Tititada Academy Logo
Tìm kiếm

Vì sao các quan hệ đồng sáng lập thất bại?

Nội dung

    Thế nhưng, những lợi thế đó cũng có khả năng là nhược điểm của doanh nghiệp. Thống kê cho rằng có tới 70% quan hệ đồng sáng lập đem lại thất bại cho đến kết quả cuối cùng.

    Vì thế, mỗi sự lựa chọn trong kinh doanh, bạn nên xem xét kỹ lưỡng hơn một số lý do phổ biến nhất khiến quan hệ đồng sáng lập thất bại từ đó , bạn có thể rút ra những kinh nghiệm và đưa ra giải pháp phù hợp để đưa quan hệ cộng sự của bạn không còn rơi vào tình trạng thất bại và đi đến thành công dễ dàng hơn.

    Sự kết hợp giữa các mối quan hệ cá nhân trong việc kinh doanh

    Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ sự đóng góp giữa hai vợ chồng hay là gia đình hoặc các quan hệ đối tác giữa bạn bè với nhau. Việc chia sẻ ý tưởng kinh doanh của mình cho người mà bạn biết rõ và tin tưởng mang lại sự hấp dẫn và mong muốn người bạn của bạn đồng hành chung với mình. Tuy nhiên , tiền có thể thay đổi tất cả.

    Bất kỳ quan hệ công sự hay đồng sáng lập thành công nào cũng phải dựa trên sức mạnh bổ sung, tài năng, tính cách và kinh nghiệm của các đối tác tiềm năng. Người thân hoặc bạn bè cần đóng góp nhiều hơn cho mối quan hệ đồng sáng lập tiềm năng hơn là chỉ mối quan hệ cá nhân của họ với bạn.

    Nếu biết kết hợp đúng cách, quan hệ đồng sáng lập với gia đình hoặc bạn bè có thể bổ ích và mang lại lợi nhuận và tạo dựng mối quan hệ thân thiết, nhưng quan hệ đối tác không thành công có thể khiến gia đình tan vỡ hoặc tình bạn sẽ bị phá vỡ vĩnh viễn.

    Cam kết không bình đẳng giữa các cộng sự

    Để bắt đầu một công việc kinh doanh đòi hỏi bạn phải có một cam kết tài chính rất lớn. Là một chủ sở hữu duy nhất, một mình bạn phải chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thế nhưng trong quan hệ đồng sáng lập, bạn phụ thuộc vào sự đóng góp của các công sự khác và nếu họ không thể hoặc không muốn thực hiện không muốn hy sinh cùng một mức độ cá nhân hoặc tài chính, điều đó có thể dẫn đến sự bất đồng quan điểm và gây ra xung đột trong kinh doanh.

    Trong kinh doanh, từ khoá “sweat equity” - là một lợi ích phi tiền tệ mà các bên liên quan của công ty cống hiến thời gian và sức lực, chứ không phải là đóng góp bằng tiền, mang lại lợi ích cho công ty.

    Một quan hệ đồng sáng lập dựa trên một đối tác đóng góp tài chính lớn hơn và (những) đối tác khác hứa hẹn sẽ tạo ra sự khác biệt về “sweat equity” nghe có vẻ hợp lý về mặt lý thuyết, nhưng “sweat equity” rất khó định lượng và mô tả trong một thỏa thuận hợp tác . Nếu “sweat equity” đã hứa không được thực hiện, mối quan hệ đối tác sẽ dẫn đến thảm họa.

    Một thành viên của công ty hợp danh có thể khó tập trung hoàn toàn vào công việc kinh doanh khi họ có các cam kết khác, chẳng hạn như gia đình hoặc công việc.

    Việc đóng góp không đồng đều giữa các công sự, các nhà đồng sáng lập có thể không gây ra vấn đề gì nếu được hiểu trước và được nêu rõ đầy đủ trong thỏa thuận hợp tác. Còn nếu không, nó có khả năng dẫn đến xung đột giữa các đối tác.

    Thiếu tính thành công

    Xây dựng một doanh nghiệp cần sự kiên nhẫn và kiên trì. Để xây dựng một doanh nghiệp thành công, chủ sở hữu phải sẵn sàng cam kết lâu dài.

    Thiếu kinh nghiệm kinh doanh và/hoặc các giai đoạn doanh thu sụt giảm có thể gây tổn hại tâm lý cho các đối tác kinh doanh và cuối cùng dẫn đến xung đột, đặc biệt nếu công việc kinh doanh trở nên cạn kiệt tài chính cá nhân của những người liên quan. Nếu công việc kinh doanh không suôn sẻ, mối quan hệ đối tác nên có một cái gì đó để tạo động lực mới và đánh giá các rào cản đối với thành công.

    Không có sự chắc chắn nào về thành công trong kinh doanh và lợi thế, kinh nghiệm của cá nhà đồng sáng lập không thể vượt qua sự thiếu chuẩn bị hoặc ý tưởng kinh doanh không khả thi. Lập kế hoạch kinh doanh kỹ lưỡng trước và sau khi khởi nghiệp, bao gồm nghiên cứu về thị trường mục tiêu, dòng tiền thực tế và dự báo doanh thu, đồng thời có đủ vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu khi cần là tất cả các yêu cầu để bất kỳ doanh nghiệp nào phát triển thịnh vượng trong dài hạn.

    Giá trị khác nhau

    Nhiều quan hệ công sự, đồng sáng lập không thành công vì các đối tác không truyền đạt rõ mục tiêu của họ. Khi công việc kinh doanh phát triển, sự khác biệt có thể trở thành một nguồn xung đột ngày càng tăng.

    Trước khi bước vào một mối quan hệ kinh doanh, các đối tác tiềm năng nên gặp gỡ và nêu rõ:

    - Lý do mà họ muốn trở thành doanh nhân

    - Tầm nhìn của họ đối với công ty là gì

    - Mục tiêu dài hạn của họ

    Đảm bảo rằng bạn và (những) đối tác của bạn nhận thức được thực tế của việc sở hữu và điều hành một doanh nghiệp. Các đối tác tiềm năng cần phải thực tế về triển vọng kinh doanh và tiết chế kỳ vọng của họ cho phù hợp để tránh sự thất vọng có thể xảy ra.

    Các đối tác tiềm năng có thể không đồng ý về tầm nhìn của họ đối với công ty và có quan niệm hoàn toàn khác về mục tiêu dài hạn của tổ chức. Ví dụ: một đối tác có thể xem doanh nghiệp chỉ là một cách thay thế để kiếm sống và không có mong muốn mở rộng trong tương lai, trong khi một đối tác khác có thể có kế hoạch mở rộng đầy tham vọng cho doanh nghiệp, bao gồm có nhiều nhân viên, mở văn phòng vệ tinh và đưa công ty ra công chúng.

    Để tránh xung đột lâu dài giữa các đối tác, tầm nhìn của công ty nên được thống nhất và mô tả trước trong tuyên bố về tầm nhìn và các phần của kế hoạch kinh doanh nên được sử dụng để chính thức hóa các mục tiêu dài hạn của tổ chức.

    Xung đột tính cách

    Chia sẻ rủi ro tài chính và có bộ kỹ năng bổ sung là một số lợi thế lớn của quan hệ đồng sáng lập. Nếu bạn không thể hòa thuận với người đồng sáng lập của mình, công việc kinh doanh có thể gặp rắc rối.

    Những bất đồng giữa các nhà đồng sáng lập là điều có thể xảy ra, nhưng tính cách tương phản mạnh mẽ có thể khuếch đại sự khác biệt về quan điểm kinh doanh và dẫn đến bất đồng và gây ra xung đột mối quan hệ tác.

    Khi đánh giá một đối tác tiềm năng, hãy đánh giá tính cách của họ bằng cách xem xét những điều sau:

    - Họ có phải là người chấp nhận rủi ro không?

    - Họ có động lực cao không?

    - Họ sẽ xử lý những tình huống khó khăn như đối phó với nhân viên, khách hàng và nhà cung cấp có vấn đề như thế nào?

    - Kỳ vọng của họ đối với quan hệ đối tác và doanh nghiệp là gì?

    - Họ có đủ kiên nhẫn và bền bỉ để bắt đầu và phát triển doanh nghiệp không?

    Hãy nhớ rằng sự khác biệt về tính cách cũng có thể là một lợi ích chứ không phải là trở ngại, miễn là bạn tôn trọng đối tác, coi trọng ý kiến của họ và có tầm nhìn chung cho doanh nghiệp.

    Thất bại trong niềm tin

    Mối quan hệ trung thực và cởi mở giữa các đối tác là nền tảng của bất kỳ quan hệ đồng sáng lập thành công nào, vì vậy không có gì phá vỡ mối quan hệ đối tác nhanh hơn là sự thiếu tin tưởng. Do trách nhiệm chung vốn có trong quan hệ đồng sáng lập, các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp hoặc phi đạo đức của một đối tác sẽ khiến tất cả các thành viên khác của quan hệ đối tác gặp rủi ro.

    Mặc dù bạn không bao giờ có thể dự đoán chắc chắn rằng (những) đối tác của mình sẽ luôn hành xử theo cách có đạo đức, nhưng bạn có thể giảm thiểu khả năng này bằng cách nghiên cứu trước lịch sử và danh tiếng của họ. Tìm ra:

    - Liệu họ đã có những doanh nghiệp khác trong quá khứ hay chưa và nếu có thì họ được các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên trong quá khứ đánh giá như thế nào

    - Danh tiếng của họ trong cộng đồng

    - Bất kỳ khó khăn pháp lý nào trước đây

    - Quá trình làm việc của họ

    - Nếu họ đã từng phá sản, bị xếp hạng tín dụng kém hoặc gặp khó khăn với cơ quan thuế

    - Nếu họ sẵn sàng đồng ý với một thỏa thuận hợp tác bằng văn bản phác thảo tất cả các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp

    - Nói chung, nếu ai đó có lịch sử ổn định và hành vi đạo đức, họ có thể sẽ là một đối tác kinh doanh đáng tin cậy hơn.

    Tóm tắt:

    - Quan hệ đồng sáng lập mang lại lợi thế cho một cá nhân kinh doanh hay một tập thể. Thế những nó cũng gây ra những bất lợi trong kinh doanh từ những ưu điểm đó.

    - Quan hệ đồng sáng lập với mối quan hệ thân thiết sẽ mang lại lợi nhuận và tạo dựng mối quan hệ thân thiết khi thành công nhưng nếu ngược lại có thể khiến gia đình tan vỡ hoặc tình bạn sẽ bị phá vỡ vĩnh viễn.

    - Để bắt đầu một công việc kinh doanh đòi hỏi bạn phải có một cam kết tài chính và cá nhân rất lớn. Một thành viên của công ty hợp danh có thể khó tập trung hoàn toàn vào công việc kinh doanh khi họ có các cam kết khác, chẳng hạn như gia đình hoặc công việc.

    - Ngoài ra, thiếu tính thành công , giá trị khác nhau , bất đồng quan điểm cũng là lý do khiến quan hệ đồng sáng lập trở nên thất bại.

    - Hãy xem xét kỹ lưỡng các đối tác tiềm năng cũng như các thoả thuận toàn diện hợp đồng để có được mối quan hệ đồng sáng lập thành công và lâu dài.


    Tuyên bố miễn trừ trách nhiệmTuyên bố miễn trừ trách nhiệm

    Bài viết này được cung cấp nhằm mục đích thông tin và tham khảo chung. Mặc dù đã cố gắng đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin và dữ liệu được trình bày, Tititada không chịu trách nhiệm pháp lý về bất kỳ sai sót hoặc thiếu sót nào có thể xảy ra. Bài viết không nhằm mục đích cung cấp lời khuyên tài chính, pháp lý, hoặc bất kỳ loại lời khuyên chuyên môn nào khác. Nếu bạn cần lời khuyên cụ thể, bạn nên tìm đến một chuyên gia hoặc cố vấn đáng tin cậy.

    Tititada - Đầu tư chứng khoán cùng chuyên gia

    Đầu tư chứng khoán với số tiền bất kỳ, với trải nghiệm đơn giản, dễ dàng, dành riêng cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

    Tích lũy

    Lãi suất hấp dẫn lên đến 6.6%

    Tìm hiểu thêm
    Tích lũy

    Cố vấn Robo AI

    Xây dựng danh mục đầu tư cá nhân hóa

    Tìm hiểu thêm
    Cố vấn Robo AI

    Đầu tư chứng khoán

    Với số tiền bất kỳ

    Tìm hiểu thêm
    Đầu tư chứng khoán