi lấy một số tiền. Nếu được chấp thuận, tất cả các cổ đông sẽ nhận được một số tiền nhất định trên mỗi cổ phiếu, số tiền này thường cao hơn giá thị trường của cổ phiếu. Sau đó, họ không còn là cổ đông và cổ phiếu của công ty sẽ bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch.
Tóm tắt:
- Tư nhân hóa là quá trình chuyển hóa hoạt động hoặc tài sản của một doanh nghiệp từ sở hữu chính phủ sang sở hữu tư nhân. Nó cũng mô tả quá trình một công ty chuyển đổi từ công khai niêm yết thành công ty tư nhân (phải hủy niêm yết).
- Tư nhân hóa doanh nghiệp cho phép một công ty được hoạt động tự do hơn, hiệu quả hơn với bộ máy quản lý có chuyên môn cao và không chịu sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông.

Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia
Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.



Bài viết liên quan
Báo cáo phân tích lần đầu MWG
06/03/25
Báo cáo phân tích lần đầu VCI
28/02/25
Báo cáo phân tích lần đầu NLG
18/02/25
Xe điện - Xu hướng tất yếu và hành trình tăng trưởng
22/01/25
Sáng tạo nội dung cần thiết cho doanh nghiệp của bạn
18/01/25
Xu hướng ngành dược phẩm Việt Nam 2025-2030
16/01/25
Báo cáo phân tích lần đầu SSI
09/01/25
Visa và Mastercard: Thế lực thanh toán toàn cầu
08/01/25
Sáng tạo nội dung cần thiết cho doanh nghiệp của bạn
18/01/25
Phát triển bền vững trong Thị trường sữa Việt Nam
03/09/24
Vinamilk - Phát triển bền vững, tăng giá trị dài hạn
28/08/24
Hành trình của Starbucks từ Seattle đến Việt Nam
24/08/24
Giữ chân nhân tài và tại sao điều đó quan trọng?
25/06/24
Antitakeover - Biện pháp chống thâu tóm thù địch
15/02/24
Đạt doanh thu mục tiêu nhờ mô hình nhượng quyền
12/02/24
Chiến dịch CSR trong phát triển bền vững
03/02/24